GS Trần Đình Sử giải mã chủ nghĩa kỳ thị dân tộc ở Trung Quốc

GS Trần Đình Sử giải mã chủ nghĩa kỳ thị dân tộc ở Trung Quốc

Thứ 6, 26/04/2013 | 20:07
0
Đằng sau các từ ngữ hoa mỹ như “hữu hảo”…tiềm ẩn quan niệm phân biệt chủng tộc thâm căn cố đế của không ít người Trung Quốc. Không phải người Trung Quốc nào cũng thế.

Tôi đã từng sống ở Trung Quốc nhiều năm, sau này cũng có nhiều lần sang Trung Quốc và thường xuyên đọc sách báo của họ, học tập họ. Tôi thấy họ là một dân tộc văn minh, sáng tạo, khách khí, giữ lễ nghĩa, thích làm “hảo hán”. Nhiều bạn Trung Quốc mà tôi gần gụi có tình cảm rất tốt đẹp, nhường cơm sẻ áo. Nhưng không ít cá nhân của họ nhiều khi phụ thuộc vào quan điểm của nhà nước, cho nên thái độ của họ có thể thay đối 180 độ, khó lường trước được.

Trước các tham vọng của Trung Quốc đối với chủ quyền biển đảo của ta, ta cần biết hiện nay trong thâm tâm họ nghĩ gì về người Việt và các dân tộc xung quanh trong bối cảnh thông tin bị nhiễu để khỏi bị ngộ nhận.

Từ những năm 1990 khi tôi sang Trung Quốc sưu tầm tư liệu để viết các sách giáo khoa trung học Việt Nam, tôi có được một cuốn sách Ngữ văn lớp sáu, trong đó có bài Việt Nam tiểu bá, dạy cho học sinh lớp sáu của họ nào là Việt Nam có tham vọng lãnh thổ, xưa đã từng thôn tính Chân Lạp và nay có tham vọng thành lập liên bang Đông Dương, nào là xưng hùng xưng bá đối với các nước Đông Nam Á. Một bài tập đọc ngắn nhưng đã xuyên tạc Việt Nam và có ý dạy cho thế hệ trẻ Trung Quốc thái độ bài Việt.

Tiêu điểm - GS Trần Đình Sử giải mã chủ nghĩa kỳ thị dân tộc ở Trung Quốc

Gần đây vào mạng, tôi thấy người Trung Quốc rất tự hào với quan điểm sặc mùi tự kỉ trung tâm luận và kì thị chủng tộc cổ lỗ sĩ là phân biệt “Hoa Di”(Hoa Di chi biện), trong đó Trung Quốc được xem là trung tâm của thiên hạ, các dân tộc xung quanh bị miệt thị là “tứ di”. Tứ Di ấy gồm: Đông Di là Nhật Bản, Triều Tiên, Di châu; Bắc Địch gồm Hung Nô, Tiên Tỳ, Khiết Đan, Mông Cổ; Nam Man là An Nam; Tây Nhung là các tộc người phía Tây Hoa Hạ. Một quan điểm từ thời cổ đại mà theo nhãn quan văn hóa hiện đại, theo hiến chương Liên hiệp quốc thì đã phải vứt vào sọt rác từ lâu rồi, thế mà nhiều người đang ra sức làm sống dậy.

Trong sách Thượng Thư (trong thiên Đại Vũ mô) cho biết, thời vua Vũ trị thủy, người Hoa đã gọi các tộc xung quanh là “tứ di”, tứ Di là các dân tộc man di, mọi rợ, ở xung quanh Hoa Hạ, không có văn hóa. Sách Lễ kí thiên Vương chế nói rõ hơn: “Đông gọi là Di, Tây gọi là Nhung, Nam gọi là Man, Bắc gọi là Địch.” Tể tương Tề Hoàn Công là Quản Trọng chủ trương “Tôn Hoa Nhương Di” nghĩa là đề cao Hoa Hạ và bài xích các Di, được Khổng Tử khen ngợi hết lời (Luận ngữ, Hiến vấn). Khổng Tử viết Xuân Thu đại nghĩa nhấn mạnh sự phân biệt Hoa Di. Từ Kinh học của Đổng Trọng Thư đến Lí học của Chu Hi đều kế tục sự phân biệt đó. Đến đời Đường, Hàn Dũ trong thiên Nguyên nhân (Tìm bản chất con người) có viết : “Con người là người chủ của các loài vật và tứ Di”. Như vậy đối với Hàn Dũ, một bậc đại gia văn hóa Trung Quốc đáng kính, quan niệm của ông về con người sặc mùi đại Hán: Chỉ người Hoa mới là người, các dân tộc xung quanh chỉ được coi như con vật, đồ vật. Đời Tống Trình Di viết : “Lễ mà mất đi thì thành Di Địch, mà mất nữa thì thành cầm thú".

