Hai mũi

Hai mũi "giáp công" của nền kinh tế

Lê Mạnh Quốc
Thứ 2, 06/12/2021 | 15:09
0
Thủ tướng Phạm Minh Chính cho biết Chính phủ đang tập trung hoàn thiện 2 chương trình quan trọng: phòng chống dịch Covid-19 và phục hồi, phát triển kinh tế.

Ngày 6/12, Ban Kinh tế Trung ương chủ trì tổ chức Diễn đàn cấp cao thường niên lần thứ ba về Công nghiệp 4.0 - Industry 4.0 Summit với chủ đề “Phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội bền vững thời kỳ hậu Covid-19 và đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá trong kỷ nguyên số” theo hình thức kết hợp trực tiếp và trực tuyến, trong đó đầu cầu trực tiếp. Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính tham dự và chủ trì Diễn đàn.

Dự diễn đàn tại đầu cầu chính ở Hà Nội có ông Trần Tuấn Anh, Ủy viên Bộ Chính trị, Trưởng Ban Kinh tế Trung ương; đồng chí Nguyễn Xuân Thắng, Ủy viên Bộ Chính trị, Giám đốc Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh, Chủ tịch Hội đồng Lý luận Trung ương; các bộ trưởng, thủ trưởng các ban, bộ, ngành Trung ương và nhiều chuyên gia, học giả, doanh nhân trong nước và quốc tế.

Hai mũi "giáp công" trong thời gian trạng thái bình thường mới

Sau khi nghe nhiều ý kiến tham luận đến từ các Bộ, ngành, học giả, nhà khoa học, đối tác nước ngoài cũng như cộng đồng doanh nghiệp, phát biểu kết luận, Thủ tướng Phạm Minh Chính đánh giá, sự tàn phá của Covid-19 là hết sức nặng nề, không chỉ với Việt Nam mà các nước trên thế giới trong 2 năm qua. Với sự đoàn kết, đồng lòng của người dân, doanh nghiệp, sự hỗ trợ của cộng đồng quốc tế, Việt Nam đã vượt qua giai đoạn khó khăn nhất, chuyển sang giai đoạn thích ứng kiểm soát hiệu quả an toàn, tạo tiền đề quan trọng cho phát triển phục hồi tới đây.

"Gần đây thế giới xuất hiện chủng mới Omicron, các dự báo của các tổ chức quốc tế đều thấy dịch bệnh sẽ còn phức tạp, khó lường. Ứng phó tình hình mới, chúng ta không mất cảnh giác, chủ quan lơ là nhưng cũng vì thế lo sợ, mất bình tĩnh", Thủ tướng lưu ý. 

Bên cạnh đó, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã làm rõ những nội dung cốt lõi của 2 chương trình quan trọng Chính phủ đang tập trung hoàn thiện: chương trình phòng chống dịch Covid-19 và phục hồi kinh tế xã hội.

Về mối quan hệ giữa giữa 2 nhiệm vụ trên, Thủ tướng nhấn mạnh: "Hai chương trình này sẽ song song, hỗ trợ tác động lẫn nhau, làm tốt cái này thì làm tốt cái kia". Bởi thực tế trong suốt thời gian qua cho thấy, dịch bệnh tác động ngay tới phát triển kinh tế xã hội và ngược lại, nếu không phát triển được kinh tế xã hội thì sẽ không có nguồn lực chống dịch.

Tiêu điểm - Hai mũi 'giáp công' của nền kinh tế

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính tham dự và chủ trì Diễn đàn.

Phân tích chương trình phòng chống dịch Covid-19, Thủ tướng điểm lại một số vấn đề trong tâm như: Hoàn thiện thể chế, nâng cao năng lực y tế, bao gồm cả con người, cơ sở vật chất tài chính. Ngoài ra còn có các vấn đề khác về vắc-xin, điều trị, cách ly giải tỏa, xét nghiệm, nâng cao ý thức người dân…

Đề cập tới cách chống dịch hiện nay, Thủ tướng cho biết chúng ta chọn cách tiếp cận toàn dân để xử lý các vấn đề, lấy người dân là trung tâm, chủ thể. Chiến thắng đại dịch là chiến thắng của nhân dân.

