Giáo viên chấm thi môn Văn: “Bàn tay của Chúa

Giáo viên chấm thi môn Văn: “Bàn tay của Chúa"

Thứ 6, 28/12/2012 | 00:03
0
Với nghi án "nới lỏng chấm thi", Bộ Giáo dục & Đào tạo đã quyết định không chấm thẩm định bài thi tốt nghiệp ở Đồng bằng sông Cửu Long để tránh tạo tâm lý hoang mang với học sinh. Nhiều người lại ví giáo viên chấm thi môn Văn như “bàn tay của Chúa”.

Giáo viên chấm thi môn văn ở ĐBSCL: “Bàn tay của Chúa”

Theo lãnh đạo Bộ GD&ĐT, việc xử lý sai phạm cần phải có quy trình và có nhiều mức độ và đối tượng sai phạm khác nhau. Chẳng hạn như, có những người đứng ra tổ chức cho việc thảo luận, có những người tham gia thảo luận, có những người hướng dẫn…

Sự việc này được nhiều người cho rằng, không bao giờ Bộ GD - ĐT sẽ thực hiện việc chấm lại, vì kết quả đã được công nhận thì không thể thay đổi, cũng như trong bóng đá Thierry, Maradona nổi danh với 'Bàn tay của Chúa' khi dùng tay chơi bóng, cả thế giới ai cũng biết nhưng có thay đổi được kết quả đâu, tỷ số của trận đấu đã được họ định đoạt.

Các Hội đồng chấm thi đã đưa ra văn bản thỏa thuận hướng dẫn chấm thi các môn tự luận với yêu cầu chuẩn thấp hơn hướng dẫn chung của bộ là "bàn tay của Chúa" (Ảnh: minh họa)

Ở đây khi giáo viên đã chấm bài, mặc dù đó là sự kết hợp, thỏa thuận với nhau hay không, có cố tình cho điểm cao thì kết quả cũng đã được công nhận. Ai cũng biết, trong đó có Bộ GD&ĐT biết là việc làm trên trái với quy chế thi, vượt mặt được ông trọng tài lờ đi rồi thì không thể làm gì khác ngoài việc công nhận khi kết quả.

Theo báo cáo, Bộ GD & ĐT xác định ở 11 tỉnh tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long (gồm An Giang, Bạc Liêu, Cà Mau, Cần Thơ, Đồng Tháp, Hậu Giang, Long An, Kiên Giang, Sóc Trăng, Trà Vinh, Vĩnh Long), lãnh đạo các Hội đồng chấm thi đã đưa ra văn bản thỏa thuận hướng dẫn chấm thi các môn tự luận với yêu cầu chuẩn thấp hơn hướng dẫn chung của Bộ. Văn bản này đã được lưu hành, sử dụng ở một số Hội đồng chấm thi trong vùng. Việc làm này là trái với Quy chế thi, không đúng tinh thần chỉ đạo của Bộ GD&ĐT, gây ra lo lắng đối với học sinh, phụ huynh và những bức xúc trong xã hội.

Bộ cũng kết luận việc làm của các tỉnh trên là trái với quy chế của bộ nhưng vẫn công nhận kết quả theo cân nhắc của bộ.

Có người lại nói :”Nếu như kết quả đỗ tốt nghiệp là 1% thì chắc là bộ đang chỉ đạo rao riết chấm lại để kíu vãn kết quả đáng buồn của nền giáo dục, nhưng với kết quả trên, tỷ lệ đỗ cao chót vót thì chấm lại làm gì cho mệt”.

Biết vi phạm vẫn công nhận kết quả

Thứ trưởng Bộ GD-ĐT Nguyễn Vinh Hiển cho biết: "Bộ GD-ĐT sẽ không chấm lại và chấp nhận kết quả sơ bộ mà các địa phương đã duyệt, đồng thời cũng tạm thời công nhận tốt nghiệp cho những em đủ điều kiện".

Cũng theo thứ trưởng Bộ GD-ĐT Nguyễn Vinh Hiển, "việc sai phạm của 11 tỉnh đã được làm sáng tỏ. Sắp tới Bộ sẽ phối hợp với UBND các địa phương này để xem xét xử lý, tuy nhiên cần có thời gian và quy trình".

Trả lời câu hỏi, sau khi xem xét và xác minh, Bộ đã có kết luận vụ việc này như thế nào, ông Hiển nói: Bộ GD-ĐT vẫn khẳng định chỉ có duy nhất một hướng dẫn chấm thi. Theo quy chế, khi thảo luận về hướng dẫn chấm có vấn đề gì băn khoăn hay thắc mắc thì cần phải hỏi lại Bộ chứ không được tự mình "sáng chế". Như chúng ta đã biết, năm nay Bộ điều chỉnh lại hướng dẫn chấm môn Văn cũng xuất phát từ việc các địa phương phản ánh lại những điểm chưa hợp lý.

"Xin nhấn mạnh rằng, quyền điều chỉnh hướng dẫn chấm thi là của Bộ chứ không phải là Sở GD-ĐT hay Hội đồng chấm thi", thứ trưởng Hiển cho hay.

Trong báo cáo về thi tốt nghiệp năm 2011, sau khi cân nhắc tất cả các khía cạnh của vấn đề, Bộ GD&ĐT đã quyết định công nhận kết quả chấm thi và xét công nhận tốt nghiệp của 11 sở GDĐT vùng ĐBSCL. Đồng thời, Bộ GD&ĐT đã có công văn gửi chủ tịch UBND tỉnh, thành phố trong vùng đề nghị chỉ đạo tổ chức kiểm điểm, xử lý các tập thể, cá nhân có sai phạm theo quy định của Quy chế thi.

Phan Chính