”Đời Minh Lữ Lưu Lương viết sách nói: “Sự phân biệt Hoa Di không giống như phân biệt quân thần, bởi vì quan hệ người Hoa đối với người Di giống như quan hệ con người đối với cầm thú, đồ vật, đó mới là ý nghĩa quan trọng nhất.” Các tư tưởng ấy làm chạm nọc vua nhà Thanh, bởi tộc của họ là người Mãn Châu, vốn bị người Hoa gọi một cách khinh thị là Di Địch. Vua Ung Chính đã dõng dạc bác bỏ như sau: “Kể từ khi Trung Hoa nhất thống, không thể tỏa ra xa rộng, có người không theo văn hóa Trung Quốc bèn mắng họ là Di Địch. Như bản triều ta là Mãn Châu, Mãn Châu là tịch quán của Trung Quốc, theo đó thì Thuấn là người Đông Di, Văn Vương là người Tây Di, điều đó có tổn hại gì cho thánh đức đâu?”. Ung Chính đã xóa bỏ phân biệt Hoa Di và gọi các vị tổ của Trung Quốc là Di Địch mà người Trung Quốc ai dám hé răng?

Tiêu điểm - GS Trần Đình Sử giải mã chủ nghĩa kỳ thị dân tộc ở Trung Quốc (Hình 2).

“Tôn Hoa nhương Di” là tư tưởng lấy lễ nghi văn hóa Trung Quốc làm tiêu chuẩn phân biệt Trung Quốc với tộc người không phải Trung Quốc, đồng thời do tư tưởng độc tôn dân tộc mình, họ khinh bỉ các dân tộc khác do không có văn hóa lễ nghi của họ. Đó cũng là nền tảng để người Trung Quốc xâm lược các nước xung quanh, hủy diệt văn hóa của họ, mà tiêu biểu là lối cướp bóc hủy diệt các thành quả và di vật văn hóa Đai Việt của Vua nhà Minh.

Đó là sản phẩm tư tưởng lạc hậu của người Trung Quốc vào thời họ chưa có quan niệm về thế giới, chưa có khái niệm nhân loại, chưa hiểu về cộng đồng các dân tộc trên thế giới, chưa biết đến sự đa dạng văn hóa của các tộc người trong nhân loại. Dân tộc không có văn hóa Trung Quốc không có nghĩa là không có văn hóa. Văn hóa riêng của họ cũng có giá trị bình đẳng.

Điều quái gở là hôm nay không ít người Trung Quốc hết sức khoái thú với sự phân biệt Hoa Di đó. Họ chủ trương cần phát huy sự phân biệt kia để phát triển văn hóa Trung Hoa. Các từ điển mở Wikipedia, các trang khác như Hỗ Động, Bách Khoa, Đậu bạn, Bách độ…đều có mục “Phân biệt Hoa Di”, trong đó biện hộ tư tưởng đó không phải là kì thị chủng tộc, mà chỉ là lấy tiêu chí văn hóa phát triển cao để phân biệt các dân tộc mà thôi.

Tất cả các nhà khoa học của Trung Quốc tham gia các trang ấy, buồn thay, không ai thấy rằng văn hóa các dân tộc đều độc đáo, mà độc đáo thì không so hơn thua được, đều bình đẳng, thì việc lấy văn hóa của mình làm tiêu chí để đánh gía các dân tộc khác thấp hơn là không có cơ sở. Áo mũ, lễ nghĩa chưa phải là thước đo văn minh. Trong thực tế lịch sử Trung Hoa, ngược lại, ta thấy có sự thật là người Trung Hoa có nhiều khi không phân biệt được Hoa Di như họ tưởng.

