Hé lộ kịch bản né đòn tấn công hạt nhân Nga của Mỹ

Hé lộ kịch bản né đòn tấn công hạt nhân Nga của Mỹ

Vũ Thu Hương
Thứ 3, 01/12/2020 | 14:00
0
Kịch bản Nga “tấn công” nước Mỹ không chỉ khiến các quan chức Washington khiếp sợ mà còn gây áp lực cho chiến lược quan hệ giữa hai nước.

Trong suốt những năm 1950 và đến những năm 1960, chính phủ Mỹ đã bỏ trống kế hoạch diễn tập sơ tán ở các thành phố cũng như xây dựng các khu trú ẩn nhằm giúp các khu vực đô thị an toàn trước các cuộc tấn công.

Từ thế chiến thứ 2, nước Mỹ nổi lên là quốc gia hùng mạnh nhất thế giới. Mỹ không chỉ tạo ra một nửa sản lượng kinh tế của thế giới mà còn sở hữu loại vũ khí khủng khiếp nhất. Ban đầu, các quan chức Mỹ tin rằng Washington sẽ độc quyền sở hữu hạt nhân lâu dài. Tuy nhiên, không lâu sau đó, dù muốn hay không Mỹ cũng phải chấp nhận sự thực rằng Liên Xô gia nhập câu lạc bộ hạt nhân vào ngày 29/8/1949. Và cú sốc tiếp theo của Mỹ khi Matxcơva có được vũ khí nhiệt hạch.

Tiêu điểm - Hé lộ kịch bản né đòn tấn công hạt nhân Nga của Mỹ

Mỹ từng mang nỗi lo hạt nhân Nga 

Cú sốc này thực sự nặng nề thêm khi ngày 1/3/1954, Mỹ thử nghiệm quả bom nguyên tử có tên Castle Bravo. Ban đầu, các nhà khoa học đánh giá sai về sức công phá quả bom. Thực tế, khả năng công phá của bom tới 15 megaton trong khi các nhà khoa học dự đoán chỉ tầm 5 hay 6 megaton. Vụ nổ phóng xạ này vượt xa những gì nhóm thử nghiệm tính toán. Cuộc thử nghiệm không chỉ gây nhiễm độc cho những người dân sống trên đảo gần đó mà còn gây ảnh hưởng tới cả những cư dân tình cờ có mặt trong khu vực vào thời điểm thử nghiệm.

Sau thử nghiệm, các nhà khoa học đã có cuộc thử nghiệm mẫu bụi phóng xạ Castle Bravo, lấy Washington, DC là điểm 0. Kết quả thật đáng kinh ngạc. Theo như lời thuật trong cuốn sách về sự kiện này của nhà báo Annie Jacobsen: Nếu đặt điểm 0 ở Washington, D.C…. mọi cư dân trong khu vực Washington-Baltimore rộng lớn sẽ tử vong. Nếu không có các boongke để bảo vệ, toàn bộ dân cư sống ở đó sẽ tử vong khi nhiễm phóng xạ chỉ trong vài phút. Ngay cả với khu vực Philadelphia, cách đó tới 200km, phần lớn dân cư bị phơi nhiễm phóng xạ cũng sẽ tử vong chỉ trong vòng một giờ. Tại thành phố New York, cách hơn 300km về phía bắc, một nửa dân số cũng có thể thiệt mạng khi đêm xuống.

Và kịch bản Liên Xô có thể gây ra sự tàn phá này đối với nước Mỹ không chỉ khiến các quan chức Mỹ khiếp sợ mà còn tạo ra thách thức về mặt chiến lược. Và rốt cuộc, chiến lược của Mỹ là sử dụng vũ khí hạt nhân để đối trọng với sức mạnh của Nga.

Có điều, chiến lược này chỉ hợp lý khi Moscow không thể trả đũa Mỹ và chiến lược này chỉ có thể phát huy tác dụng khi số lượng vũ khí nguyên tử hạn chế. Nhưng ở thời kỳ vũ khí nhiệt hạch có sức hủy diệt khủng khiếp phát triển thần tốc như này, chiến lược ấy sao có thể đáp ứng?

Phòng thủ dân sự lúc này là một ý tưởng hay. Nhắc đến phòng thủ dân sự, nhiều người thường chỉ nghĩ đến các cuộc tập trận trong các trường học ở Mỹ. Nhưng thực tế, các kế hoạch phức tạp hơn nhiều.

Trong suốt những năm 1950 và đến những năm 1960, chính phủ Mỹ đã bỏ trống kế hoạch kêu gọi sơ tán ở các thành phố và xây dựng các khu trú ẩn tránh bụi phóng xạ ở các thành phố lớn trong các cuộc tấn công hạt nhân. Trách nhiệm và vai trò được nhắc đến của chính quyền liên bang, tiểu bang và địa phương cũng liên tục thay đổi, và bao nhiêu tiền để dành cho những nỗ lực này cũng thường xuyên trở thành vấn đề tranh cãi.