Trong đó, 3 trụ cột chính trong phòng chống dịch là: Cách ly và giải tỏa thần tốc; xét nghiệm; giải pháp điều trị phù hợp hiệu quả. Công thức chống dịch chung đó là 5K + vắc-xin, thuốc + biện pháp điều trị + công nghệ + ý thức của người dân + các biện pháp khác. 

Từ việc xây dựng công thức chống dịch, theo Thủ tướng phải thay đổi tư duy mới để chống dịch, trong đó Thủ tướng nhấn mạnh: "Không thể thiếu công nghệ được. Khi bình thường thì khác, nay đại dịch, chúng ta xử lý các vấn đề liên quan đến cả chục triệu người dân trong thời gian ngắn nhất có thể".

Đối với công tác bao phủ vắc-xin, Thủ tướng nêu rõ mục tiêu phấn đấu chậm nhất tháng 12 này sẽ đảm bảo được 2 mũi vắc-xin cho các đối tượng trên 18 tuổi, tiêm vắc-xin mũi tăng cường, tiêm văc-xin cho trẻ từ 12-18 tuổi và nghiên cứu tiêm cho trẻ em nhỏ hơn nữa.

Về chương trình phục hồi phát triển kinh tế - xã hội, Thủ tướng cho biết sẽ tập trung một số nội dung quan trọng gồm các vấn đề y tế, an sinh xã hội, hỗ trợ doanh nghiệp, thúc đẩy tập trung hạ tầng chiến lược trong đó có hạ tầng chuyển đổi số.

Triển khai gói phục hồi, theo Thủ tướng, sẽ sử dụng công cụ về tiền tệ và tài khóa. "Chính sách tiền tệ tài khóa gắn chặt với nhau, thúc đẩy hỗ trợ lẫn nhau, không để xung đột, mâu thuẫn", Thủ tướng nhấn mạnh.

Về an sinh xã hội, người đứng đầu Chính phủ cho biết sẽ tập trung vào trụ cột chính: Giảm thiểu khắc phục phòng ngừa rủi ro để người lao động thu nhập, cuộc sống ổn định.

"Hai chương trình đang tiếp tục hoàn thành để trình cấp có thẩm quyền. Cả hai đều sẽ được thực hiện gắn chặt với nhau, có sự lan tỏa. Việc hồi phục hay phát triển thì nội lực vẫn là cơ bản, lâu dài, còn ngoại lực là hỗ trợ, tạo đột phá", Thủ tướng Phạm Minh Chính cho biết.

Đề cập đến những nguyên tắc chỉ đạo chung, Thủ tướng cho rằng, trong bối cảnh đặc biệt chúng ta cần tầm nhìn, hành động, cách làm đặc biệt. Tình hình nào thì quan điểm mục tiêu giải pháp đi theo tương ứng. Trước những diễn biến phức tạp thì cần có những nhiệm vụ giải pháp linh hoạt, thích ứng tình hình.

Cho rằng "khó khăn chỉ là tạm thời, nền kinh tế ổn định vững chắc, niềm tin doanh nghiệp, cộng đồng quốc tế được giữ vững, tăng cường và củng cố", người đứng đầu Chính phủ định hướng "quá trình thực hiện, cái gì rõ thì làm, cái gì chưa rõ có thể mạnh dạn thí điểm, vừa làm vừa rút kinh nghiệm, hoàn thiện."

Tính tự chủ của nền kinh tế còn thấp

Trước đó, phát biểu tại Diễn đàn, nhìn lại bức tranh kinh tế sau hơn 35 năm Đổi mới, ông Trần Tuấn Anh, Trưởng ban Kinh tế Trung ương, cho rằng Việt Nam đang trong quá trình đẩy mạnh công nghiệp hóa (CNH), hiện đại hóa (HĐH), trong giai đoạn vừa qua đã đạt được những tiến bộ đáng kể về kinh tế xã hội, trở thành một quốc gia có thu nhập trung bình thấp với tốc độ tăng trưởng ở mức cao, trung bình trên 6,6%/năm trong giai đoạn 2000-2019.

Tiêu điểm - Hai mũi 'giáp công' của nền kinh tế (Hình 2).

Ông Trần Tuấn Anh đánh giá quá trình phục hồi kinh tế - xã hội sau dịch Covid 19 và thực hiện CNH, HĐH trên nền tảng Công nghiệp 4.0 đang gặp phải những trở ngại lớn. 

