Hậu tổng kiểm soát phương tiện giao thông: Nên thay đổi phương thức kiểm tra, giám sát giao thông

Thực tế ai cũng thấy rõ, trong thời điểm CSGT ra quân thì vi phạm giao thông giảm hẳn, ý thức của người dân tốt hơn. Nhưng sau chiến dịch, đâu lại vào đó.

CSGT TP HCM đã xử phạt nhiều trường hợp vi phạm trong đợt tổng kiểm soát. (Ảnh: Hà Nhân)

Mấy hôm nay, người dân khắp nơi đổ xô đi mua bảo hiểm xe máy, nhiều nơi người mua đông đến nỗi gây ùn tắc.

Sở dĩ có tình trạng này là do từ ngày 15/5 đến 14/6, lực lượng CSGT trên toàn quốc sẽ ra quân tổng kiểm soát xử lý vi phạm bảo đảm trật tự an toàn giao thông - trật tự xã hội.

Trong đợt tổng kiểm soát phương tiện giao thông đường bộ, CSGT toàn quốc sẽ kiểm tra đủ 4 loại giấy tờ đối với người đi xe máy (đăng ký xe, giấy phép lái xe, giấy chứng nhận bảo hiểm trách nhiệm dân sự bắt buộc và giấy tờ tuỳ thân) và 5 loại đối với tài xế ô tô (đăng ký xe, giấy phép lái xe, giấy chứng nhận bảo hiểm trách nhiệm dân sự bắt buộc, giấy tờ tùy thân, chứng nhận kiểm định an toàn kỹ thuật, bảo vệ môi trường…).

Đáng chú ý, CSGT cũng được phép dừng các phương tiện để tập trung xử lý nghiêm hành vi vi phạm quy định về nồng độ cồn, sử dụng ma túy cũng như các hành vi vi phạm khác...

Phải khẳng định, việc tổng kiểm tra phương tiện giao thông là một hoạt động bình thường của cơ quan chức năng, giúp người dân có ý thức hơn khi tham gia giao thông. Kiểm tra, kiểm soát để đảm bảo an toàn giao thông là đúng chức năng, nhiệm vụ của CSGT, nhất là trong bối cảnh người dân trở lại nhịp sống bình thường sau quãng thời gian cách ly xã hội.

Tuy nhiên, nếu nhìn dưới góc độ mục tiêu của hoạt động này, có thể nhận ra những điều chưa hợp lý.

Bởi hiện nay, những tồn tại về vi phạm giao thông tại các thành phố lớn như: không đội mũ bảo hiểm, vượt đèn đỏ, chuyển hướng không có tín hiệu đèn..., có nồng độ cồn (sử dụng rượu, bia, và các chất có cồn khi tham gia giao thông), đua xe (tự phát và có tổ chức), chống đối người thi hành công vụ (khi bị lực lượng CSGT dừng xe kiểm tra).

Nói chung, những vi phạm giao thông diễn ra ngang nhiên, hằng ngày, hằng giờ, tại bất cứ nơi đâu không có CSGT. Đó mới là nguyên nhân chính gây nên tình trạng tắc đường, vấn đề tai nạn giao thông tăng.

Xét trên những tồn tại kể trên, việc tổng kiểm tra phương tiện của CSGT chưa hẳn trúng và còn có thể làm phiền nhiều người dân điều khiển phương tiện đúng luật.

Nếu như không thể xử lý tận gốc của vấn đề, tôi e rằng, sau đợt tổng kiểm tra phương tiện giao thông này tình hình giao thông trên cả nước sẽ vẫn là một mớ bòng bong như lâu nay.

Trước thực tế này, nên chăng chúng ta nên nghiên cứu thay đổi phương thức kiểm tra, giám sát giao thông một cách phù hợp để đảm bảo an toàn giao thông và ý thức của người dân.

Theo đó, CSGT nên tập trung giải quyết triệt để tình trạng vi phạm giao thông của người dân, thay vi dàn trải lực lượng đi kiểm tra các phương tiện đang lưu thông mà không cần tài xế có lỗi ban đầu. Vì không có gì dễ dàng, trực quan hơn thực thi nghiêm luật giao thông.

Vậy, quan điểm của bạn về vấn đề này như thế nào?

* Bạn đang quan tâm đến vấn đề nóng? Bạn muốn bày tỏ quan điểm riêng về mọi vấn đề trong xã hội? Hãy gửi quan điểm/câu chuyện của mình vào hòm thư toasoan@nguoiduatin.vn để được bàn luận và chia sẻ cùng hàng triệu độc giả của tạp chí Người Đưa Tin Pháp Luật.

Khi nào bị thu hồi đất mà không được bồi thường tài sản gắn liền trên đất?

Thứ 3, 19/05/2020 | 16:00
Thông thường khi Nhà nước thu hồi đất thì tài sản gắn liền với đất sẽ được bồi thường. Tuy nhiên, những tài sản gắn liền với đất bị thu hồi do vi phạm hoặc chính tài sản đó được tạo lập trái quy định sẽ không được bồi thường.

Bổ sung 4 trường hợp không áp dụng thời hiệu xử lý kỷ luật công chức từ ngày 1/7

Thứ 3, 19/05/2020 | 06:30
Luật Cán bộ công chức sửa đổi có ý nghĩa vô cùng lớn đối với công chức. Một trong số những điểm nổi bật của Luật này là sửa đổi, bổ sung quy định về kỷ luật công chức.

Có nên nhận bảo hiểm xã hội 1 lần hay không?

Thứ 3, 19/05/2020 | 08:30
Có không ít lý do để người tham gia bảo hiểm xã hội muốn nhận BHXH 1 lần, đặc biệt là với những ai đang cần ngay một khoản tiền. Tuy nhiên, họ lại không biết đến những thiệt thòi về sau.

Phải nộp bao nhiêu tiền để được bảo lãnh xe vi phạm, có được trả lại không?

Thứ 2, 18/05/2020 | 12:30
Tổ chức, cá nhân vi phạm giao thông có thể đặt tiền bảo lãnh để được xem xét để giao giữ, bảo quản phương tiện vi phạm. Vậy, tiền bảo lãnh có được hoàn trả sau khi chấp hành xong quyết định xử phạt hay không?