Dưới thời chính quyền Tổng thống Eisenhower, Chính phủ liên bang Mỹ đã nỗ lực rất nhiều trong việc triển khai các kế hoạch phòng thủ dân sự, thậm chí ngay cả khi chính Tổng thống nghi ngờ tính hiệu quả của kế hoạch này. Chẳng hạn, bắt đầu từ năm 1954, Mỹ tổ chức các cuộc tập trận quy mô toàn quốc hàng năm nhằm thực hành cách đối phó với các cuộc tấn công hạt nhân của Liên Xô vào các thành phố của Mỹ. Tuy nhiên, kết quả của các đợt tập trận này không khả quan.

Quốc hội Mỹ cũng cố gắng nâng cao niềm tin của người dân Mỹ vào khả năng sống sót sau một cuộc chiến tranh hạt nhân. Tại một phiên điều trần của Quốc hội Mỹ, cựu thống đốc Nebraska, người được Tổng thống Eisenhower bổ nhiệm làm giám đốc Cục Phòng vệ Dân sự, ông Peterson tiết lộ rằng kế hoạch của chính quyền nằm ở việc đào các rãnh ven đường dọc theo các đường cao tốc công cộng dẫn ra khỏi tất cả các thành phố lớn trên toàn quốc. Các chiến hào phải sâu 1m và rộng nửa m. Khi bị bom tấn công, mọi người phải dừng, bỏ xe lại, nằm xuống chiến hào và phủ đầy đất lên người.

Tuy nhiên, trước câu hỏi của một thượng nghị sĩ rằng chính phủ dự định cung cấp các dịch vụ cơ bản như thực phẩm, nước và vệ sinh như thế nào cho người dân trong các chiến hào này, ông Peterson thừa nhận: “Rõ ràng, trong những chiến hào này, nếu xây khẩn cấp, sẽ không có được những dịch vụ đó. Thực tế, vấn đề thực phẩm sẽ khá tồi tệ”.

Dẫu vậy, những nỗ lực phòng thủ dân sự không hoàn toàn vô ích. Chẳng hạn, nhu cầu sơ tán trong các thành phố tất yếu sẽ dẫn đến việc phải xây dựng hệ thống đường cao tốc nối liền các tiểu bang của liên bang cũng như hệ thống hầm ngầm. Washington phải xây dựng những nơi trú ẩn tốt cho tổng thống và các bộ phận khác của cơ quan hành pháp, các thành viên của Quốc hội, Tòa án Tối cao, cũng như thực hiện các bước khác để tăng cường các biện pháp chỉ huy và kiểm soát. Tất cả các biện pháp này đều hữu ích trong việc nâng cao năng lực răn đe chiến lược của Mỹ.

 

 

Cả gan tấn công Hmeimim ở Syria, phiến quân khốn đốn vì mưa bom từ Nga

Thứ 7, 28/11/2020 | 21:11
Không quân Nga đã triển khai một số cuộc không kích vào khu vực đông bắc Latakia, nhắm vào thành trì quân thánh chiến ở khu vực Jabal Al-Akrad.

3 vị tướng Thổ Nhĩ Kỳ khiến Nga "không kịp trở tay" ở Nagorno-Karabakh

Thứ 6, 27/11/2020 | 13:53
Không phải máy bay không người lái, 3 vị tướng Thổ Nhĩ Kỳ đến Azerbaijan chỉ đạo trong cuộc giao tranh ở Nagorno-Karabakh mới là nhân tố khó lường đối với Nga.
Cùng tác giả

Thúc đẩy vai trò trung tâm của ASEAN, mang lại lợi ích thiết thực cho người dân

Thứ 2, 22/04/2024 | 11:23
Ngày 23/4 tới, tại Hà Nội, Việt Nam lần đầu tiên đăng cai tổ chức Diễn đàn Tương lai ASEAN 2024. Trước thềm sự kiện, Thứ trưởng Ngoại giao Đỗ Hùng Việt đã trả lời phỏng vấn báo chí về các nội dung liên quan.

“Hiệp định Geneve không chỉ là mốc son lịch sử mà còn mang ý nghĩa thời đại”

Thứ 2, 22/04/2024 | 10:02
Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Bùi Thanh Sơn khẳng định việc ký kết Hiệp định Geneve không chỉ là một mốc son lịch sử của dân tộc ta, mà còn mang ý nghĩa thời đại.

Việt Nam coi trọng thúc đẩy quan hệ hữu nghị, hợp tác truyền thống với Benin

Thứ 3, 16/04/2024 | 10:07
Điện đàm với người đồng cấp Benin, Bộ trưởng Bùi Thanh Sơn nhấn mạnh dư địa hợp tác giữa Việt Nam và Benin còn rất lớn, do đó hai bên cần đẩy mạnh hơn nữa hợp tác kinh tế song phương.

