Hà Nội làm đường 3,5 tỷ đồng/m bỏ ngoài tai đề xuất của chuyên gia

Hà Nội làm đường 3,5 tỷ đồng/m bỏ ngoài tai đề xuất của chuyên gia

Thứ 2, 01/01/2018 | 20:27
5
Dù đã có đề xuất từ cách đây gần 20 năm để hạn chế tiền đầu tư của Nhà nước nhưng phương án đó lại không được chọn. Để rồi tới đây, Hà Nội lại tiếp tục có con đường lập kỷ lục về mức đền bù và xây dựng.
Xã hội - Hà Nội làm đường 3,5 tỷ đồng/m bỏ ngoài tai đề xuất của chuyên gia

Đường Hoàng Cầu-Voi Phục dài 2,2 km có mức chi phí 1 tỷ/m.

Đoạn đường Hoàng Cầu-Voi Phục dài 2,2 km thuộc Vành đai 1 có tổng mức đầu tư dự kiến gần 8.000 tỷ đồng (tương đương 3,5 tỷ đồng/m), là đoạn đường đắt nhất Thủ đô từ trước đến nay.

Con đường Kim Liên-Ô Chợ Dừa cũng có giá 1tỷ/m. Bởi lẽ, Nhà nước dùng tiền ngân sách giải phóng mặt bằng rồi bỏ tiền ra làm đường. Trong khi đó, những nhà ở phía sau, bỗng một ngày đất tăng phi mã và hưởng lợi.

Trước đó, khi trao đổi với báo Người Đưa Tin, TS. Phạm Sỹ Liêm cho rằng, nên phát triển hạ tầng và đất đai cùng một thời điểm. Nói về con đường Kim Liên-Ô Chợ Dừa, vị tiến sỹ cho hay: “Nhà nước bỏ tiền ra làm con đường đó, phải tốn khá nhiều kinh phí để giải phóng mặt bằng. Nhưng làm con đường đó thì ai hưởng lợi? Đâu phải chỉ có lợi ích cho việc đi lại mà đất đai ở hai bên đường tăng giá lên hàng chục lần. Chính quyền là đơn vị đầu tư nhưng chẳng được lợi gì.

Để tránh rơi vào tình trạng tương tự, khi làm con đường, chúng ta đồng thời phải giải phóng khoảng 50m hai bên đường”.

Trên tờ Tiền Phong, ông Nguyễn Đức Biền, nguyên Trưởng ban chỉ đạo giải phóng mặt bằng thành phố Hà Nội cho biết, thời điểm xây dựng tuyến đường Kim Liên - Ô Chợ Dừa, bản thân ông và nhiều cơ quan chức năng cũng đã nhìn thấy bất hợp lý này và đều thấy phải giải phóng mặt bằng rộng hơn để thu hồi thêm đất hai bên đường làm quỹ đất đấu giá bù vào chi phí xây dựng đường.

 “Bản thân người dân được tái định cư tại chỗ thì cũng vui vẻ hơn khi Nhà nước thu hồi đất. Những người có đất ở phía sau cũng không còn tình trạng “đổi đời” quá dễ dàng như hiện nay, bỗng nhiên nhà đất tăng giá gấp cả chục lần từ việc Nhà nước bỏ tiền ra đầu tư mở đường. Trong khi đó, ngân sách phải còng lưng để gánh khoản đầu tư bồi thường quá lớn. Tiềm năng từ đất đai, chênh lệch địa tô không được khai thác”, ông Biền nói.

Không chỉ có ông Biền mà ông Đào Văn Bầu, nguyên Phó Giám đốc sở Địa chính Nhà đất Hà Nội (nay là sở Tài nguyên Môi trường Hà Nội) vẫn đau đáu với đề xuất mở đường đi kèm với xây dựng tuyến phố suốt 18 năm qua.

Chính ông là người đề xuất thực hiện dự án mà sau này được gọi là “con đường đắt nhất hành tinh” Kim Liên - Ô Chợ Dừa.