Chẳng phải trong lịch sử Trung Quốc đời nhà Đường người Hoa rất say mê văn hóa của người Hồ (Bắc Địch), từ hồ cầm, hồ cà (nhạc cụ), hồ địch (sáo), hồ nhạc, hồ vũ, hồ phục (trang phục), hồ mã (ngựa hồ), hồ phạn (ẩm thực người hồ) , …đều là các thứ được người Hoa, kể cả vua chúa, quyền quý yêu chuộng tiếp nhận đó sao? Vua Hán Linh đế cũng say mê văn hóa người Hồ, đâu có phân biệt Hoa Di? Đến thời Nguyên người Hoa bị người Mông Cổ là Bắc Địch thống trị mấy trăm năm, tự biến thành Bắc Địch, đâu còn Hoa nữa.

Họ không thấy đến thời Mãn Thanh, cả dân tộc Hoa đều phải cạo đầu, dóc tóc như người Mãn, ăn vận theo trang phục người Mãn, đâu còn trang phục Trung Hoa, cả một dân tộc có văn hóa riêng, thoắt cái biến thành Di tất cả trong mấy trăm năm trời thì còn phân biệt Hoa Di mà làm gì? Các biển hiệu treo trong Cố cung trên ghi chữ Mãn, dưới ghi chữ Hán thì đâu có phân biệt Hoa Di? Cả Cố cung cũng có trí tuệ của kiến trúc sư Đại Việt., làm sao phân biệt Hoa Di? Thời cận đại cả dân tộc Trung Hoa lại sang học Đông Di tức là nước Nhật Bản, đất nước đi tiên phong trong việc học tập văn hóa phương Tây để phát triển thành một cường quốc châu Á.

Muốn tiếp thu phương Tây thì trước hết phải dịch từ ngữ, mà lúc đầu người Trung Quốc dịch đều thất bại, hầu hết các từ thông dung hiện đại của tiếng Hán đều vay mượn từ dịch của Nhật Bản cả. Trong tiếng Hán hiện đâu có thấy phân biệt Hoa Di? Lúc này Trung Quốc biến thành Di rồi, mà Nhật Bản là Nhật Bản. Đến thời Ngũ Tứ năm 1919, người Trung Quốc đã giác ngộ, tự thấy mình là Di trong mắt người phương Tây, Nhật Bản. Hình tượng AQ chính là hình tượng người Di trong con mắt người hiện đại. Họ nêu khẩu hiệu “đạp đổ cửa hàng họ Khổng” tức là tinh hoa văn hóa của Hoa Hạ, để hoàn toàn Âu hóa.

Đến thời Mao họ lại vứt Khổng đi, tôn sùng Mác - Lê, một thứ Tây Di hiện đại. Phải nói ngay rằng, chính sự giao lưu, cộng sinh văn hóa giữa các dân tộc đó đã tạo thành bản sắc văn hóa Trung Hoa phong phú. Còn ngày nay thì đất nước Trung Quốc tràn ngập mọi thứ văn minh phương Tây, làm gì có Hoa Di chi biệt nữa? Nếu chỉ phân biệt Hoa Di theo các tư tưởng cổ lỗ ngày xưa thì nay đâu có văn hóa Trung Quốc hiện đại? Thế mà họ vẫn đề xướng “Hoa Di chi biệt” thì thật quái gở. Chẳng lẽ họ không biết phân biệt Hoa Di là tự tách mình ra khỏi nhân loại, khỏi thế giới, khỏi luật pháp quốc tế? Chẳng lẽ họ không biết như thế là chông lại sự bình đẳng về văn hóa của các dân tộc? Hay là sự phân biệt Hoa Di là ngọn cờ dân tộc chủ nghĩa được ai đó lợi dụng phất lên nhằm làm lu mờ khát vọng dân chủ và yêu cầu tôn trọng quyền con người trong nước họ?

Họ đã từng nhục nhã khi thấy Vườn hoa Hoàng Phố thuộc tô giới Anh ở thành phố Thượng Hải có treo tấm bảng đề tám chữ “Người Hoa và chó không được ra vào”(Hoa nhân dữ khuyển bất đắc xuất nhập), thế mà bây giờ họ quên ráo. Họ lại tự hào truyền thống ông cha xưa, coi phân biệt Hoa Di là tư tưởng cốt lõi để tôn vinh dân tộc Hoa và hạ nhục dân tộc khác. Mới đây một cửa hàng ăn nhanh ở Bắc Kinh treo biển “Không tiếp người Nhật Bản, Philippines , Việt Nam và chó”, một hành động bắt chước cái vô văn hóa của bọn thực dân thuần túy.

