Hà Nội tăng phí vỉa hè, trông giữ xe: Ai hưởng lợi?

Hà Nội tăng phí vỉa hè, trông giữ xe: Ai hưởng lợi?

Nguyễn Hoàng Yến
Thứ 3, 12/12/2017 | 11:26
1
Hà Nội vừa quyết định sử dụng biện pháp kinh tế khi tăng gấp 3 lần phí sử dụng vỉa hè. Dư luận đồng tình song còn băn khoăn về việc phân chia lại “miếng bánh” màu mỡ này.

Niêm yết một đằng, thu một nẻo...

Trước giờ G tăng giá trông giữ xe trên vỉa hè Hà Nội (áp dụng từ 1/1/2018), PV báo Người đưa tin đã có mặt tại điểm trông giữ xe của viện Mắt TW (phố Bùi Thị Xuân, Hà Nội), một trong những điểm nóng về giá vé trông xe thời gian qua. Vé xe ghi giá niêm yết là 3.000 đồng nhưng thực tế nhân viên trông xe vẫn thu 10.000 đồng, khi PV thắc mắc thì hạ xuống 5.000 đồng kèm câu đá xéo: “Bây giờ làm gì còn chỗ nào 3.000?!”.

Tiêu dùng & Dư luận - Hà Nội tăng phí vỉa hè, trông giữ xe: Ai hưởng lợi?

Điểm trông xe trước cổng viện Mắt TW (ảnh: M.M)

Được biết, đây là một trong những điểm trông giữ xe thuộc quyền quản lý của công ty TNHH đầu tư phát triển Anh Duy (104 Bùi Thị Xuân, Hà Nội), công ty lớn nhất về dịch vụ trông giữ xe ở địa bàn quận Hai Bà Trưng với quy mô 18 điểm. Trước đó, nạn tăng giá quá mức của bãi xe này đã được PV phản ánh đến lãnh đạo công ty Anh Duy, vị đại diện cho biết sẽ kiểm tra và chấn chỉnh, song thực tế “nguyễn y vân”.

Buổi tối ở khu vực phố cổ Hà Nội, tình trạng trông giữ xe tự phát của các hộ gia đình diễn ra bát nháo. Khi gửi xe tại đầu phố Đinh Liệt (Hoàn Kiếm, Hà Nội) để vào phố cổ Tạ Hiện, Mã Mây, PV đã phải trả 20.000 đồng và nhận lại một miếng bìa ghi biển số hết sức sơ sài. Những ngày cuối tuần, khi nhiều tuyến phố cấm đường để phục vụ người đi bộ, tình trạng người dân lao ra đường chặn xe mời gửi xe ở khu vực này khiến cho diện mạo khu phố cổ trở nên lộn xộn và xấu xí.

Vấn đề vỉa hè Hà Nội bị lấn chiếm để kinh doanh, trông giữ xe quá giá, trông xe tự phát, nhập nhằng biển hiệu... đã làm đau đầu các cơ quan quản lý từ nhiều năm nay. Nhiều chương trình, kế hoạch, nhiều đợt ra quân đã được triển khai nhằm lập lại trật tự, song các biện pháp lâu nay chỉ như “bắt cóc bỏ đĩa” bởi cứ sau một thời gian là đâu lại vào đấy.

Còn nhớ, gần nhất là đợt ra quân rầm rộ đầu tháng 3/2017 nhằm giành lại vỉa hè nhưng đến nay nhiều tuyến phố trên địa bàn TP.Hà Nội đang bị lấn chiếm trở lại. Tình trạng vỉa hè trở thành nơi kinh doanh buôn bán còn lòng đường là chỗ đỗ xe xảy ra ở hầu khắp các địa bàn quận, huyện.

Trước đó, đầu năm 2016, UBND TP.Hà Nội cũng ký ban hành công văn yêu cầu UBND các quận, huyện, thị xã chủ động kiểm tra rà soát các điểm trông giữ xe, kiên quyết xử lý sai phạm, thu hồi giấy phép đối với tổ chức, cá nhân cố tình tái phạm và quy trách nhiệm cho người đứng đầu. Sau chỉ đạo đó, hàng loạt bãi trông giữ xe đã bị thanh lọc, nhiều công ty bị xử lý. Tuy nhiên, có thể khẳng định nạn trông xe trái phép, trông xe quá giá đến nay vẫn hết sức phổ biến.

Tiêu dùng & Dư luận - Hà Nội tăng phí vỉa hè, trông giữ xe: Ai hưởng lợi? (Hình 2).