Nếu thực hiện theo phương án đề xuất của ông thì khi mở đường sẽ thu hồi thêm hai bên đường mỗi bên 50m. Quỹ đất này chia làm hai phần bằng một tuyến đường nội bộ, một phần sát mặt đường lớn thì đấu giá xây dựng các công trình lớn, thiết kế đẹp và hiện đại. Phần còn lại sẽ dùng vào việc tái định cư cho chính những người trước đây ở mặt đường phải di dời dành đất xây đường. Như vậy sẽ bớt đi tình trạng bất công giữa người phải di dời và những người có nhà phía sau trong ngõ ngách bỗng dưng ngày đẹp trời lại ra mặt đường.

Đề xuất của ông đã được tập thể lãnh đạo Sở thông qua và thống nhất trình UBND thành phố năm 1999. Tuy nhiên,  ông Bầu cho biết: “Không ai phản bác tôi nhưng tờ trình bị lờ đi và cuối cùng cũng không ai trả lời cụ thể là vì sao!”.

 Dư luận đang đặt ra câu hỏi, ai là người được hưởng lợi từ suất đầu tư “lập kỷ lục thế giới” này và vì sao việc khai thác chênh lệch địa tô để bù đắp chi phí đầu tư dù đã được đề xuất nhưng vẫn không được chấp nhận?

Thành Huế (tổng hợp)

Để không còn đường 'đắt nhất hành tinh' phải chịu đau một lần

Thứ 5, 13/07/2017 | 14:39
Để không còn xuất hiện những con đường “đắt nhất hành tinh”, giới chuyên gia cho rằng phải chịu đau một lần làm quy hoạch một cách bài bản, có tầm nhìn.
Cùng tác giả

EVN tăng giá điện: "Cứ tăng vào lúc chuyển mùa rồi "đổ" cho thời tiết là hợp lý nhất"

Thứ 5, 30/05/2019 | 12:15
“Một số nước, nắng nóng thì họ giảm giá điện cho người dân mà chẳng thấy ai so sánh. Cứ rao giảng tăng giá điện thì các bên đều được lợi, nhưng người dân chưa thấy được lợi mà răng đã chẳng còn”, ĐBQH Nguyễn Sỹ Cương nêu quan điểm tại buổi thảo luận về Kinh tế xã hội và Ngân sách sáng nay 30/5.

Ông Triệu Tài Vinh rảo bước nhanh khi được hỏi về tiêu cực thi cử ở Hà Giang

Thứ 4, 29/05/2019 | 19:00
Bên hành lang Quốc hội ngày 29/5, khi phóng viên báo Người Đưa Tin đặt câu hỏi liên quan tới việc xử lý cán bộ sai phạm trong vụ gian lận thi cử ở Hà Giang, đại biểu Quốc hội Triệu Tài Vinh, Bí thư Tỉnh ủy Hà Giang nói: “Chờ”.

Giám đốc Công an Điện Biên: Chính mẹ nữ sinh giao gà làm chậm quá trình tìm ra con gái

Thứ 2, 27/05/2019 | 14:06
Không ai thuê đối tượng Bùi Văn Công giết nữ sinh Cao Mỹ D. bởi nhóm đối tượng đều thuộc cùng một đường dây. Ân oán của nhóm như thế nào dẫn tới việc nữ sinh xinh đẹp bị sát hại vẫn đang được làm sáng tỏ.

Tiết lộ mối quan hệ "đen tối" của mẹ nữ sinh giao gà với nhóm giết con mình

Thứ 2, 27/05/2019 | 11:41
Có nội tình “đen tối” nên khi khai báo về việc con gái mình bị bắt, bà Trần Thị Hiền (44 tuổi, trú huyện Điện Biên, tỉnh Điện Biên), mẹ nữ sinh Cao Thị Mỹ D. (SN 1997) bị sát hại đợt Tết vừa qua cũng không cung cấp những thông tin quan trọng.

Hàng vạn giáo viên mầm non đi “nâng chuẩn”, ai sẽ dạy học?

Thứ 3, 21/05/2019 | 19:11
Hàng vạn giáo viên mầm non sẽ phải đi học để nâng cao trình độ. Trong khi đó, lượng giáo viên đang rất thiếu. Các trường sẽ rơi vào tình trạng khan hiếm người dạy.