Chính người Hoa cũng nhiều người hiểu rằng, người Anh khi treo cái biển cấm chó và người Hoa kia là có lý của họ. Vườn hoa thuộc tô giới, là nhượng địa, người Trung Quốc không có quyền vào, tuy nhiên nhiều người không biết cứ vào cho nên đề cấm. Lại nữa, người Hoa vào, theo thói quen, nhổ bậy, tiểu bậy, ị bậy làm ô uế, nên phải cấm. Chó Trung Quốc là thứ chó nuôi thả rông, chúng cũng vô đái bậy, ị bậy, không như chó cảnh của mấy ông Tây bà đầm.

Còn cái biển đề của nhà hàng kia không có ý nghĩa gì ngoài cái nghĩa kì thị dân tộc. Nhà hàng là nơi chào đón người tứ xứ, nhất là khách du lịch, việc gì mà cấm người này, người nọ. Trên thực tế tôi cũng không thấy họ cấm chó, bởi trong cửa hàng Trung Quốc, người ta nuôi chó để làm vệ sinh. Như thế càng rõ họ chỉ có ý làm nhục các nước tranh chấp lãnh thổ của họ. Vấn đề lãnh thổ là chuyện khác, chuyện pháp lí, không phải chyên yêu ghét. Thế mà người Trung Quốc cứ ra vào nhà hàng như không, hình như không thấy ai phản ứng sự kì thị chủng tộc công khai thách thức đó. Cũng có thể có người không tán thành, mà không dám nói, sợ đám kì thị kia làm khó, cho nên ngậm miệng. Đó là sự trỗi dậy, hiện nguyên hình khía cạnh văn hóa thấp kém của Trung Hoa hàng nghìn năm nay, tự lột cái mặt nạ tư tưởng kì thị dân tộc trước mắt nhân dân thế giới.

Tóm lại phân biệt Hoa Di là sản phẩm của thời Trung Quốc còn lạc hậu, và trong suốt lịch sử Trung Quốc tự bản thân họ cũng đã nhiều lần hòa trộn với Di, thậm chí biến thành Di trong mắt các nền văn minh khác. Không hề có Hoa Di chi biệt như họ ảo tưởng.

Chúng tôi yêu quý, trân trọng văn hóa sâu rộng, phong phú của người Trung Hoa, sự giao lưu văn hóa của hai dân tộc Hoa - Việt đã làm cho văn hóa Việt Nam được phát triển. Nhưng các biểu hiện gần đây ở Trung Quốc cho thấy chủ nghĩa kì thị dân tộc đang trỗi dậy hết sức mạnh mẽ, và cũng hết sức nguy hiểm. Nó đầu độc tâm hồn cả một dân tộc vĩ đại. Một dân tộc vĩ đại mà bị đầu độc thì còn gì nguy hiểm hơn? Chủ nghĩa phát xít cũng chỉ vì kì thị dân tộc mà trở thành kẻ thù của nhân loại. Trung Quốc bây giờ bề ngoài mạnh mẽ, phồn vinh, nhưng bên trong tâm thức vẫn luôn còn ý đồ bành trướng cực kì nguy hiểm. Xin đừng quên cảnh giác.

Theo GS Trần Đình Sử (Văn Hóa Nghệ An)

Dân mạng Trung Quốc: Treo biển là sỉ nhục, mất mặt!

Thứ 5, 28/02/2013 | 15:19
Sự kiện nhà hàng Bắc Kinh treo biển “Không phục vụ người Nhật, người Philippines, người Việt Nam và chó” trước cửa đã gây gây tranh cãi lớn trong dư luận Trung Quốc hai ngày qua.

Nhà hàng Trung Quốc gỡ tấm biển miệt thị người Việt

Thứ 6, 01/03/2013 | 08:12
Chủ cửa hàng Bắc Kinh đang gây làn sóng phẫn nộ quốc tế hôm nay đã quyết định tháo tấm biển sặc mùi kỳ thị, tuy nhiên vẫn khăng khăng không chịu mở lời xin lỗi.

