Hà thành kim cổ ký: Chuyện dựng tượng Lý Công Uẩn

Hà thành kim cổ ký: Chuyện dựng tượng Lý Công Uẩn

Thứ 4, 16/10/2019 | 21:00
0
Theo kế hoạch, việc dựng tượng sẽ tiến hành vào năm 2005, năm kỷ niệm 995 năm vua Lý định đô. Thế nhưng năm 2004 lại là năm kỷ niệm 50 năm ngày tiếp quản Thủ đô (10/10/1954) nên thành phố muốn dựng tượng trong năm này.
Văn hoá - Hà thành kim cổ ký: Chuyện dựng tượng Lý Công Uẩn

Lý Công Uẩn

Theo kế hoạch, việc dựng tượng sẽ tiến hành vào năm 2005, năm kỷ niệm 995 năm vua Lý định đô. Thế nhưng năm 2004 lại là năm kỷ niệm 50 năm ngày tiếp quản Thủ đô (10/10/1954) nên thành phố muốn dựng tượng trong năm này.

Sau khi nghe ý kiến của các nhà văn hóa, họa sĩ, sử học,… cộng với cảm nhận chủ quan, lãnh đạo Hà Nội quyết định chọn mẫu của nhà điêu khắc Vi Thị Hoa và ngay lập tức hội đồng nghệ thuật yêu cầu nhà điêu khắc chỉnh sửa những khiếm khuyết. Được sự đóng góp của các họa sĩ Đinh Trọng Khang, Trần Khánh Chương, các nhà điêu khắc Dương Đăng Cẩn, Tạ Quang Bạo, Lưu Danh Thanh, Nguyễn Phú Cường,…cùng nỗ lực của bản thân, một tượng đất tỉ lệ 1/1 cao 1010cm (tương ứng với năm định đô) được nhà điêu khắc Vi Thị Hoa hoàn thành trong thời gian ngắn. Chính quyền thành phố và hội đồng nghệ thuật chấp nhận phác thảo đã bổ khuyết và đồng ý đem đi đúc đồng. Việc đúc được giao cho ông  Nguyễn Trọng Hạnh ở Ý Yên, Nam Định vì trước đó ông Hạnh có kinh nghiệp đúc đài Chiến thắng Điện Biên Phủ.

Đúc đồng, đặc biệt là đúc các tác phẩm nghệ thuật không hề dễ dàng vì đồng đông kết nhanh khi nhiệt độ hạ thấp nên các nghệ nhân phải pha thêm chì, kẽm, vàng để đồng có thể chảy đến tận ngóc ngách trong khuôn mà không bị đông vón.

Tuy nhiên pha nhiều sẽ lên hết các chi tiết song tượng sẽ xỉn và mềm. Thế nên, các phường đúc tồn tại là nhờ có kinh nghiệm và bí quyết riêng.

Tượng Lý Thái Tổ được đúc trong 55 ngày, suốt thời gian này ông Hạnh trai giới, thường xuyên có mặt bên lò vì áp lực ngày giờ đặt tượng, sơ sẩy là phải đúc lại. Do tượng quá lớn nên phải đúc thành hai khối, phần  thân nặng 12 tấn và phần đế nặng 20 tấn.

Trong quá trình nấu đồng, các ông Phùng Hữu Phú (khi đó là Phó Bí thư Thường trực Thành uỷ Hà Nội), ông Nguyễn Quốc Triệu (Chủ tịch Ủy ban Nhân dân Thành phố), bà Doãn Thanh (Phó Chủ tịch Hội đồng Nhân dân) cùng các ông Phan Đăng Long (quyền Giám đốc sở Văn hoá -Thông tin) và cán bộ của sở Văn hoá - Thông tin gồm: Nguyễn Đức Hoà, Nguyễn Doãn Tuân lần lượt về động viên, đôn đốc để tránh những sái sót trong quá trình đúc. Ông Phùng Hữu Phú và ông Nguyễn Quốc Triệu đã tháo nhẫn vàng đang đeo thả vào lò nấu.

