Hé lộ bí mật về em trai Tần Thủy Hoàng (kỳ 2)

Hé lộ bí mật về em trai Tần Thủy Hoàng (kỳ 2)

Thứ 5, 27/12/2012 | 23:55
0
Cuộc nổi loạn đã bị vị bạo chúa Tần Thủy Hoàng dìm trong bể máu, còn công tử Thành, vốn là một đối thủ về mặt chính trị của Tần Thủy Hoàng thì kể từ đó, biến mất khỏi lịch sử.

Khi lên ngôi, An Quốc Quân tuổi đã ngoài 50, cơ thể lại ốm yêu từ trước, vì vậy, mới lên ngôi được 3 ngày thì đã qua đời. Tử Sở lên ngôi, trở thành Trang Tương Vương.

Sau khi Tử Sở lên ngôi, mẹ nuôi là Hoa Dương Phu nhân trở thành Hoang Dương Thái hậu, còn mẹ đẻ là Hạ Cơ cũng được phong làm Hạ thái hậu. Cũng từ đây, trong hậu cung nước Tần cũng hình thành hai thế lực không hẳn đối đầu nhưng đối lập nhau rất rõ rệt.

Thế giới - Hé lộ bí mật về em trai Tần Thủy Hoàng (kỳ 2)

Tần Thủy Hoàng trên phim

Hoa Dương Thái hậu là người mẹ chính trị của Tử Sở, xuất thân từ nước Sở, do vậy hình thành một thế lực những người có xuất thân từ nước Sở hoặc thân cận với nước Sở. Trong khi đó, Hạ Thái hậu lại là mẹ đẻ của Tử Sở, xuất thân từ nước Hàn, do vậy, tự nhiên hình thành một tập đoàn thế lực của những người xuất thân từ Hàn hoặc có mối liên hệ mật thiết với Hàn.

Mâu thuẫn giữa Hoa Dương Thái hậu và Hạ Thái hậu bắt đầu bộc lộ khi Triệu Cơ và Doanh Chính quay trở về Tần. Trong việc ủng hộ Tử Sở lên ngôi thái tử, hai vị thái hậu tương đối “đồng thuận”, tuy nhiên, thái độ với Triệu Cơ và Doanh Chính thì bắt đầu có sự chia rẽ.

Hoa Dương Thái hậu ủng hộ Tử Sở là nhờ có Lã Bất Vi mua chuộc vì vậy bà ta tiếp nhận gia đình của Tử Sở ở Hàm Đan, vị trí vợ chính và con trưởng của Triệu Cơ và Doanh Chính có được là nhờ Hoa Dương Thái hậu ủng hộ sắp xếp. Cũng chính vì vậy, mối quan hệ giữa Hoa Dương Thái hậu với Triệu Cơ và Doanh Chính rất tốt.

Đối với Hạ Thái hậu thì ngược lại, Triệu Cơ và Doanh Chính đối với bà ta là những kẻ hoàn toàn xa lạ. Người được Hạ Thái hậu hậu thuẫn đương nhiên chính là Hàn phu nhân và công tử Thành. Bởi lẽ, Hàn phu nhân là người được chính bà ta lựa chọn, còn công tử Thành là do Hàn phu nhân sinh ra, lại lớn lên ngay trong hậu cung nước Tần nên với Hạ Thái hậu rất gần gũi và thân thiết. Do vậy, một khi Hàn phu nhân thay thế Triệu Cơ làm đệ nhất phu nhân và công tử Thành thay thế vị trí con trưởng của Doanh Chính thì sẽ có lợi hơn nhiều cho thế lực của Hạ thái hậu.

Ngược lại, Triệu Cơ và Doanh Chính dù không hề mang huyết thống nước Sở, song là người được phe nước Sở che chở, vì vậy họ buộc phải tiếp tục ủng hộ Triệu Cơ và Doanh Chính để ngăn không cho thế lực của Hạ Thái hậu phát triển lớn mạnh thêm nữa. Từ sự đối lập giữa hai bà thái hậu, mối quan hệ giữa Triệu Cơ và Hàn phu nhân cũng không lấy gì làm tốt đẹp. Và điều quan trọng chính là công tử Thành, ngay từ khi sinh ra, đã trở thành một kẻ thù chính trị tiềm ẩn của Tần Doanh Chính.

