Hai bài văn điểm 10 khiến bao người rơi nước mắt

Hai bài văn điểm 10 khiến bao người rơi nước mắt

Thứ 5, 25/04/2013 | 07:49
0
Cộng đồng mạng đang truyền tay hai bài văn đạt điểm 10 của hai học sinh cấp hai viết về mẹ rất xúc động. Nhiều độc giả đã rơi nước mắt bởi sự hiếu thảo, chân thành của các em dành cho mẹ.

Độc giả rưng rưng nước mắt

Bài văn thứ nhất của em Nguyễn Thị Kiều Vân, học sinh lớp 8, sinh ngày 17/01/1997, dự thi môn Ngữ văn ngày 17/9/2010. Bài văn được chấm điểm tối đa 10, kèm theo đó là dòng nhận xét: "Bài viết quá xúc động, cảm ơn con".

Với đề bài "Hãy tả về một người thân trong gia đình", bài văn đầu tiên đã được em Nguyễn Thị Kiều Vân viết về chính người mẹ của mình. Em sinh ra trong một gia đình có hoàn cảnh "đặc biệt", bố mất sớm, lên chín tuổi thì mẹ bỏ nhà ra đi. Dù vậy, Vân chưa một lần oán trách mẹ một câu, em hiểu mẹ có nỗi khổ riêng vì căn bệnh hiểm nghèo nên đã bỏ nhà ra đi, bỏ lại em.    

Xã hội - Hai bài văn điểm 10 khiến bao người rơi nước mắt

Bài văn viết trên giấy A4 của nữ sinh lớp 8 Nguyễn Thị Kiều Vân                

Dù không có mẹ ở bên nhưng Vân vẫn nhớ hình bóng của mẹ, từ mái tóc cho đến khuôn mặt, làn da,… Hàng ngày, Vân vẫn cầu mong mẹ trở về, một ngày cũng được để em được tự tay chăm sóc, phụng dưỡng mẹ để mẹ vui, mẹ không phải rơi nước mắt. Thế nhưng, điều ước đó sẽ chẳng bao giờ thành hiện thực bởi mẹ của em đã ra đi mãi mãi. Cuối bài văn em nhắn nhủ: "Hỡi những ai còn mẹ thì đừng làm mẹ mình phải khóc, dù chỉ là một lần!".

Bài văn thứ hai của em Phạm Thị Thu Hà, một học sinh lớp 6. Bài văn được viết trên giấy kẻ ôli vuông, dài hơn hai trang giấy và đạt điểm tối đa 10, cùng với lời nhận xét: "Bài viết có cảm xúc, rất tốt".

Xúc cảm từ trái tim sẽ chạm đến trái tim

"Bài văn thứ nhất, bài viết thể hiện tình cảm yêu thương nhớ mong tha thiết của người con đối với mẹ của mình. Hành văn trôi chảy, có cảm xúc và đã truyền được những cảm xúc chân thật đến người đọc. Có lẽ những xúc cảm bắt nguồn từ trái tim sẽ chạm đến trái tim. Bài thứ hai, bài viết đầy đủ nội dung, hành văn trôi chảy, trong sáng và thể hiện một giọng văn sâu sắc, hiểu biết nhưng vẫn chứa đựng sự ngây thơ, hồn nhiên của một học sinh lớp 6", cô Nguyễn Thu Hương, giáo viên dạy môn Văn trường THCS Đại Đồng (Tiên Du, Bắc Ninh) nói.      

Cũng với đề tài "Hãy tả một người thân trong gia đình", Thu Hà đã viết về người mẹ tần tảo, chịu khó của mình. Nhưng cuộc sống của Thu Hà may mắn còn có mẹ, được mẹ quan tâm chăm sóc từng ly, từng tý từ bữa ăn cho đến giấc ngủ. Em miêu tả về mẹ với tình cảm chân thành từ khuôn mặt đến mái tóc, dáng người, mi mắt, miệng, thể hiện sự trong sáng, ngây thơ của một học sinh lớp 6. Từng dòng em viết về mẹ như một lời nhắn nhủ lời biết ơn tới mẹ. Dù tuổi còn nhỏ nhưng em hiểu mẹ không bao giờ quản ngại khó khăn, vất vả, luôn cố gắng để chăm lo cho gia đình. Thương mẹ, em tự hứa với bản thân sẽ cố gắng học tập thật giỏi để mai sau có thể đền đáp công ơn sinh thành của mẹ.

Ngay sau khi được đăng tải lên mạng xã hội facebook và đăng trên một tờ báo mạng, cả hai bài văn này đều thu hút được hàng nghìn cư dân mạng xem, hàng chục nghìn lượt like. Có lẽ, do cả hai bài viết đều được các em viết ra từ những xúc cảm chân thực, chân thành dành cho me nên nhận được sự quan tâm, chia sẻ từ phía cư dân mạng nhiều như vậy.

Không giấu được cảm xúc, bạn có nicknam Kyo Kusanagi chia sẻ: "Hai bài văn đều diễn đạt rất tốt và có nội tâm. Mặc dù các em mới là học sinh lớp 6 và lớp 8. Thật ra tôi làm văn không hay lắm, nếu không muốn nói là tệ, nhưng tôi thật sự nể phục bởi sự thể hiện bài văn của cả hai em học sinh này".