Đồng đúc  nhập từ nước ngoài để đảm bảo chất lượng tượng. Nhờ có kinh nghiệm ông Hạnh đã thành công, chất lượng đồng được viện Công nghệ Kim loại kiểm nghiệm đạt 87%, nằm trong tỉ lệ cho phép. Ngày 17/8/2004 (tức ngày 2/7/2004 âm lịch), UBND thành phố Hà Nội làm lễ khởi công công trình dựng tượng  tại vườn hoa Indira Gandhi.

Đúng 9h, giờ đẹp nhất trong ngày đã diễn ra lễ khởi công theo nghi thức truyền thống. Tượng lừng lững uy nghi khiến khách mời tham dự xúc động. Tuy nhiên một việc quan trọng khác là phải cải tạo mặt bằng và không gian xung quanh, đảm nhiệm phần việc này là viện Nghiên cứu Kiến trúc (bộ Xây dựng).

Diện tích vườn hoa không rộng  song các  kiến trúc sư  đã khéo léo tạo ra mặt bằng và không gian vô cùng hợp lý.

Một việc khác cũng rất quan trọng sau lễ khánh thành là đặt các con rồng ở lối lên xuống và nhà điêu khắc Vi Thị Hoa giới thiệu nhà điêu khắc Trần Tuy vẽ mẫu. Trần Tuy thiết kế 6 mẫu rồng ở lối lên xuống tượng đài, mỗi hình rồng dài 5m với các chi tiết khắc họa tính cách rồng vô cùng mạnh mẽ.

Kể từ ngày khánh thành tượng Lý Công Uẩn đến nay, nơi đây đã trở thành địa chỉ thăm viếng của nhiều người. Vị trí này cũng là nơi thường xuyên được chọn làm tổ chức các sự kiện lớn của Nhà nước và TP.Hà Nội.

N.N.T

Bí mật phả hệ nhà Lý lưu lạc 1.000 năm trở về quê mẹ vua Lý Công Uẩn

Thứ 2, 22/05/2017 | 09:39
Phả hệ nhà Lý hơn 1.000 năm lưu lạc nay được hậu duệ cung tiến cho chùa Phúc Lâm. Phả hệ này, được một cụ bà am hiểu về Hán Nôm và các con cháu dòng họ Lý dồn công sức hoàn thành.

Kỳ 2: Nơi tu luyện võ học của Lý Công Uẩn và bài quyền pháp ảo diệu

Thứ 7, 19/09/2015 | 09:52
Tiêu Sơn tự (xã Tương Giang, thị xã Từ Sơn, tỉnh Bắc Ninh) là nơi vua Lý Công Uẩn sinh sống và học tập dưới sự giáo dục của thiền sư Vạn Hạnh - đệ tử đời thứ 12 của dòng thiền Tỳ Ni Đa Lưu Chi.
Cùng tác giả

Chỉ vì chuyện mua sắm Tết mà vợ chồng tôi cãi nhau

Thứ 6, 10/01/2020 | 14:09
Với vợ tôi, cả năm có một cái Tết, cứ mua sắm, quà cáp hoành tráng vào. Tôi đi làm về tiền lương, tiền thưởng tôi đều đưa hết cho vợ chi tiêu mua sắm. Nhưng đưa bao nhiêu cũng không đủ với cô ây.

Mẹ chồng chăm cháu kiểu tuỳ hứng, con dâu bị mắng "trứng khôn hơn vịt"

Thứ 2, 25/11/2019 | 08:52
Mẹ chồng chăm cháu cũng xuất phát từ tình thương yêu, tuy nhiên cách chăm phản khoa học của bà khiến mình rất lo lắng. Mình nên làm gì với tính cách thương cháu mà hóa hại cháu của mẹ chồng đây?

Đàm Vĩnh Hưng từng "cạch mặt" Bằng Kiều suốt một thập niên

Thứ 6, 06/09/2019 | 22:03
Đàm Vĩnh Hưng cho biết giữa anh và Bằng Kiều từng nam ca sĩ thừa nhận từng có một khoảng thời gian anh và nam ca sĩ Bằng Kiều không nhìn mặt nhau.