Có lẽ, vào thời điểm lúc bấy giờ, dưới sự ủng hộ quyết liệt của Hoa Dương Thái hậu cũng như sự hiệp trợ của Lã Bất Vi, Trang Tương Vương mới dám chống lại áp lực từ phía người mẹ đẻ của mình, kiên quyết chờ đợi Triệu Cơ và Doanh Chính trong 6 năm ròng rã. Và cuối cùng lập Triệu Cơ làm vương hậu, Doanh Chính làm thái tử. Sau khi mọi việc đã được định đoạt, hậu cung nhà Tần trở nên yên bình hơn.

Theo luật cũ của triều Tần thì các thái hậu và vương hậu không được tham dự vào việc triều chính, do vậy, trong hoàn cảnh chưa có bất cứ xung đột nào trực tiếp, mối quan hệ giữa Triệu Cơ và người vợ thứ Hàn phu nhân diễn ra tương đối dễ chịu và ít sóng gió. Doanh Chính và Thành cùng nhau lớn lên trong sự bao bọc của toàn bộ hoàng thất nước Tần. Có thể nói, đây là những năm tháng tuổi thơ hạnh phúc nhất trong cuộc đời của vị bạo chúa tương lai.

Tuy nhiên, chỉ mới ngồi trên ngai báu được vỏn vẹn 3 năm, tới năm 247 trước Công nguyên, Trang Tương Vương qua đời. Năm đó, Doanh Chính mới 13 tuổi kế vị trở thành Tần Vương. Những năm tháng yên bình và hạnh phúc của Doanh Chính chính thức kết thúc. Dưới sự che chở của hai vị thái hậu, Doanh Chính và Thành bước vào một cuộc cạnh tranh khốc liệt.

Quan hệ thực sự giữa Tần Doanh Chính và công tử Thành được sử sách ghi lại cực kỳ ít, chỉ có hai sự kiện, một là cuộc nổi loạn đã nói ở trên và hai là cuộc đi sứ nước Hàn diễn ra vào năm Tần Vương Chính thứ 5. Theo ghi chép của sử sách thì vào năm đó, công tử Thành nhận lệnh đi sứ nước Hàn, không tốn một binh, một tốt nào đã buộc nước Hàn phải cắt hơn một trăm dặm đất dâng cho nước Tần.

Nếu như những ghi chép này là sự thực, thì vào năm đi sứ, công tử Thành mới chỉ 15 tuổi. Một công tử 15 tuổi, dù là của một cường quốc như Tần thì việc “không tốn một binh, một tốt” mà buộc nước Hàn phải cắt hơn 100 dặm đất thực sự là chuyện khó có thể tưởng tượng được.

Trên thực tế, dù sử sách không có ghi chép nhưng có thể đoán chắc rằng, công trạng này của công tử Thành chủ yếu là do sự sắp đặt của Hạ Thái hậu, Hàn phu nhân cùng phe cánh của mình. Căn cứ theo luật pháp nước Tần lúc bấy giờ, là một hoàng tử, nếu như công tử Thành không có bất cứ công trạng nào thì không thể được phong tước vị lẫn chức quan. Tiền đồ của công tử Thành đương nhiên trở thành mối quan tâm hàng đầu của cả Hạ Thái hậu lẫn Hàn phu nhân.

Chính vì thế, Hạ Thái hậu và Hàn phu nhân quyết định sử dụng mối quan hệ “bên ngoại” của mình, phái công tử Thành đi sứ nước Hàn rồi thông qua áp lực về quân sự lẫn ngoại giao buộc nước Hàn phải cống nạp hơn 100 dặm đất. Chính nhờ công trạng này mà khi trở về, công tử Thành được phong tước vị và đất đai. Cái tên Trường An Quân chính là tước hiệu mà công tử Thành có được sau chuyến công du nước Hàn này.

Sự kiện này cho thấy công tử Thành rất được Hạ Thái hậu yêu chiều và quan tâm, dùng mọi tâm sức lẫn mối quan hệ mà bà có được để giúp Thành lập được công trạng, được phong tước vị và đất đai. Tuy nhiên, Hạ Thái hậu có thể che chở cho Thành lúc còn sống, song khi đã chết thì khó lấy gì làm đảm bảo. Đó chính là lý do vì sao, cái chết của Hạ Thái hậu vào năm Tần Vương Chính thứ 7 trở thành sự kiện thay đổi toàn bộ cuộc đời của vị hoàng tử kém may mắn của nước Tần này. Kết quả của sự thay đổi này chính là cuộc phản loạn của công tử Thành diễn ra sau đó ít lâu.