Việt Nam hoan nghênh Nghị quyết về việc ngừng bắn tại Dải Gaza

Thứ 5, 28/03/2024 | 11:06
Việt Nam hoan nghênh Nghị quyết 2728 về việc ngừng bắn tại Dải Gaza được Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc thông qua ngày 25/3/2024 và kêu gọi các bên liên quan thực hiện ngay lập tức Nghị quyết nhằm hướng đến một lệnh ngừng bắn lâu dài và bền vững tại khu vực.

Việt Nam tham gia thủ tục ý kiến tư vấn của Tòa án công lý quốc tế ICJ về biến đổi khí hậu

Thứ 4, 27/03/2024 | 10:44
Thay mặt Chính phủ Việt Nam, Đại sứ quán Việt Nam tại Hà Lan đã nộp bản đệ trình tham gia Thủ tục Ý kiến tư vấn của Tòa án Công lý quốc tế (ICJ) về biến đổi khí hậu.
Cùng chuyên mục

Hàng nghìn người thiệt mạng vì mưa lũ, Pakistan cầu cứu thế giới

Chủ nhật, 28/08/2022 | 17:28
Lũ quét do mưa gió mùa lớn gây ra trên phần lớn Pakistan đã khiến hàng nghìn người thiệt mạng, khoảng 1500 người bị thương và phải di dời.

Tình báo Anh: Nga sắp “mất nhuệ khí”, Ukraine sẽ "lật ngược tình thế"?

Thứ 6, 22/07/2022 | 19:00
Lãnh đạo Tình báo Anh nhận định, Nga sẽ ngày càng gặp khó khăn trong việc bổ sung nhân lực vài tuần tới và điều đó sẽ tạo cơ hội cho người Ukraine phản công.

Mục tiêu của Nga không dừng lại ở miền Đông Ukraine?

Thứ 5, 21/07/2022 | 15:47
Giới chức Nga tuyên bố, các mục tiêu quân sự của Nga ở Ukraine hiện đã vượt ra ngoài khu vực Donbass ở miền Đông và xác nhận các cuộc đàm phán đã đóng băng.

Ukraine tuyên bố quyết tâm “phải thắng Nga trước mùa Đông”

Thứ 4, 20/07/2022 | 16:00
Giới chức Ukraine mới đây tuyên bố, nước này phải thắng Nga trước mùa Đông để ngăn Moscow giành được lợi thế lâu dài.

Nga - Ukraine “đấu khẩu” căng thẳng, hòa đàm liệu có “chết yểu”?

Thứ 3, 19/07/2022 | 19:00
Giới chức Nga-Ukraine liên tục cáo buộc lẫn nhau gây cản trở cho cuộc đàm phán hòa bình nhằm tìm kiếm giải pháp chấm dứt xung đột, trong bối cảnh chiến sự vẫn chưa c
     
Nổi bật trong ngày

Vì sao NASA muốn thiết lập múi giờ cho Mặt trăng?

Thứ 2, 22/04/2024 | 08:58
Chính phủ Mỹ giao Cơ quan Hàng không vũ trụ Mỹ (NASA) thiết lập múi giờ Mặt trăng, còn gọi là Giờ Mặt trăng phối hợp (CLT).

Lý do khoản viện trợ 61 tỷ USD của Mỹ được coi là cứu cánh cho Ukraine

Thứ 2, 22/04/2024 | 11:40
Đối với Mỹ, dự luật có nghĩa là các nhà cung cấp có thể bắt đầu chuyển vũ khí vào Ukraine ngay lập tức – còn đối với Ukraine, điều này mang lại sự yên tâm.

Ở khu vực “Chìa khóa”: Ukraine kháng cự mạnh mẽ, Nga dùng chiến thuật chậm mà chắc

Thứ 3, 23/04/2024 | 10:45
Rabotino và phía tây bắc Verbovoy được coi là “chìa khóa” để kiểm soát vùng Zaporozhye quan trọng. Vì vị trí chiến lược mà giao tranh vẫn sẽ tiếp tục căng thẳng.

Chuyên gia nói về việc Mỹ tự sản xuất HALEU

Thứ 2, 22/04/2024 | 06:00
Trước đó, Tổng thống Mỹ Joe Biden tuyên bố nước ông đã sản xuất được 200 pound (90,7 kg) uranium làm giàu đầu tiên.

Nga đáp trả bằng 34 cuộc tấn công tổng hợp, Kiev tổn thất nhiều khí tài

Thứ 2, 22/04/2024 | 09:55
Trong số những khí tài bị quân đội Nga phá huỷ tuần qua có nhiều loại vũ khí hiện đại Mỹ cung cấp cho Ukraine.