Vỉa hè phố Cao Thắng (Hàng Mã, Hoàn Kiếm) bị lấn chiếm toàn bộ để kinh doanh. (ảnh: M.M)

Bởi vậy, việc HĐND TP.Hà Nội thông qua nghị quyết sửa đổi, bổ sung quy định thu phí sử dụng tạm thời lòng đường, vỉa hè trong thành phố được cho là chính sách có sự thay đổi mạnh mẽ. Theo đó, mức thu phí sử dụng diện tích trông giữ ô tô tăng thấp nhất là 50%, cao nhất 300%, với giá trị tương ứng từ 20.000-160.000 đồng/m2/tháng.

Mức phí sử dụng diện tích trông giữ xe đạp, xe máy tăng 80.000-90.000 đồng/m2/tháng. Mức phí này được áp dụng tùy theo khu vực, tuyến phố, cao nhất thuộc 12 tuyến phố khu bảo tồn cấp 1 đô thị lõi quận Hoàn Kiếm và giảm dần ra xa trung tâm.

“Chảy” vào túi ai?

Chia sẻ với PV báo Người đưa tin sau quyết định trên, giám đốc một công ty trông giữ xe ở quận Hai Bà Trưng cho biết: “Bây giờ thành phố tăng thì phải chịu thôi, công ty sẽ phải tăng phí của khách gửi. Trước đây một xe máy gửi ở bãi xe của chúng tôi chỉ mất 120.000 đồng/tháng thì bây giờ là 360.000 đồng/tháng. Còn giá trông xe theo lượt lâu nay đã cao hơn giá niêm yết rồi, bây giờ giá niêm yết tăng chắc chúng tôi cũng tăng theo”.

Theo thống kê, trên địa bàn các quận nội thành Hà Nội đang có trên 1.100 điểm trông giữ ô tô, xe máy, trong đó số điểm trông giữ có phép chỉ khoảng 500 điểm, còn lại đang hoạt động “chui”, thu phí vô tội vạ. Điều dễ hiểu là ngay cả công ty  hoạt động hợp pháp còn thả nổi giá không quản lý thì những điểm trông xe tự phát còn thổi giá ăn theo quy định mới như thế nào.

Trao đổi với PV báo Người đưa tin, chuyên gia giao thông – TS. Từ Sỹ Sùa (ĐH Giao thông Vận tải) nhận định, việc tăng giá là một trong những mục tiêu trong nhóm giải pháp nhằm giải quyết bài toán giao thông tĩnh của nội đô. “Việc tăng giá trông xe sẽ khiến người ta phải cân nhắc hơn, thay vì gửi từ sáng đến chiều thì gửi theo block 2 giờ một, khẩn trương hơn hối hả hơn và lâu dài có giá trị tích cực đối với giao thông tĩnh, buộc quy hoạch các bãi đỗ xe ngầm và quy củ” – ông Sùa nói.

Tiêu dùng & Dư luận - Hà Nội tăng phí vỉa hè, trông giữ xe: Ai hưởng lợi? (Hình 3).

TS. Từ Sỹ Sùa cho rằng, nếu không kiểm soát chặt chẽ thì phí trông xe sẽ chảy vào túi một nhóm nào đó.

Nói về khía cạnh kinh tế, TS. Sùa lo ngại: “Giá niêm yết như thế người ta đã tăng gấp 2-3 lần rồi, bây giờ lại tăng 3 lần thì người ta còn tăng bao nhiêu nữa? Tôi cũng quan tâm ai là người thụ hưởng phần phí đó. Tôi e ngại nếu không tính toán đầy đủ, kiểm soát minh bạch thì phần giá tăng đó Nhà nước sẽ không được gì cả mà rơi vào túi một nhóm nào đó”.

Chuyên gia giao thông, nguyên Thứ trưởng bộ GTVT Phạm Thế Minh chia sẻ: “Việc tăng giá sử dụng vỉa hè lòng đường với Hà Nội có nhiều mục đích cả kinh tế lẫn xã hội. Nó hạn chế việc đậu đỗ trong điều kiện giao thông tĩnh đang thiếu thốn mà xe cộ tăng. Thực ra nếu chỉ nhằm hạn chế phương tiện thì không đúng vì đầu xe của ta trên dân cư vẫn thấp. Nhưng thấy giá trông xe đắt thì anh phải tiết kiệm. Đi làm, họp hành mua sắm vẫn phải gửi nhưng nếu đỗ để uống cà phê thì nên nhanh chóng”.