Sách “Sử ký” của Tư Mã Thiên phần viết về Tần Thủy Hoàng có chép rằng, năm thứ 7 Hạ Thái hậu chết. Năm thứ 8, em trai là Trường An Quận Thành dẫn quân tấn công nước Triệu làm phản rồi chết ở Đôn Lưu. Hai sự việc bất hạnh đối với tập đoàn quyền lực của những người xuất thân từ nước Hàn liên tiếp xảy ra không phải là không có sự liên hệ với nhau. Sau khi Hạ Thái hậu chết, phe cánh thế lực của những người có xuất thân từ nước Hàn mất đi người lãnh đạo và bắt đầu bước vào giai đoạn thoái trào.

Vào thời điểm đó, phe cánh của những người có nguồn gốc từ nước Triệu, lấy Triệu Cơ và Lã Bất Vi làm trung tâm bắt đầu nổi lên và tìm mọi cách công kích Hàn phu nhân và công tử Thành. Trong công cuộc “tận diệt” phe cánh nước Hàn, cần phải nhắc tới một nhân vật rất quan trong khác trong lịch sử hậu cung nước Tần thời kỳ này, người đó chính là Lao Ái.

Lao Ái vốn là người nước Triệu, xuất thân nghèo hèn, làm thuê ở chợ. Tuy nhiên, Lao Ái lại là một người đàn ông khỏe mạnh, cường tráng. Sau khi tư thông với Triệu Cơ nhiều năm, đến khi Tần Doanh Chính bắt đầu trưởng thành, Lã Bất Vi tìm cách dứt khỏi mối quan hệ với Triệu Cơ, đã lấy Lao Ái làm người thế thân.

Lao Ái là người nước Triệu, cùng quê với Triệu Cơ, lại có sức khỏe hơn người vì vậy rất được Triệu Cơ yêu chiều. Lao Ái sau đó không chỉ trở thành một người tình núp dưới danh nghĩa thái giám của thái hậu Triệu Cơ mà nhờ sự che chở của bà thái hậu lăng loàn này, trở thành một nhân vật có máu mặt trong chính đàn nước Tần, được phong tới tước Trường Tín hầu.

Thế giới - Hé lộ bí mật về em trai Tần Thủy Hoàng (kỳ 2) (Hình 2).

Vì sao một hoạn quan như Lao Ái lại được phong tới tước hầu thì sử sách không ghi chép rõ, vì vậy, người ta đều chỉ nói chung chung rằng, nhờ tư thông với thái hậu Triệu Cơ mà Lao Ái được phong tước vị này. Trên thực tế, pháp luật triều Tần quy định rất rõ, không lập công thì không được phong tước vị lẫn chức vụ, Lao Ái không thể ngồi không mà được Tần Doanh Chính phong làm Trường Tín hầu được.

Không ghi rõ nguyên nhân Lao Ái được phong hầu, nhưng sử sách có ghi Lao Ái được phong hầu vào năm Tần Vương Chính thứ 8. Điều này có liên quan trực tiếp tới vụ nổi loạn của công tử Thành diễn ra trong năm này. Vào thời điểm Hạ Thái hậu qua đời, Lao Ái đã trở thành một cánh tay đắc lực cho Triệu Thái hậu và phe cánh nước Triệu trong hậu cung nhà Tần. Do vậy, Lao Ái chính là người đại diện cho Triệu Cơ thực hiện kế hoạch “tận diệt” phe cánh Hàn phu nhân và công tử Thành. Trong năm đó, công tử Thành lại được Tần Doanh Chính sai cầm quân đi đánh Triệu - quê hương của Triệu Cơ và Lao Ái.