Xúc động và không giấu được cảm xúc, Thu Sương chia sẻ: "Đọc hai bài văn này tôi lại nhớ mẹ vô cùng. Có lẽ đề tài về mẹ luôn là nguồn cảm xúc dạt dào nhất để viết lên những bài văn hay, những bài thơ ý nghĩa. Những bài văn này thật sự đã khiến cho những người như mình phải một lần nữa rơi lệ".

Trên một diễn đàn dành cho người lớn, thành viên có nicknam Thinman chia sẻ: "Trẻ em nghèo có ý thức sớm hơn trẻ em nhà có điều kiện khá giả. Trẻ em nhà có điều kiện khá giả thường không thấy công lao khó nhọc của cha mẹ, vì chúng được đáp ứng các nhu cầu dễ dàng và đầy đủ. Tuy nhiên, điều này không có nghĩa là khi đến tuổi trưởng thành, trẻ em nghèo thương yêu cha mẹ nhiều hơn trẻ em nhà khá giả. Bởi vì khi đã trưởng thành trẻ con nhà khá giả đã là người lớn, chúng lập gia đình ra đời đối phó với những khó khăn lo toan khác, lúc đó ý thức công lao khó nhọc của cha mẹ sẽ đậm nét như trẻ em nhà nghèo. Đây là tôi nói đến những đứa trẻ con nhà khá giả nhưng có giáo dục tốt, chứ không nuông chiều quá đáng".

Xã hội - Hai bài văn điểm 10 khiến bao người rơi nước mắt (Hình 2).

Bài văn viết trên giấy ôli của học sinh lớp 6 Phạm Thị Thu Hà

Chỉ là bài văn mẫu?

Bên cạnh đó có số ít thành viên khác bày tỏ, hai bài văn trên được viết ra từ hai nữ học sinh này là có thật, nhưng còn điểm 10 thì không chắc chắn lắm bởi sao lại chấm điểm bằng bút mực đen và chữ viết chỗ lời phê của giáo viên hơi nguệch ngoạc, bên cạch đó là sự nghi ngờ về người mẹ được hai em miêu tả".

Quan điểm hai bài trên không thể được điểm tối đa, theo bạn Thanh Phan: "Mình thấy hai bài này viết cũng bình thường thôi, điểm 8 hoặc 8,5 là cùng, làm gì được điểm 10. Lớp 8 không có văn tả người, chỉ học tự sự, thuyết minh, nghị luận. Một số chỗ na ná nhiều bài mình đã đọc của học sinh và những bài văn mẫu. Hiện nay có hiện tượng học sinh làm văn theo văn mẫu, có em còn cho bố mẹ mình, ông bà mình đã "mất", sau tìm hiểu ra mình mới biết họ vẫn bình an.

Thực tế học sinh có thể có những bài hay cảm động hơn nhiều". Còn bạn PK Bom Cong Tu cho rằng: "Đúng thế hai bài này vẫn còn nặng nề về cấu trúc bài văn của giáo dục THCS nước nhà. 70% miêu tả, 20% móc nối văn xuôi và thơ và chỉ khoảng 10% có sử dụng nhưng cái tôi (tôi nghĩ rằng,... tôi cảm thấy rằng...), nhưng dù sao còn bé thế mà có thể viết một bài văn trôi chảy đến thế là tốt rồi".

Không loại trừ khả năng có người làm hộ bài, bạn Nguyetcm cho rằng: "Mình đã từng có một bài văn điểm 10 hồi học lớp 4, nhưng là bài về nhà tả cây bàng thay lá khi mùa thu và mình thấy khó quá nên nhờ chị mình khi đó học lớp 12 làm hộ. Tuy khi đó mình mới lớp 4 nhưng đọc bài văn của chị mình, mình thấy rất hay, tình cảm và xúc động (ấn tượng đến tận bây giờ). Mình nghĩ có lẽ cô giáo cũng đoán được là có người giúp nhưng vẫn chấm điểm 10 vì hay quá".            

Thiên Vũ

Bài văn 9,5 điểm gây xôn xao thành phố Vinh

Thứ 4, 17/04/2013 | 11:11
Trong buổi lễ chào cờ đầu tuần (6/11), thày Lê Trần Bân, Hiệu phó THPT Huỳnh Thúc Kháng (thành phố Vinh, Nghệ An) đã đọc bài văn viết về bố của học sinh Nguyễn Thị Hậu.

HS chửi bậy trong bài văn: Hậu quả của thói dối trá học đường!

Thứ 3, 08/01/2013 | 14:52
Kết quả, học sinh này đã nhận điểm 0 và lời phê “Cần xem lại đạo đức bản thân” của giáo viên.

"Phát hoảng" với những bài văn tốt nghiệp "kinh dị"

Thứ 6, 28/12/2012 | 00:06
Nhiều giáo viên chấm thi phát hoảng khi đọc những bài văn của các sĩ tử trong kỳ thi tốt nghiệp Trung học phổ thông (THPT) 2010 2011. Thí sinh “sáng tác” ra những câu văn mà giáo viên chấm thi đọc xong phải nổi da gà.