Tuy nhiên, ông Trần Tuấn Anh cũng thẳng thắn thừa nhận: "Quá trình phục hồi kinh tế - xã hội sau dịch Covid 19 và thực hiện CNH, HĐH trên nền tảng Công nghiệp 4.0 đang gặp phải những trở ngại lớn, điển hình như mô hình tăng trưởng chưa dựa nhiều trên nền tảng khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo; cơ cấu lại nền kinh tế gắn với đổi mới mô hình tăng trưởng còn chậm; tính tự chủ của nền kinh tế còn thấp; vẫn còn phụ thuộc lớn vào bên ngoài; chưa quan tâm đúng mức đến chuỗi giá trị và cung ứng trong nước nhằm nâng cao năng suất lao động và sức cạnh tranh của nền kinh tế.

Phát triển công nghiệp chưa đáp ứng được yêu cầu CNH, HĐH, chủ yếu phát triển theo mục tiêu ngắn hạn, thiếu tính bền vững. Các chính sách phát triển các ngành công nghiệp chậm được cụ thể hóa. CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn còn thiếu một chiến lược phát triển rõ ràng".

Cũng theo ông Trần Tuấn Anh, thực tiễn 35 năm qua tiếp tục đặt ra nhiều vấn đề về lý luận và thực tiễn về CNH, HĐH cần phải tập trung giải quyết để đạt được các mục tiêu đến năm 2025, Việt Nam là nước đang phát triển có công nghiệp theo hướng hiện đại, vượt qua mức thu nhập trung bình thấp; đến năm 2030, phấn đấu là nước đang phát triển có công nghiệp hiện đại, thu nhập trung bình cao; đến năm 2045, trở thành nước phát triển, thu nhập cao. Yêu cầu cấp bách đặt ra là phải xác định rõ triết lý phát triển, mô hình và chính sách CNH, HĐH phù hợp với bối cảnh và yêu cầu phát triển mới của giai đoạn 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2045.

"Hiện nay, khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đang diễn biến rất nhanh, đột phá, tác động sâu rộng và đa chiều trên phạm vi toàn cầu, làm thay đổi căn bản tư duy về CNH, HĐH. Công nghệ sản xuất kỹ thuật số tiên tiến có thể thúc đẩy phát triển bao trùm và bền vững trong tất cả các ngành công nghiệp, nông nghiệp và dịch vụ", lãnh đạo Ban Kinh tế chia sẻ.

Không có chính sách hỗ trợ, nền kinh tế không thể sớm phục hồi

Trình bày về khung chính sách phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội bền vững gắn với chiến lược phòng, chống dịch Covid-19, ông Trần Quốc Phương, Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư đã chỉ ra tác động to lớn của dịch Covid-19 đến sức khỏe nền kinh tế cũng như đời sống của người dân.

Trong bối cảnh đó, nhiều giải pháp, chính sách đã được ban hành để hỗ trợ doanh nghiệp, người dân vượt qua khó khăn của dịch bệnh, duy trì và ổn định đời sóng, hoạt động sản xuất, kinh doanh.

Tiêu điểm - Hai mũi 'giáp công' của nền kinh tế (Hình 3).

Các nội dung ý kiến, kiến nghị và đề xuất của các chuyên gia và các nhà khoa học tại Diễn đàn sẽ tổng hợp, tiếp thu trong quá trình xây dựng Đề án “Chủ trương, chính sách công nghiệp hóa, hiện đại hóa đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045”.

Trong thời gian tới, Thứ trưởng Phương cũng cho rằng, nếu không có chính sách hỗ trợ phù hợp, kịp thời, nền kinh tế không thể sớm phục hồi và tăng trưởng trở lại như trước khi có dịch; ảnh hưởng đến việc thực hiện các mục tiêu, chỉ tiêu trong kế hoạch phát triển kinh tế xã hội, các kế hoạch 5 năm, chiến lược 10 năm và có nguy cơ lỡ nhịp với xu hướng phục hồi của kinh tế toàn cầu.

“Việc xây dựng Chương trình Phục hồi và Phát triển kinh tế - xã hội là rất cần thiết”, ông Phương khẳng định.

Mục tiêu của chương trình này là khôi phục nhanh các chuỗi sản xuất, cung ứng, lao động và thúc đẩy các động lực tăng trưởng, phấn đấu đạt mục tiêu tăng trưởng bình quân giai đoạn 2021-2025 khoảng 6,5 - 7%/năm, đồng thời giữ vững ổn định kinh tế vĩ mô, bảo đảm các cân đối lớn trong trung và dài hạn.