“Vị hoàng đế” đa tình trong Hoàn Châu Cách Cách từng phải đi tu và ruồng bỏ vợ con

Chủ nhật, 26/05/2019 | 15:00
Ít ai biết rằng vị vua Càn Long trong phim “Hoàng Châu Cách Cách” ngoài đời lại có lịch sử tình trường đầy tai tiếng. Khác với hình ảnh "Hoàng A Mã" hết mực yêu thương các con trên phim, Trương Thiết Lâm ở đời thường được biết đến là một người cha vô trách nhiệm.
Cùng chuyên mục

Tín Nguyễn hồi hộp chờ phản hồi của khán giả về vai diễn đầu tiên

Thứ 5, 25/04/2024 | 20:45
Tín Nguyễn có vai diễn điện ảnh đầu tiên trong bộ phim Lật mặt 7: Một điều ước. Cô cảm thấy may mắn khi được đồng hành cùng nhà sản xuất, đạo diễn Lý Hải - Minh Hà.

Đạo diễn Trần Hữu Tấn: "Quay Con Cám, diễn viên ngất xỉu nhiều ngày"

Thứ 5, 25/04/2024 | 19:44
Dự án điện ảnh Con Cám vừa chính thức đóng máy, đạo diễn Trần Hữu Tấn có những chia sẻ về mức độ khắc nghiệt khi ghi hình dưới thời tiết nắng nóng đỉnh điểm.

Đà Nẵng tổ chức chương trình nghệ thuật Thanh âm tháng tư

Thứ 5, 25/04/2024 | 18:59
Chương trình được diễn ra miễn phí vào tối ngày 27/4 tại tuyến phố đi bộ Bạch Đằng, với 17 tiết mục dàn dựng đặc sắc.

Quảng trường biển Sầm Sơn sức chứa 10.000 người trước ngày khai trương

Thứ 5, 25/04/2024 | 17:32
Quảng trường biển Sầm Sơn và trục cảnh quan lễ hội Tp.Sầm Sơn với sức chứa 10.000 người sẽ khai trương và là nơi tổ chức Lễ hội du lịch biển Sầm Sơn năm 2024.

Tổ chức “Liên hoan Múa rối quốc tế - 2024” vào tháng 10

Thứ 5, 25/04/2024 | 15:16
Đề án tổ chức “Liên hoan Múa rối quốc tế - 2024” vừa được Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch vừa phê duyệt.
     
Nổi bật trong ngày

Hơn 1.000 cảnh sát tham gia bảo đảm ANTT đêm khai mạc du lịch Sầm Sơn

Thứ 4, 24/04/2024 | 16:02
Công an tỉnh Thanh Hóa sẽ huy động hơn 1.000 cán bộ chiến sĩ tham gia đảm bảo an ninh trật tự cho đêm khai mạc Lễ hội du lịch Biển Sầm Sơn năm 2024.

Quảng trường biển Sầm Sơn sức chứa 10.000 người trước ngày khai trương

Thứ 5, 25/04/2024 | 17:32
Quảng trường biển Sầm Sơn và trục cảnh quan lễ hội Tp.Sầm Sơn với sức chứa 10.000 người sẽ khai trương và là nơi tổ chức Lễ hội du lịch biển Sầm Sơn năm 2024.

Sau ồn ào, Nam Em công khai số dư tài khoản khiến ai cũng tò mò

Thứ 4, 24/04/2024 | 13:30
Trải qua nhiều scandal, ca sĩ Nam Em quyết định chuyển lên Đà Lạt sinh sống.

Phát hiện rùa xanh từ Malaysia đến Côn Đảo đẻ 108 trứng

Thứ 4, 24/04/2024 | 17:24
Một cá thể rùa xanh (vích) mẹ đeo thẻ quản lý của Malaysia được phát hiện đến hòn Bảy Cạnh, Côn Đảo (tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu) đẻ trứng.

Tổ chức “Liên hoan Múa rối quốc tế - 2024” vào tháng 10

Thứ 5, 25/04/2024 | 15:16
Đề án tổ chức “Liên hoan Múa rối quốc tế - 2024” vừa được Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch vừa phê duyệt.