Ông Phạm Thế Minh cũng cho rằng, muốn xây dựng đô thị thông minh thì giao thông phải thông minh, điểm đỗ bãi đỗ cũng phải thông minh. Định đến điểm nào thì biết quanh đó có bao nhiêu điểm đỗ, còn bao nhiêu chỗ, giá tiền lũy tiến bao nhiêu... “Nhiều lần đi lễ chùa Quán Sứ, tôi thấy lực lượng trật tự phường cũng ra quản lý việc trông giữ xe, tôi nghĩ phường cũng có khoản thu từ đó”, nguyên Thứ trưởng bộ GTVT nói và cho rằng cần công khai minh bạch các khoản thu này để đầu tư, sử dụng hợp lý.

Theo TS. Phạm Sỹ Liêm - Phó Chủ tịch Tổng hội Xây dựng Việt Nam, nguyên Thứ trưởng bộ Xây dựng), thời gian qua, vấn đề vỉa hè được nói đến nhiều nhưng nhiều người vẫn hiểu sai chức năng của nó. Ông Liêm nhận định, quan điểm vỉa hè của người đi bộ là chưa đầy đủ. Thực chất, vỉa hè không phải chỉ của người đi bộ mà còn là không gian đệm giữa ngôi nhà với đường phố và người thụ hưởng chính là chủ nhà. Ngoài ra, vỉa hè còn là không gian công cộng, là nơi ai cũng có thể đến, nơi chứa các hạ tầng của đô thị như: Cột điện, cây cối, rồi đường ống điện, nước, ống cống... Với chức năng này thì nó thuộc quyền quản lý của thành phố. "Chúng ta phải hiểu chức năng của vỉa hè để chức năng của ai cũng được thực hiện mà không ảnh hưởng đến chức năng khác", ông Liêm nói.

Giám đốc sở GTVT Hà Nội Vũ Văn Viện cho biết, đợt tăng giá lần 1 này nhằm tiệm cận giá trông giữ xe đang được thị trường chấp nhận. Cụ thể, giá trông xe máy theo quy định hiện là 3.000 đồng, nhưng thực tế người dân phải trả 5.000 đồng, ô tô 30.000 đồng/2 giờ, nhưng người dân phải trả 50.000 đồng. Như vậy, theo người đứng đầu ngành GTVT Thủ đô thì lâu nay giá trông giữ xe công cộng của Hà Nội đã lạc hậu và đây là cách để hợp thức hóa giá trông xe cao hơn giá niêm yết mà lâu nay thị trường đã chấp nhận.

 

 

Chủ tịch Hà Nội yêu cầu làm rõ trách nhiệm việc lát đá vỉa hè

Thứ 3, 28/11/2017 | 19:30
Chủ tịch UBND TP.Hà Nội Nguyễn Đức Chung yêu cầu kiểm tra, làm rõ trách nhiệm việc lát vỉa hè không bảo đảm chất lượng.

Hà Nội lên phương án tăng phí sử dụng lòng đường, vỉa hè gấp 3 lần

Thứ 6, 17/11/2017 | 08:47
UBND TP.Hà Nội vừa có văn bản đề xuất tăng phí sử dụng vỉa hè, lòng đường khi sử dụng làm bãi trông giữ xe. Theo đó, mức phí tăng lên gấp 3 lần so với hiện tại khiến nhiều người dân lo lắng.
Cùng tác giả

GS. Nguyễn Anh Trí: Paracetamol hay chanh, sả không chữa được Covid

Thứ 4, 28/07/2021 | 19:45
GS.BS - Thầy thuốc nhân dân Nguyễn Anh Trí đưa ra một số khuyến cáo trước trào lưu tự phòng chữa bệnh Covid-19 tại nhà của một bộ phận người dân hiện nay.

ĐBQH Phan Đức Hiếu: Giảm lãi suất cần đi kèm khả năng hấp thụ vốn của DN

Thứ 2, 26/07/2021 | 07:19
Vị ĐBQH đoàn Thái Bình chia sẻ thẳng thắn về một số giải pháp thiết thực nhưng cũng rất thị trường để tiếp sức cho doanh nghiệp đang gặp khó khăn vì Covid-19.

"Chống dịch phải chấp nhận hi sinh một vài chỉ tiêu kinh tế"

Chủ nhật, 25/07/2021 | 14:42
Chúng ta kỳ vọng "mục tiêu kép", nhưng chống dịch như chống giặc, đòi hỏi phải hi sinh, sẽ có lúc một số chỉ tiêu không đạt được , Chủ tịch hiệp hội DNNVV nói.

