Giữa lúc Triều Tiên căng như dây đàn, Ngoại trưởng Mỹ vắng bóng bất thường

Giữa lúc Triều Tiên căng như dây đàn, Ngoại trưởng Mỹ vắng bóng bất thường

Trương Mạnh Kiên
Thứ 5, 07/09/2017 | 21:00
0
Ông Rex Tillerson vắng bóng một cách khó hiểu. Đại sứ Nikki Haley thay mặt phát biểu về Triều Tiên. Sự bất thường này đang khiến chính trường nước Mỹ xôn xao.

"Biến mất" kỳ lạ

Chính quyền của Tổng thống Donald Trump đang đưa ra những tuyên bố dữ dội sau vụ Triều Tiên thử hạt nhân lần thứ 6.

Tổng thống Donald Trump dọa sẽ cắt đứt quan hệ với bất kỳ quốc gia nào vẫn giao dịch thương mại với Bình Nhưỡng.

Đại sứ Mỹ tại Liên Hợp Quốc Nikki Haley cáo buộc Triều Tiên đang muốn khơi mào chiến tranh. Bộ trưởng Quốc phòng James Mattis thậm chí còn đanh thép hơn khi cảnh báo Mỹ có nhiều phương án “hủy diệt toàn bộ” quốc gia Đông Bắc Á.

Nhưng điều khiến giới quan sát chú ý đó là cuộc khẩu chiến ồn ào này thiếu vắng tiếng nói của một người rất đặt biệt: Nhà ngoại giao hàng đầu của Mỹ - Rex Tillerson.

Tiêu điểm - Giữa lúc Triều Tiên căng như dây đàn, Ngoại trưởng Mỹ vắng bóng bất thường

Ngoại trưởng Rex Tillerson trầm lặng bất thường.

Bộ Ngoại giao Mỹ cho biết, Ngoại trưởng Rex Tillerson đã đến Texas cuối tuần qua trong lúc cơn bão Harvey đang hoành hành.

Phát ngôn viên bộ Ngoại giao Heather Nauert khẳng định, ông đã có cuộc họp từ xa với Hội đồng An ninh Quốc gia và đưa ra lời kêu gọi tăng cường hoạt động với các đối tác trong khu vực.

Tuy nhiên, tất cả chỉ dừng lại ở đó. Người ta không nghe thấy bất cứ lời nhận xét nào, hoặc thậm chí một lời tuyên bố về sự việc Triều Tiên thử nghiệm vũ khí hạt nhân gây chấn động hồi cuối tuần.

Đáng ngạc nhiên hơn, nhân vật thay thế làm tất cả các công việc của nói trên lại chính là Nikki Haley, Đại sứ Mỹ ở Liên Hợp Quốc, người đưa ra những tuyên bố chính thức về Triều Tiên, mà theo đó Washington sẽ thực hiện “tất cả các giải pháp ngoại giao trước khi quá muộn”.

Không chỉ có vậy, bà Haley tiếp tục là nhân vật nhận trọng trách phát biểu về chính sách của Mỹ đối với Iran.

Trong một bài phát biểu trước viện Doanh nghiệp Mỹ ở Washington hôm 4/9, bà đã trình bày rất chi tiết về lập trường của Nhà Trắng về thỏa thuận hạt nhân đối với Iran và cho rằng đây là cơ sở để Tổng thống tuyên bố thỏa thuận này không vì lợi ích của nước Mỹ.

Ngược lại, những báo cáo trước đó lưu ý về việc ông Tillerson và Tổng thống Trump đã mâu thuẫn gay gắt trong mùa hè năm nay về thỏa thuận của Iran, theo Foreign Policy.

Mất vị thế?

Tiêu điểm - Giữa lúc Triều Tiên căng như dây đàn, Ngoại trưởng Mỹ vắng bóng bất thường (Hình 2).

Đại sứ Mỹ tại Liên Hợp Quốc Nikki Haley đang thể hiện là tiếng nói đối ngoại chính.

Việc đẩy mạnh vai trò của bà Haley trong giải quyết các vấn đề đối ngoại, trong đó có Iran và Triều Tiên, dấy lên những thắc mắc về tầm ảnh hưởng và tương lai chính trị của Ngoại trưởng Mỹ đương nhiệm.

Ông Tillerson rất ít xuất hiện trước công chúng, thậm chí trong bối cảnh căng thẳng với Triều Tiên, không một ai nhìn thấy ông ở đâu. Ngược lại bà Haley lại là người lấp đầy khoảng trống.

“Thật kỳ quặc khi Ngoại trưởng không có bất cứ tuyên bố công khai nào về các sự kiện mới nhất”, Michael Fuchs, cựu Phó Trợ lý Ngoại trưởng đặc trách Đông Á và các vấn đề Thái Bình Dương dưới thời Barack Obama bình luận.