Trong tình thế đó, đương nhiên Triệu Cơ và Lao Ái đều không mong muốn. Vì vậy, chính Triệu Cơ và Lao Ái đã dùng Hàn phu nhân khi đó đang nằm trong tay mình để gây sức ép cho công tử Thành, buộc Thành phải làm loạn rồi quay đầu đầu hàng nước Triệu. Kết quả, như đã nói, cuộc nổi loạn đã bị vị bạo chúa Tần Thủy Hoàng dìm trong bể máu, còn công tử Thành, vốn là một đối thủ về mặt chính trị của Tần Thủy Hoàng thì kể từ đó, biến mất khỏi lịch sử.

> Đọc thêm: Những câu chuyện huyền bí trong hậu cung xưa

Cổ Tỉnh

* * Bài đăng trên ấn phẩm chuyên đề báo ĐSPL.


Cùng chuyên mục

Cao ủy Nhân quyền LHQ “kinh hoàng” trước báo cáo về mộ tập thể tại Gaza

Thứ 4, 24/04/2024 | 15:46
Cao ủy Nhân quyền LHQ Volker Turk đã “kinh hoàng” trước sự tàn phá ở bệnh viện Nasser, Al Shifa tại Gaza và các báo cáo về những mộ tập thể chứa nhiều thi thể.

Mỹ đang lên kế hoạch về gói viện trợ 1 tỷ USD cho Ukraine

Thứ 4, 24/04/2024 | 15:25
Thứ Ba, hai quan chức Mỹ chia sẻ với Reuters, chính phủ Mỹ đang lên kế hoạch cho gói viện trợ quân sự trị giá 1 tỷ USD cho Ukraine.

Ukraine dồn dập nhận tin vui từ Mỹ, Anh

Thứ 4, 24/04/2024 | 14:25
Sau nhiều tuần đối diện tình trạng cạn kiệt vũ khí và đạn dược trên tiền tuyến, Ukraine lại nhận được loạt tin vui trong cùng một ngày.

Nga đột phá thành công ở Semenovka mở ra cơ hội tiến vào khu vực đặc biệt quan trọng của Ukraine

Thứ 4, 24/04/2024 | 13:55
Semenovka nằm trên độ cao vượt trội ở vùng Avdeevka. Việc kiểm soát được nó sẽ mở đường cho quân đội Nga hướng tới trung tâm hậu cần lớn của Ukraine.

Ukraine có thể làm gì với khoản viện trợ lớn mới từ Mỹ?

Thứ 4, 24/04/2024 | 10:43
Người Ukraine nhận thức rõ ràng rằng gói viện trợ lớn mới của Mỹ không phải “viên đạn bạc”, không đủ để lật ngược tình thế cuộc chiến.
     
Nổi bật trong ngày

Ở khu vực “Chìa khóa”: Ukraine kháng cự mạnh mẽ, Nga dùng chiến thuật chậm mà chắc

Thứ 3, 23/04/2024 | 10:45
Rabotino và phía tây bắc Verbovoy được coi là “chìa khóa” để kiểm soát vùng Zaporozhye quan trọng. Vì vị trí chiến lược mà giao tranh vẫn sẽ tiếp tục căng thẳng.

Lực lượng Israel trở lại khu vực phía Đông Khan Younis

Thứ 3, 23/04/2024 | 09:59
Người dân địa phương cho biết, trong ngày thứ Hai, lực lượng Israel đã trở lại khu vực phía Đông thành phố Khan Younis trong một cuộc đột kích bất ngờ.

Quốc gia vùng Baltic Litva khởi động cuộc tập trận quy mô lớn nhất

Thứ 3, 23/04/2024 | 10:36
Cuộc tập trận sẽ huấn luyện cho tất cả các thành phần của Các Lực lượng Vũ trang Litva.

Bloomberg: Đức thúc giục Mỹ cấp thêm tổ hợp Patriot cho Ukraine

Thứ 3, 23/04/2024 | 15:16
Đức cam kết sẽ gửi khẩu đội Patriot thứ 3 tới Ukraine và 6 khẩu đội nữa sẽ sớm được các quốc gia thành viên EU khác chuyển giao.

Tám cuộc phản công của Ukraine bị thất bại, Nga tiếp tục đà tiến

Thứ 4, 24/04/2024 | 10:00
Ở khu vực Ocheretino các trận chiến đang diễn ra vô cùng dữ dội. Các đơn vị Nga đang tăng cường các hoạt đột để đẩy lùi Lực lượng Vũ trang Ukraine.