ĐBQH: “Mọi người nói vui, nhờ có đường sắt trên cao mà nắng có chỗ che, mưa có chỗ trú”

Thứ 7, 24/07/2021 | 19:13
Đại biểu Đặng Ngọc Huy (đoàn ĐBQH tỉnh Quảng Ngãi) phát biểu hài hước như vậy khi nói về thực trạng chậm tiến độ của một số dự án đầu tư công hiện nay.

Thu chi ngân sách: Thu tăng không đáng mừng, chi giảm lại đáng lo

Thứ 5, 22/07/2021 | 15:01
Do dự toán chưa sát thực tế, thu ngân sách 2019 tăng 10,1%; trong khi đó, chi ngân sách chỉ đạt 93,5% do nhiều dự án chậm triển khai…
Cùng chuyên mục

Tăng cường hơn 2.000 chuyến bay đêm, nỗ lực “hạ nhiệt” giá vé máy bay

Thứ 5, 18/04/2024 | 13:15
Các hãng hàng không tăng cường chuyến bay, trong đó có nhiều chuyến bay đêm giá thành thấp hơn để phục vụ người dân.

Xuất khẩu rau quả sang Hàn Quốc, Thái Lan tăng mạnh

Thứ 4, 17/04/2024 | 16:08
Tính riêng 3 tháng đầu năm, xuất khẩu rau quả sang các thị trường chính đều ghi nhận mức tăng trưởng cao. Đáng chú ý, thị trường Hàn Quốc, Thái Lan tăng đột biến.

Giá xăng tăng, RON 95 chính thức vượt 25.000 đồng/lít

Thứ 4, 17/04/2024 | 15:28
Trên cơ sở điều hành của liên bộ Công Thương - Tài chính, các doanh nghiệp đồng loạt điều chỉnh giá xăng dầu kể từ 15h hôm nay (17/4).

Hội nghị tăng cường kết nối, giao thương khu vực Tây Nguyên và Ấn Độ

Thứ 4, 17/04/2024 | 15:18
Sáng 17/4, tại tỉnh Đắk Lắk đã diễn ra Hội nghị doanh nghiệp và đầu tư Ấn Độ và các tỉnh Tây Nguyên nhằm tăng cường kết nối hợp tác, giao thương trên các lĩnh vực.

Bình Thuận: Kiểm tra thực tế 2 dự án chậm triển khai trên địa bàn thành phố Phan Thiết

Thứ 3, 16/04/2024 | 20:05
Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Bình Thuận vừa đi kiểm tra thực tế hiện trạng dự án Khu dịch vụ trước Bệnh viện Đa khoa tỉnh Bình Thuận và Khu dân cư Nam Lê Duẩn.
     
Nổi bật trong ngày

3 tháng đầu năm, Việt Nam nhập khẩu ngô nhiều nhất từ nước nào?

Thứ 4, 17/04/2024 | 07:00
3 tháng đầu năm 2024, Việt Nam nhập khẩu ngô các loại đạt trên 2,78 triệu tấn, trị giá gần 702,74 triệu USD, trong đó Brazil là thị trường cung cấp ngô lớn nhất.

Hội nghị tăng cường kết nối, giao thương khu vực Tây Nguyên và Ấn Độ

Thứ 4, 17/04/2024 | 15:18
Sáng 17/4, tại tỉnh Đắk Lắk đã diễn ra Hội nghị doanh nghiệp và đầu tư Ấn Độ và các tỉnh Tây Nguyên nhằm tăng cường kết nối hợp tác, giao thương trên các lĩnh vực.

3 tháng đầu năm, Nghệ An thu hút đầu tư gần 15.000 tỷ đồng

Thứ 5, 18/04/2024 | 07:00
Thu hút đầu tư tiếp tục là điểm nhấn trong bức tranh kinh tế-xã hội của tỉnh Nghệ An. Ba tháng đầu năm, thu hút đầu tư của tỉnh đạt gần 15.000 tỷ đồng.

Xuất khẩu rau quả sang Hàn Quốc, Thái Lan tăng mạnh

Thứ 4, 17/04/2024 | 16:08
Tính riêng 3 tháng đầu năm, xuất khẩu rau quả sang các thị trường chính đều ghi nhận mức tăng trưởng cao. Đáng chú ý, thị trường Hàn Quốc, Thái Lan tăng đột biến.

Giá vàng 17/4: Giá vàng thế giới và trong nước cùng tăng

Thứ 4, 17/04/2024 | 09:58
Giá vàng thế giới tăng 10 USD/ounce, lên 2.384 USD/ounce, có thời điểm lên 2.398 USD/ounce. Trong nước, giá vàng SJC cũng tăng nhẹ lên 83,8 triệu đồng/lượng.