Hành trình đưa ấm trà Tử Sa huyền thoại về Bát Tràng

Hành trình đưa ấm trà Tử Sa huyền thoại về Bát Tràng

Thứ 7, 13/02/2021 | 10:00
0
Để ấm trà Tử Sa trở thành sản phẩm đặc trưng của Bát Tràng, nghệ nhân Vương Mạnh Tuấn đã trải qua nhiều thất bại, tốn nhiều thời gian và tiền bạc trong suốt 2 năm.

Lặn lội học nghề

Nghệ nhân Vương Mạnh Tuấn, sinh năm 1964, trú thôn 4 (xã Bát Tràng, Gia Lâm, Hà Nội). Sinh ra trong một làng nghề làm gốm truyền thống, từ khi 3 - 4 tuổi, cậu bé Tuấn đã được tiếp xúc với đất với gốm, để rồi khi lên 7 - 8 tuổi đã có thể kiếm tiền bằng nghề gốm.

Năm 14 tuổi, cậu vào làm cho phân xưởng mỹ nghệ của Xí nghiệp Gốm sứ Bát Tràng. Sau khi tích lũy kinh nghiệm, đến năm 24 tuổi, chàng thanh niên mở lò gốm của riêng mình. Là một người con Bát Tràng cực kỳ đam mê với gốm sứ, nghệ nhân Tuấn đã dành nhiều thời gian để nghiên cứu về gốm, về đất. Ông đến khắp các làng nghề gốm sứ ở cả nước để tìm hiểu, nghiên cứu.

Chia sẻ với PV Người Đưa Tin, nghệ nhân Vương Mạnh Tuấn cho biết, chính tình yêu nghề, tình yêu gốm sứ Bát Tràng đã là động lực là cơ duyên đưa ông đến với ấm trà Tử Sa.

Theo ông, ấm trà Tử Sa mặc dù xuất xứ từ Trung Quốc nhưng lại rất gần gũi với người Việt. Từ xa xưa, giới sành trà ở Việt Nam đã biết dùng và chơi loại ấm này.

Nếu như ấm trà Tử Sa Trung Quốc được làm từ đất Tử Sa ở Nghi Hưng (tỉnh Giang Tô), thì ấm trà Tử Sa Việt Nam được làm từ phù sa sông Hồng.

Văn hoá - Hành trình đưa ấm trà Tử Sa huyền thoại về Bát Tràng

Nghệ nhân Vương Mạnh Tuấn

"Ấm trà Tử Sa Bát Tràng và ấm trà Tử Sa Trung Quốc khác nhau rất nhiều. Trong làng nghề gốm Trung Quốc người ta có sẵn mỏ đất riêng để tạo ra ấm trà Tử Sa.

Việt Nam thì lại không có, chính vì thế tôi phải kết hợp giữa nhiều nguồn đất khác nhau như: Quế Quyển (Hà Nam), Thổ Hà (Bắc Giang), Phù Lãng (Bắc Ninh), Giếng Đáy (Quảng Ninh) cùng với một số nguyên liệu của làng Bát Tràng như phù sa sông Hồng để tạo ra chất liệu đất của dòng gốm Tử Sa", nghệ nhân chia sẻ.

Vào năm 2006 ông đã nghiên cứu và sản xuất thành công ấm trà Tử Sa. Để có thành tựu đó, ông đã phải mất 2 năm mầy mò nghiên cứu, đi khắp nơi để học hỏi, thậm chí sang cả Giang Tô để tìm hiểu.

Ông cho hay, để sản xuất một chiếc ấm trà Tử Sa hoàn chỉnh phải trải qua nhiều công đoạn. Mỗi công đoạn đều thể hiện sự kì công trong cách chế tác của người nghệ nhân. Ngoài ra, sự khác biệt về chất liệu, nhiệt độ nung và độ bóng so với các loại ấm khác cũng chính là điểm thể hiện giá trị và tính nghệ thuật cao của ấm Tử Sa.

Thời điểm đầu, nghệ nhân Vương Mạnh Tuấn đã phải lặn lội xuống Quế Quyển để lấy đất, sau đó về pha chế, kết hợp với các loại đất khác để có độ dẻo, dai và đặc biệt chịu nhiệt lớn. Nhiệt độ để nung ấm trà Tử Sa phải đạt trên mức 1.200 độ C.

Và để tạo ra được loại đất chịu nhiệt lớn như vậy là cả một quá trình vất vả, tìm hiểu về chất đất, cách pha chế.

Theo nghệ nhân, ấm trà Tử Sa khi hoàn thành, dùng vật cứng gõ vào sẽ phát ra tiếng kêu rất thanh như chuông. Đặc biệt, khi pha trà bằng chiếc ấm này thì nước trà rất đẹp, có hương thơm và giữ nóng lâu.

