Giáo sư, Phó giáo sư: Cái danh nghe đủ thấy “ham”

Giáo sư, Phó giáo sư: Cái danh nghe đủ thấy “ham”

Dương Thị Thu
Thứ 3, 06/03/2018 | 19:09
0
Vì ham, mà người ta cố gắng bằng mọi cách để được phong hàm, để thụ hưởng đủ đặc quyền, đặc lợi từ danh xưng Giáo sư (GS), Phó giáo sư (PGS). Đi đến đâu, gặp ai cũng được giới thiệu là GS, PGS, vị thế được nâng lên, tầm ở mức cao hơn, được trọng vọng hơn, không ham sao được.

Thay vì vui mừng với lượng "nhân tài" cao ở mức kỷ lục thì số lượng 1.226 ứng viên đạt tiêu chuẩn chức danh GS, PGS được công nhận năm 2017 mà bộ GD&ĐT vừa công bố lại khiến nhiều người bất ngờ. Lạ thật, đáng lý ra càng nhiều người tài, sự vui mừng càng phải cao. Đằng này là ngược lại, người ta chép miệng, hoài nghi và lộ diện 97 hồ sơ ứng viên phải rà soát lại vì có phản ánh và hồ sơ cần xác minh thêm.

Có ý kiến cho rằng, nên nhìn nhận cởi mở hơn về vấn đề phong hàm PGS, GS và so sánh với một số nền giáo dục trên thế giới, đặc biệt là ở Úc. Nhưng dường như mọi người đang quên mất rằng, ở Việt Nam không giống như ở Úc. Nếu như nền giáo dục ở Úc, việc bổ nhiệm PGS, GS là thẩm quyền của các trường đại học, thì ở Việt Nam, việc phong hàm PGS, GS lại phải theo những tiêu chí, quy trình và được quy định rất chặt chẽ trong các văn bản quy phạm pháp luật.

Giáo sư, Phó giáo sư: Cái danh nghe đủ thấy “ham”

Nhiều hồ sơ ứng viên Giáo sư, Phó giáo sư được đề nghị rà soát lại. Ảnh minh họa.

Chỉ cần được là PGS, hay lên đến GS, thì theo quy định, người đó sẽ được hưởng ngay một khoản phụ cấp chức danh được trích ra từ tiền ngân sách Nhà nước. Nhiều đơn vị sẽ coi chức danh PGS, GS này như một tiêu chuẩn đặc biệt để đề bạt, bổ nhiệm cán bộ, cất nhắc trong bầu cử, hay bổ nhiệm các chức vụ lãnh đạo, quản lý.

Lại nhớ, nhiều người còn khai vào lý lịch những tấm bằng Thạc sĩ, Tiến sĩ nước ngoài mà chưa được công nhận ở Việt Nam chỉ với mục đích làm đẹp hồ sơ. Tâm lý “sính ngoại” lan vào trong câu chuyện bổ nhiệm, đề bạt làm cho cuộc chạy đua với bằng cấp ngày càng gay cấn hơn và nhiều mưu mẹo hơn. Người ta sẽ tìm mọi cách, kể cả dùng tiền bạc, thật nhiều tiền để cố đạt bằng được cái chức danh theo đúng nghĩa là “mua quan, bán chức”. Bởi bổng lộc từ chức danh đạt được to lớn lắm, “cả họ được nhờ” cơ mà.

Được biết ở nước Úc, chức danh PGS, GS không có quyền lợi vật chất gì, ngoài việc tạo điều kiện để làm việc, hoặc hợp thức hoá với một chức vụ quản lý tương xứng. Còn ở Việt Nam, GS, PGS được kéo dài thời gian công tác, được tăng lương, được trọng dụng ngay cả khi đã về hưu, được... oai hơn vì ở tầm cao hơn.

Nhưng thiết nghĩ, vì háo danh mà tìm mọi cách để mua bán những chức danh, thì thật đáng xấu hổ lắm. Vinh dự và tự hào là những gì mình cố gắng mà có được, vì tài năng chứ không phải vì những thứ vay mượn.

Công luận đã lên tiếng và Thủ tướng đã chỉ đạo, chắc chắn sẽ có những xử lý nghiêm minh nếu như có sai phạm đối với 97 hồ sơ phong hàm PGS, GS như bộ GD&ĐT đã công bố. Háo danh, bất tài thì chẳng bao giờ có một chỗ đứng trong lòng người, cho dù cái ghế của người đó có sang trọng và cao quý đến đâu.

Rõ ràng, thói háo danh, để mua quan bán chức cần loại bỏ ra khỏi đời sống xã hội. Ham lắm, nhưng chỉ là hữu danh vô thực, hổ thẹn biết nhường nào.

* Bài viết thể hiện quan điểm riêng của tác giả.