5 nhóm nhiệm vụ được đưa ra gồm: Thực hiện lộ trình mở cửa nền kinh tế gắn với phòng, chống dịch; an sinh xã hội và hỗ trợ việc làm; hỗ trợ phục hồi doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ kinh doanh; phát triển kết cấu hạ tầng, khơi thông nguồn lực xã hội cho đầu tư phát triển; hoàn thiện cơ chế, chính sách, cải cách hành chính, cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh.

Tương ứng với các nhóm nhiệm vụ, chương trình phục hội nêu rõ các giải pháp cụ thể. Trong đó, thực hiện lộ trình mở cửa phù hợp đối với du lịch, vận tải hàng không, các dịch vụ, thúc đẩy xã hội hóa, bảo đảm nguồn lực cho phòng, chống dịch; hỗ trợ chi phí thuê nhà cho người lao động…

Thực hiện các chính sách miễn, giảm, gia hạn thuế, phí, lệ phí, các chính sách cơ cấu lại nợ; tiếp tục cơ cấu lại nợ, giữ nguyên nhóm nợ; hỗ trợ lãi suất cho vay hợp lý; tiết giảm chi phí hoạt động của các ngân hàng thương mại. Có chính sách ưu tiên như sản xuất và chế biến nông, lâm nghiệp, thủy sản, công nghiệp chế biến, chế tạo, dịch vụ vận tải, du lịch, thúc đẩy khởi nghiệp, sáng tạo…

Đồng thời, tập trung vốn cho các dự án quan trọng, cấp thiết, có sức lan tỏa lớn, tác động nhanh đến phát triển các ngành, lĩnh vực, vùng, địa bàn động lực tăng trưởng. Nâng cao năng lực quản trị xã hội, quản lý Nhà nước, xử lý tình huống của cán bộ các cấp; đẩy nhanh cải cách thủ tục hành chính….

Chính sách không xuất phát từ thực tiễn cuộc sống thì sẽ bị sai lệch

Chủ nhật, 05/12/2021 | 12:11
Theo Chủ tịch Quốc hội, Diễn đàn Kinh tế có ý nghĩa rất quan trọng, góp phần xem xét, giải quyết các gói chính sách, giải pháp về tài khóa và tiền tệ…

Chủ tịch Quốc hội: "Hãy biến Covid-19 thành cơ hội của chúng ta”

Chủ nhật, 05/12/2021 | 20:33
Theo Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ, trong bối cảnh đặc biệt cần có giải pháp đột phá với các cơ chế khác trong điều kiện bình thường.
Cùng tác giả

Kiểm soát an ninh hàng không cấp độ 1 trong dịp nghỉ lễ 30/4 - 1/5

Thứ 3, 23/04/2024 | 15:38
Cơ quan hàng không yêu cầu các sân bay thực hiện bổ sung một số biện pháp kiểm soát an ninh hàng không, tăng cường tần suất tuần tra kiểm soát an ninh.

Tái hiện lịch sử Điện Biên qua tài liệu lưu trữ

Thứ 3, 23/04/2024 | 15:18
Triển lãm trực tuyến "Điện Biên theo dòng lịch sử qua tài liệu lưu trữ” sẽ giới thiệu nhiều tài liệu lần đầu tiên được công bố.

Nghiêm cấm từ chối đăng kiểm cho phương tiện đã đặt lịch thành công

Thứ 3, 23/04/2024 | 13:40
Cục Đăng kiểm Việt Nam khẳng định sẽ thực hiện kiểm tra, rà soát đối chiếu trên hệ thống phần mềm và xem xét xử lý đối với đơn vị đăng kiểm vi phạm.

Lời dạy của Bác - điểm tựa tinh thần để Rạng Đông chuyển đổi

Thứ 2, 22/04/2024 | 20:03
Tổng Giám đốc Rạng Đông khẳng định 60 năm, lời dạy của Bác Hồ khi về thăm là di sản tinh thần vô giá, bất biến và trường tồn để doanh nghiệp thi đua sản xuất.