Nhắc đến sự đặc biệt của ấm trà Tử Sa, ông cho biết thêm: "Thứ nhất ấm Tử Sa khác với ấm men, sứ và khi đạt được sự nung chín, qua tay người sử dụng nhiều năm, nhiều lần thì chiếc ấm có tuổi, chuyển bóng, lên một lớp men bằng thời gian, bằng trà, bằng mồ hôi tay. Đó chính là sự quý giá và đặc biệt của chiếc ấm này".

Ấm tử sa mang văn hóa Bát Tràng

Dù đã thành công, nghệ nhân Vương Mạnh Tuấn vẫn không ngừng tìm tòi, học hỏi. Nếu như cách đây 14 năm, đất làm ấm trà Tử Sa được ông sử dụng là đất từ làng nghề Quế Quyển, thì đến nay, ấm trà Tử Sa được làm nguyên liệu ngay ở Bát Tràng, đó là bằng đất, bằng cát phù sa sông Hồng với tỉ lệ khoảng 40 - 50% nguyên liệu.

"Làng gốm Bát Tràng nằm bên bờ sông Hồng. Điều quan trọng là mình đã tận dụng được, sử dụng được nguồn nguyên liệu có sẵn tại địa phương, đó mới chính là cái quý giá nhất của một làng nghề", nghệ nhân chia sẻ.

Được biết, hiện nay tại Bát Tràng, ngoài nghệ nhân Vương Mạnh Tuấn còn có rất nhiều nghệ nhân đã chế tác thành công ấm trà Tử Sa. Ấm Tử Sa tại đây có nhiều chủng loại khác nhau với giá thành từ vài trăm nghìn đến cả chục triệu đồng/bộ.

Ông cho biết, ở Bát Tràng cũng có một số cơ sở nhập đất tại Giang Tô về để làm ấm trà Tử Sa. Nhưng đối với ông, "giá trị lớn nhất của ấm trà Tử Sa Bát Tràng là nguyên liệu của địa phương, mang văn hóa của người Việt".

Để giữ gìn bản sắc riêng của ấm Tử Sa Bát Tràng cũng như gốm Bát Tràng, nghệ nhân luôn sử dụng cát và phù sa sông Hồng để làm gốm.

Trong xu thế hội nhập, nhiều người đang có xu hướng chuộng ngoại, vậy ấm trà Tử Sa nói riêng và gốm Bát Tràng nói chung có mất "chỗ đứng"?

Nghệ nhân Vương Mạnh Tuấn khẳng định: "Chưa bao giờ tôi băn khoăn, lo lắng về vấn đề đó. Trong quá trình sản xuất của mình, thấy mọi người vẫn yêu quý sản phẩm, thấy chất lượng sản phẩm của mình đã đạt được mong muốn của người tiêu dùng. Nên tôi yên tâm về vấn đề đó, bởi đất nước nào cũng có văn hóa, làng nghề nào cũng có truyền thông, mình giữ được văn hóa của bản sắc trong truyền thống của làng nghề thì có gì phải ngại".

“Nhất thủy, nhì trà, tam bôi, tứ bình, ngũ quần anh”, không phải ngẫu nhiên trong trà đạo các vật dụng như chén trà và ấm trà lại giữ một vai trò quan trọng như vậy. Và để nói đến ấm pha trà, nhiều người không thể không gọi tên ấm trà Tử Sa. Ấm trà Tử Sa vốn là một loại ấm pha trà có nguồn gốc từ vùng Nghi Hưng (tỉnh Giang Tô, Trung Quốc). Từ xa xưa, chiếc ấm này chuyên được vua chúa sử dụng. Rất nhiều người có sở thích trà đạo đã tốn nhiều tiền bạc và thời gian để có thể sở hữu một chiếc ấm Tử Sa.

HOÀNG YÊN

Nghệ nhân gốm Bát Tràng bức xúc trước thực trạng hàng ngoại lai đội lốt thương hiệu sản phẩm

Thứ 4, 06/11/2019 | 14:48
Những năm gần đây, tại làng gốm Bát Tràng (Gia Lâm, Hà Nội ) các sản phẩm không rõ nguồn gốc được bày bán tràn lan, dần lấn át thị phần của gốm Bát Tràng.

'Nghệ nhân' tí hon và ước mơ giữ gìn tranh gốm

Thứ 2, 25/02/2013 | 09:45
5 tuổi, Nguyễn Tâm Phúc (SN 2007) ở làng gốm Phù Lãng, Quế Võ, Bắc Ninh đã có những say mê với tranh đất. Em có thể ngồi hàng ngày bên những mê đất và sáng tạo bằng trí tưởng tượng ngây thơ của mình.
Cùng tác giả

GS. Nguyễn Anh Trí: Paracetamol hay chanh, sả không chữa được Covid

Thứ 4, 28/07/2021 | 19:45
GS.BS - Thầy thuốc nhân dân Nguyễn Anh Trí đưa ra một số khuyến cáo trước trào lưu tự phòng chữa bệnh Covid-19 tại nhà của một bộ phận người dân hiện nay.