Rà soát chức danh Giáo sư, Phó Giáo sư : Bộ trưởng gửi công văn xin lùi thời hạn

Thứ 4, 21/02/2018 | 15:00
Với lý do thời gian yêu cầu rà soát việc bổ nhiệm chức danh Giáo sư, Phó Giáo sư trùng với dịp nghỉ Tết Nguyên đán nên Bộ trưởng bộ GD&ĐT Phùng Xuân Nhạ đã xin Thủ tướng Chính phủ lùi thời gian báo cáo tới ngày 28/2/2018.

Rà soát, bảo đảm chất lượng bổ nhiệm chức danh giáo sư, phó giáo sư

Thứ 6, 09/02/2018 | 09:23
Văn phòng Chính phủ vừa có văn bản truyền đạt ý kiến chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ về việc bổ nhiệm chức danh giáo sư, phó giáo sư.
Cùng tác giả

ĐBQH Vũ Thị Lưu Mai: Đầu tư công hiếm nơi nào như Việt Nam

Thứ 2, 29/10/2018 | 09:44
Đề cập đến vấn đề đầu tư công dàn trải thời gian qua, ĐBQH Vũ Thị Lưu Mai (TP.Hà Nội) cho rằng, từ “đầu tư dàn trải” trở nên quen thuộc.

Tín dụng đen tạo ra “chị Dậu thời đại mới”

Thứ 6, 26/10/2018 | 15:27
Thảo luận về kinh tế - xã hội, nhiều đại biểu bày tỏ lo ngại, băn khoăn về tình trạng tín dụng đen hoành hành gây bức xúc trong dư luận, ảnh hưởng đến đời sống của người dân.

"Chúng ta không được phép quên những hy sinh của thế hệ cha anh"

Thứ 6, 27/07/2018 | 08:30
Trong 71 năm qua, với đạo lý “uống nước nhớ nguồn”, Đảng, Nhà nước và nhân dân ta luôn luôn quan tâm chăm lo công tác thương binh, liệt sĩ và người có công với cách mạng.

"35 cảnh sát cơ động được tổ chức ôn thi rất kỹ"

Thứ 6, 20/07/2018 | 06:00
PV báo Người Đưa Tin có cuộc phỏng vấn Thiếu tướng Lê Vân, Cục trưởng cục An ninh chính trị nội bộ A83, (bộ Công an) về những bất thường trong điểm thi THPT Quốc gia 2018 tại Lạng Sơn, nơi có 35 cảnh sát cơ động dự thi.

Nguyên ĐBQH Phạm Thị Mỹ Lệ đột ngột qua đời

Thứ 4, 04/07/2018 | 11:26
Bà Phạm Thị Mỹ Lệ, đoàn ĐBQH tỉnh Bình Phước khóa XIII đột ngột qua đời sau khi đến một cơ sở làm đẹp trên địa bàn.
Cùng chuyên mục

Vinh của Vinh

Thứ 4, 31/01/2024 | 07:00
Có thể hơi chơi chữ chút, nhưng nó là như thế này, tôi muốn nói về cuốn “Vinh phố của tôi” của Phạm Thùy Vinh.

Trước tiền…

Thứ 2, 09/10/2023 | 07:00
Từ năm 1998, pháp lệnh chống tham nhũng đã được ban hành, và về danh nghĩa nó phải được thực hiện nghiêm túc từ hồi ấy.

Chơi mạng xã hội

Thứ 2, 25/09/2023 | 07:00
Vụ án bà Phương Hằng vừa chấm dứt với bà, còn một số người liên quan vẫn đang... chờ.

Quân hồi vô phèng

Thứ 4, 20/09/2023 | 07:37
Thú thực, cho đến bây giờ tôi vẫn không rõ lắm cái câu mà ngày xưa tôi thấy mẹ tôi hay dùng để mắng chúng tôi khi chúng tôi làm gì đấy mà cụ cho rằng vô tổ chức, vô kỷ luật, trên dưới lộn tùng phèo...

Lại nói về văn học trong nhà trường phổ thông

Thứ 7, 09/09/2023 | 07:07
Văn chương khi được đưa vào nhà trường phổ thông, buộc phải qua một quá trình lựa chọn vô cùng khắt khe...
     
Nổi bật trong ngày

Đọc sách nhiều – Tốt hay không tốt?...

Thứ 5, 18/04/2024 | 09:36
Khi nói đến việc đọc sách, rất nhiều người trong chúng ta tỏ ra e dè, thậm chí có người còn cười mỉa về hoạt động đó. Tại sao lại có một thực trạng như vậy? Liệu chúng ta có phải là những người không coi trọng tri thức? Tại sao nhiều người vẫn nghĩ, rằng những ai đọc sách nhiều thường dễ “đi trên mây”?...

Thành cổ tháng Tư này

Thứ 6, 19/04/2024 | 07:00
Giữa tháng Tư, chúng tôi ra viếng thành cổ và thăm một số di tích lịch sử của tỉnh Quảng Trị.