Ngay cả trong cuộc họp khẩn cấp có sự tham gia của toàn bộ đội ngũ cố vấn an ninh quốc gia cấp cao, bao gồm Bộ trưởng Quốc phòng James Mattis, Tướng Joseph Dunford, Tổng tham mưu trưởng Liên quân Mỹ gần đây, cũng không có hình ảnh camera nào trong buổi họp báo sau đó cho thấy có sự xuất hiện của ông Tillerson.

Sự vắng mặt kỳ lạ của ông Tillerson trên mọi mặt trận càng củng cố thêm quan điểm của một số chuyên gia trước đó nhận định, Tổng thống Trump  đang trọng dụng lực lượng quân sự hơn là ngoại giao và chú ý đến lời khuyên của các tướng lĩnh về hưu.

Sự chậm trễ trong việc bổ nhiệm một loạt nhân sự ngoại giao cấp cao, trong đó có Đại sứ Hàn Quốc càng làm cho nhiều người tin rằng điều trên là sự thật.

“Vai trò thực tế của ngoại giao đối với tình hình Triều Tiên cho đến nay được thể hiện rất ít”, nhà nghiên cứu Mira Rapp-Hooper từ trung tâm An ninh mới của Mỹ phân tích.

Ông này cũng nhận định “sự im lặng” của Tillerson cũng là dấu hiệu cho thấy chính sách ngoại giao đối với Tổng thống Trump không quan trọng, thay vào đó, giải pháp quân sự sẽ là ưu tiên.

Chăm chỉ trong hậu trường

Tuy nhiên, một phát ngôn viên bộ Ngoại giao, khẳng định ông Tillerson thực tế đã làm việc rất chăm chỉ đằng sau hậu trường.

Tiêu điểm - Giữa lúc Triều Tiên căng như dây đàn, Ngoại trưởng Mỹ vắng bóng bất thường (Hình 3).

Tổng thống Trump được cho là trọng dụng lời khuyên từ các tướng lĩnh quân đội hơn là ngoại giao.

Theo đó, trong buổi sáng ngày Triều Tiên thử hạt nhân lần 6, Ngoại trưởng Mỹ đã nói chuyện với người đồng cấp Nhật Bản Taro Kono, Ngoại trưởng Hàn Quốc Kang Kyung-wha, Ủy viên Quốc vụ viện Trung Quốc Dương Khiết Trì và Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov.

Người này khẳng định, ông Tillerson vẫn tham gia vào tất cả các vấn đề liên quan đến các hoạt động gây mất ổn định của Triều Tiên.

Dẫu vậy, hình ảnh mờ nhạt của cựu Giám đốc điều hành ExxonMobil đang khiến tin đồn về việc ông rời bỏ chức vụ ngày càng trở nên xôn xao hơn.

Một quan chức Chính phủ Mỹ nói với Foreign Policy rằng, đã có thông tin từ tuần trước khẳng định bà Haley sẽ thay thế ông Tillerson.

Giống như mọi khi, bộ Ngoại giao từ chối bình luận về những tin đồn nói người đứng đầu cơ quan này sẽ rũ áo ra đi.

Không giống như nhiều người tiền nhiệm, Tillerson là nhân vật luôn tránh né ánh đèn sân khấu. Các cuộc phỏng vấn hay phát biểu của ông trước công chúng được thực hiện rất ít và khiến nhiều người phàn nàn.

Tầm ảnh hưởng của ông cũng giảm sút sau những bất đồng với Tổng thống Trump về Hiệp ước chống biến đổi khí hậu Paris, cũng như các lựa chọn nhân sự trong bộ Ngoại giao.

Sự vắng mặt của ông Tillerson trong những ngày căng thẳng với Triều Tiên gần đây đang khiến cho nhiều người tin rằng, những tin đồn có thể sớm thành sự thật.

Tính toán chiến lược của Nga khi dấn sâu vào cuộc khủng hoảng Triều Tiên

Thứ 5, 07/09/2017 | 15:02
Trước sự yếu thế trông thấy của Mỹ ở bán đảo Triều Tiên, Tổng thống Putin đang thể hiện rằng, chính Nga mới là nước sẽ đóng vai trò lớn trong việc xoa dịu khủng hoảng nơi đây.
Cùng tác giả

Các nước trên thế giới áp dụng EPR ra sao?

Chủ nhật, 26/09/2021 | 06:00
Trách nhiệm mở rộng của nhà sản xuất (EPR) được áp dụng thành công từ cuối những năm 1980 tại các quốc gia như Nhật Bản, Hàn Quốc, Pháp, Đức...

Vì sao các thương hiệu lớn đổ xô đi sản xuất... tiếng cười?

Thứ 3, 29/06/2021 | 16:22
Hài độc thoại trở thành phương thức quảng cáo mới để các công ty như JD.com, Meituan, Alibaba thu hút người tiêu dùng thế hệ Z.