Điều chuyển một số đoạn quốc lộ về cho tỉnh Thái Bình quản lý

Thứ 2, 22/04/2024 | 10:48
Việc điều chỉnh một số đoạn tuyến quốc lộ cũ trên QL37, QL37B và QL 39 tỉnh Thái Bình thành đường địa phương do đã có các đoạn tuyến quốc lộ mới thay thế.
Cùng chuyên mục

Thủ tướng Phạm Minh Chính tiếp Chủ tịch Hội Luật gia Liên bang Nga

Thứ 3, 23/04/2024 | 19:35
Chiều 23/4, Thủ tướng Phạm Minh Chính tiếp Chủ tịch Hội Luật gia Liên bang Nga Sergey Stepashin, nguyên Thủ tướng Chính phủ Liên bang Nga.

Việt Nam-Lào cần tăng cường kết nối hai nền kinh tế trong thời gian tới

Thứ 3, 23/04/2024 | 14:27
Để nâng cao hiệu quả hợp tác, Thủ tướng Phạm Minh Chính và Thủ tướng Lào nhất trí cần tăng cường kết nối hai nền kinh tế, nhất là về thể chế, tài chính, hạ tầng, năng lượng, viễn thông, du lịch.

Chủ tịch Hội Luật gia Liên bang Nga thăm và làm việc với Hội Luật gia Việt Nam

Thứ 3, 23/04/2024 | 14:17
Hội Luật gia Liên bang Nga và Hội Luật gia Việt Nam khẳng định sẵn sàng tiếp tục triển khai các điều khoản trong Thỏa thuận hợp tác chiến lược giữa hai bên.

Chủ tịch Hội Luật gia Liên bang Nga thăm và làm việc tại trường Đại học Luật Hà Nội

Thứ 3, 23/04/2024 | 12:04
Chủ tịch Hội Luật gia Liên bang Nga bày tỏ mong muốn hai nước Việt Nam – Nga tiếp tục tăng cường, mở rộng, đa dạng hóa các quan hệ hợp tác trong lĩnh vực pháp luật.

Chưa bao giờ ASEAN phải đối diện với nhiều thách thức như hiện nay

Thứ 3, 23/04/2024 | 11:00
Thủ tướng Phạm Minh Chính khẳng định ASEAN là hạt nhân thúc đẩy đối thoại, hợp tác và phát triển nhưng cũng là trọng điểm của cạnh tranh chiến lược sâu sắc.
     
Nổi bật trong ngày

Chủ tịch Hội Luật gia Liên bang Nga thăm và làm việc tại trường Đại học Luật Hà Nội

Thứ 3, 23/04/2024 | 12:04
Chủ tịch Hội Luật gia Liên bang Nga bày tỏ mong muốn hai nước Việt Nam – Nga tiếp tục tăng cường, mở rộng, đa dạng hóa các quan hệ hợp tác trong lĩnh vực pháp luật.

Chưa bao giờ ASEAN phải đối diện với nhiều thách thức như hiện nay

Thứ 3, 23/04/2024 | 11:00
Thủ tướng Phạm Minh Chính khẳng định ASEAN là hạt nhân thúc đẩy đối thoại, hợp tác và phát triển nhưng cũng là trọng điểm của cạnh tranh chiến lược sâu sắc.

Việt Nam-Lào cần tăng cường kết nối hai nền kinh tế trong thời gian tới

Thứ 3, 23/04/2024 | 14:27
Để nâng cao hiệu quả hợp tác, Thủ tướng Phạm Minh Chính và Thủ tướng Lào nhất trí cần tăng cường kết nối hai nền kinh tế, nhất là về thể chế, tài chính, hạ tầng, năng lượng, viễn thông, du lịch.

Chủ tịch Hội Luật gia Liên bang Nga thăm và làm việc với Hội Luật gia Việt Nam

Thứ 3, 23/04/2024 | 14:17
Hội Luật gia Liên bang Nga và Hội Luật gia Việt Nam khẳng định sẵn sàng tiếp tục triển khai các điều khoản trong Thỏa thuận hợp tác chiến lược giữa hai bên.

Thủ tướng Phạm Minh Chính tiếp Chủ tịch Hội Luật gia Liên bang Nga

Thứ 3, 23/04/2024 | 19:35
Chiều 23/4, Thủ tướng Phạm Minh Chính tiếp Chủ tịch Hội Luật gia Liên bang Nga Sergey Stepashin, nguyên Thủ tướng Chính phủ Liên bang Nga.