Ngư dân 'tố' tàu Trung Quốc với Chủ tịch nước

Thứ 2, 15/04/2013 | 08:14
Trong buổi nói chuyện với ngư dân Tam Quang (Núi Thành, Quảng Nam) ngày 14-4, trả lời câu hỏi của Chủ tịch nước Trương Tấn Sang: “Bây giờ đánh bắt gặp khó khăn gì không?”, ngư dân thẳng thắn: “Bây chừ Trung Quốc đuổi quá”.
Cùng chuyên mục

Hàng nghìn người thiệt mạng vì mưa lũ, Pakistan cầu cứu thế giới

Chủ nhật, 28/08/2022 | 17:28
Lũ quét do mưa gió mùa lớn gây ra trên phần lớn Pakistan đã khiến hàng nghìn người thiệt mạng, khoảng 1500 người bị thương và phải di dời.

Tình báo Anh: Nga sắp “mất nhuệ khí”, Ukraine sẽ "lật ngược tình thế"?

Thứ 6, 22/07/2022 | 19:00
Lãnh đạo Tình báo Anh nhận định, Nga sẽ ngày càng gặp khó khăn trong việc bổ sung nhân lực vài tuần tới và điều đó sẽ tạo cơ hội cho người Ukraine phản công.

Mục tiêu của Nga không dừng lại ở miền Đông Ukraine?

Thứ 5, 21/07/2022 | 15:47
Giới chức Nga tuyên bố, các mục tiêu quân sự của Nga ở Ukraine hiện đã vượt ra ngoài khu vực Donbass ở miền Đông và xác nhận các cuộc đàm phán đã đóng băng.

Ukraine tuyên bố quyết tâm “phải thắng Nga trước mùa Đông”

Thứ 4, 20/07/2022 | 16:00
Giới chức Ukraine mới đây tuyên bố, nước này phải thắng Nga trước mùa Đông để ngăn Moscow giành được lợi thế lâu dài.

Nga - Ukraine “đấu khẩu” căng thẳng, hòa đàm liệu có “chết yểu”?

Thứ 3, 19/07/2022 | 19:00
Giới chức Nga-Ukraine liên tục cáo buộc lẫn nhau gây cản trở cho cuộc đàm phán hòa bình nhằm tìm kiếm giải pháp chấm dứt xung đột, trong bối cảnh chiến sự vẫn chưa c
     
Nổi bật trong ngày

Nga đánh chặn chính xác, 6 tên lửa triệu đô của Ukraine bị nổ tung ngay trên bầu trời

Thứ 5, 18/04/2024 | 13:55
Lực lượng Vũ trang Ukraine đã triển khai cuộc tấn công trên không quy mô lớn nhưng hệ thống phòng không của Nga đã hoạt động hiệu quả.

Nga không kích sân bay chiến lược của Ukraine

Thứ 6, 19/04/2024 | 09:55
Đêm 18/4, Nga thực hiện làn sóng tấn công mới nhằm vào các cơ sở quân sự và năng lượng của Ukraine ở khu vực Kharkov và Kiev.

Đồng Nai: Long trọng tổ chức Lễ giỗ tổ Hùng Vương

Thứ 5, 18/04/2024 | 16:06
Sáng 18/4 (mùng 10/3 Âm lịch), tại Đền thờ Quốc Tổ Hùng Vương (P.Bình Đa, Tp.Biên Hòa), UBND Tp.Biên Hòa long trọng tổ chức Lễ giỗ Tổ Hùng Vương năm 2024.

Tại mặt trận Zaporozhye, Nga - Ukraine giao tranh dữ dội, vũ khí tầm xa được tích cực sử dụng

Thứ 6, 19/04/2024 | 13:55
Giao tranh trên hướng Zaporozhye đang diễn ra dữ dội. Cả 2 bên đều tăng cường sử dụng vũ khí tầm xa.

Đằng sau việc dòng xe Lada huyền thoại của Nga trở lại thị trường Iran

Thứ 6, 19/04/2024 | 06:00
Cuộc xung đột ở Ukraine đã thúc đẩy hàng trăm công ty nước ngoài rời bỏ Nga nhưng không có lĩnh vực nào của “xứ sở Bạch dương” bị ảnh hưởng nặng nề hơn xe hơi.