Vụ chặn tàu khu trục: "Gậy nhỏ" của Anh khó đấu "chiến ý lớn" của Nga?

Chủ nhật, 27/06/2021 | 10:00
Hành động mạo hiểm của tàu HMS Defender với Nga được cho là đã có tính toán từ trước, nhưng cách tiếp cận của Anh bị coi là “miệng to nhưng gậy nhỏ”.

Thả bom chặn tàu khu trục: Nga "rắn" là có ý đồ, Anh hành động kỳ lạ?

Thứ 7, 26/06/2021 | 10:00
Nga đã hành động "rắn" hơn mức cần thiết khi tuyên bố thả bom chặn tàu khu trục Anh nhưng hành trình "nhạy cảm" của tàu HMS Defender cũng được cho là mạo hiểm.

Xe ô tô điện Mitsubishi giá chỉ 400 triệu đồng sắp đổ bộ thị trường Đông Nam Á

Thứ 6, 25/06/2021 | 16:39
Dựa vào những chính sách trợ giá và tối ưu chi phí sản xuất, Mitsubishi sẽ ra mắt mẫu xe điện cỡ nhỏ có giá khoảng 18.000 USD ở Đông Nam Á vào năm 2023.
Cùng chuyên mục

Hàng nghìn người thiệt mạng vì mưa lũ, Pakistan cầu cứu thế giới

Chủ nhật, 28/08/2022 | 17:28
Lũ quét do mưa gió mùa lớn gây ra trên phần lớn Pakistan đã khiến hàng nghìn người thiệt mạng, khoảng 1500 người bị thương và phải di dời.

Tình báo Anh: Nga sắp “mất nhuệ khí”, Ukraine sẽ "lật ngược tình thế"?

Thứ 6, 22/07/2022 | 19:00
Lãnh đạo Tình báo Anh nhận định, Nga sẽ ngày càng gặp khó khăn trong việc bổ sung nhân lực vài tuần tới và điều đó sẽ tạo cơ hội cho người Ukraine phản công.

Mục tiêu của Nga không dừng lại ở miền Đông Ukraine?

Thứ 5, 21/07/2022 | 15:47
Giới chức Nga tuyên bố, các mục tiêu quân sự của Nga ở Ukraine hiện đã vượt ra ngoài khu vực Donbass ở miền Đông và xác nhận các cuộc đàm phán đã đóng băng.

Ukraine tuyên bố quyết tâm “phải thắng Nga trước mùa Đông”

Thứ 4, 20/07/2022 | 16:00
Giới chức Ukraine mới đây tuyên bố, nước này phải thắng Nga trước mùa Đông để ngăn Moscow giành được lợi thế lâu dài.

Nga - Ukraine “đấu khẩu” căng thẳng, hòa đàm liệu có “chết yểu”?

Thứ 3, 19/07/2022 | 19:00
Giới chức Nga-Ukraine liên tục cáo buộc lẫn nhau gây cản trở cho cuộc đàm phán hòa bình nhằm tìm kiếm giải pháp chấm dứt xung đột, trong bối cảnh chiến sự vẫn chưa c
     
Nổi bật trong ngày

Ở khu vực “Chìa khóa”: Ukraine kháng cự mạnh mẽ, Nga dùng chiến thuật chậm mà chắc

Thứ 3, 23/04/2024 | 10:45
Rabotino và phía tây bắc Verbovoy được coi là “chìa khóa” để kiểm soát vùng Zaporozhye quan trọng. Vì vị trí chiến lược mà giao tranh vẫn sẽ tiếp tục căng thẳng.

Lực lượng Israel trở lại khu vực phía Đông Khan Younis

Thứ 3, 23/04/2024 | 09:59
Người dân địa phương cho biết, trong ngày thứ Hai, lực lượng Israel đã trở lại khu vực phía Đông thành phố Khan Younis trong một cuộc đột kích bất ngờ.

Quốc gia vùng Baltic Litva khởi động cuộc tập trận quy mô lớn nhất

Thứ 3, 23/04/2024 | 10:36
Cuộc tập trận sẽ huấn luyện cho tất cả các thành phần của Các Lực lượng Vũ trang Litva.

Bloomberg: Đức thúc giục Mỹ cấp thêm tổ hợp Patriot cho Ukraine

Thứ 3, 23/04/2024 | 15:16
Đức cam kết sẽ gửi khẩu đội Patriot thứ 3 tới Ukraine và 6 khẩu đội nữa sẽ sớm được các quốc gia thành viên EU khác chuyển giao.

Viện trợ cho Ukraine: Mỹ có thể tạo nên thay đổi nào?

Thứ 3, 23/04/2024 | 09:45
Các nhà phân tích quân sự Ukraine và châu Âu cho biết, lượng vũ khí này sẽ tăng cơ hội cho Kyiv có thể ngăn cản Nga khỏi đột phá tại miền Đông.