ĐBQH Phan Đức Hiếu: Giảm lãi suất cần đi kèm khả năng hấp thụ vốn của DN

Thứ 2, 26/07/2021 | 07:19
Vị ĐBQH đoàn Thái Bình chia sẻ thẳng thắn về một số giải pháp thiết thực nhưng cũng rất thị trường để tiếp sức cho doanh nghiệp đang gặp khó khăn vì Covid-19.

"Chống dịch phải chấp nhận hi sinh một vài chỉ tiêu kinh tế"

Chủ nhật, 25/07/2021 | 14:42
Chúng ta kỳ vọng "mục tiêu kép", nhưng chống dịch như chống giặc, đòi hỏi phải hi sinh, sẽ có lúc một số chỉ tiêu không đạt được , Chủ tịch hiệp hội DNNVV nói.

ĐBQH: “Mọi người nói vui, nhờ có đường sắt trên cao mà nắng có chỗ che, mưa có chỗ trú”

Thứ 7, 24/07/2021 | 19:13
Đại biểu Đặng Ngọc Huy (đoàn ĐBQH tỉnh Quảng Ngãi) phát biểu hài hước như vậy khi nói về thực trạng chậm tiến độ của một số dự án đầu tư công hiện nay.

Thu chi ngân sách: Thu tăng không đáng mừng, chi giảm lại đáng lo

Thứ 5, 22/07/2021 | 15:01
Do dự toán chưa sát thực tế, thu ngân sách 2019 tăng 10,1%; trong khi đó, chi ngân sách chỉ đạt 93,5% do nhiều dự án chậm triển khai…
Cùng chuyên mục

Tín Nguyễn hồi hộp chờ phản hồi của khán giả về vai diễn đầu tiên

Thứ 5, 25/04/2024 | 20:45
Tín Nguyễn có vai diễn điện ảnh đầu tiên trong bộ phim Lật mặt 7: Một điều ước. Cô cảm thấy may mắn khi được đồng hành cùng nhà sản xuất, đạo diễn Lý Hải - Minh Hà.

Đạo diễn Trần Hữu Tấn: "Quay Con Cám, diễn viên ngất xỉu nhiều ngày"

Thứ 5, 25/04/2024 | 19:44
Dự án điện ảnh Con Cám vừa chính thức đóng máy, đạo diễn Trần Hữu Tấn có những chia sẻ về mức độ khắc nghiệt khi ghi hình dưới thời tiết nắng nóng đỉnh điểm.

Đà Nẵng tổ chức chương trình nghệ thuật Thanh âm tháng tư

Thứ 5, 25/04/2024 | 18:59
Chương trình được diễn ra miễn phí vào tối ngày 27/4 tại tuyến phố đi bộ Bạch Đằng, với 17 tiết mục dàn dựng đặc sắc.

Quảng trường biển Sầm Sơn sức chứa 10.000 người trước ngày khai trương

Thứ 5, 25/04/2024 | 17:32
Quảng trường biển Sầm Sơn và trục cảnh quan lễ hội Tp.Sầm Sơn với sức chứa 10.000 người sẽ khai trương và là nơi tổ chức Lễ hội du lịch biển Sầm Sơn năm 2024.

Tổ chức “Liên hoan Múa rối quốc tế - 2024” vào tháng 10

Thứ 5, 25/04/2024 | 15:16
Đề án tổ chức “Liên hoan Múa rối quốc tế - 2024” vừa được Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch vừa phê duyệt.
     
Nổi bật trong ngày

Quảng trường biển Sầm Sơn sức chứa 10.000 người trước ngày khai trương

Thứ 5, 25/04/2024 | 17:32
Quảng trường biển Sầm Sơn và trục cảnh quan lễ hội Tp.Sầm Sơn với sức chứa 10.000 người sẽ khai trương và là nơi tổ chức Lễ hội du lịch biển Sầm Sơn năm 2024.

Tổ chức “Liên hoan Múa rối quốc tế - 2024” vào tháng 10

Thứ 5, 25/04/2024 | 15:16
Đề án tổ chức “Liên hoan Múa rối quốc tế - 2024” vừa được Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch vừa phê duyệt.

Dự báo thời tiết ngày 25/4/2024: Sau đợt mưa to, miền Bắc nắng gay gắt

Thứ 5, 25/04/2024 | 05:00
Tin tức dự báo thời tiết mới nhất trong hôm nay (25/4). Cập nhật tin tức dự báo thời tiết nhanh và chính xác nhất trên Người Đưa Tin.

Hotline phản ánh sự cố, vi phạm trên cao tốc chính thức hoạt động từ 26/4

Thứ 5, 25/04/2024 | 19:46
Đường dây nóng tiếp nhận thông tin ùn tắc, sự cố... trên cao tốc sẽ chính thức hoạt động từ ngày 26/4.

Hà Giang: Phát triển du lịch gắn với văn hóa bản địa tại cao nguyên đá Đồng Văn

Thứ 5, 25/04/2024 | 09:17
Dự kiến dịp nghỉ lễ 30/4 - 1/5 tới đây, huyện Đồng Văn (Hà Giang) sẽ đón hơn 25.000 lượt khách du lịch đến tham quan và trải nghiệm.