Hệ lụy từ đổ thải trong khai thác than lộ thiên ở Quảng Ninh

Hệ lụy từ đổ thải trong khai thác than lộ thiên ở Quảng Ninh

Thứ 2, 27/05/2013 | 15:26
0
Hiện, Quảng Ninh có 4 vùng khai thác than tập trung là Đông Triều, Uông Bí, Hạ Long và Cẩm Phả.

 Tuy nhiên, khai thác bằng công nghệ lộ thiên hầu như chỉ tập trung tại TP Cẩm Phả. Trong đó, các mỏ lộ thiên Đèo Nai, Cọc Sáu, Cao Sơn do khai thác đã quá nhiều năm, moong than giờ đã âm 300m so với mặt nước biển.

Đứng từ trên nhìn xuống đáy còn chưa rõ người. Với độ sâu và rộng như thế, nếu tính khối lượng than khai thác quy đổi ra khối lượng đào bốc đất đá, xỉ, xít, đã có tới hàng tỷ khối thải hoặc được vận chuyển ra biển lấp, hoặc chồng chất thành nhiều ngọn núi thải khổng lồ, xám xịt khắp thành phố Cẩm Phả.

Theo quy hoạch phát triển ngành than Việt Nam đến năm 2020, Cẩm Phả sẽ có khoảng 16 mỏ và công trường khai thác than lộ thiên đang hoạt động. Sản lượng than khai thác từ 14-16 triệu tấn/năm, tương ứng khối lượng đất bốc từ 180-200 triệu m3/năm. Trên thực tế, tính đến 31/12/2012, tổng khối lượng đất đá thải còn lại vùng Cẩm Phả là 3,7 tỷ m3, trong đó khối lượng đất đá thải của các mỏ Đèo Nai, Cao Sơn, Cọc Sáu, Khe Chàm II và Đông Đá Mài chiếm trên 94% tổng khối lượng đất đá thải toàn vùng.

Trong giai đoạn 2013-2020, khối lượng đất đá thải của vùng là 1,9 tỷ m3. Núi thải càng lớn, nỗi lo của người dân càng nhiều, khi mà năm nào, cứ vào mùa mưa lũ là xảy ra sạt lở núi thải, nơi đất đá trôi xuống từ những ngọn “núi” cao ngất là… nhà dân. Chết người, san bằng bình địa, vùi lấp công trình thường xuyên xảy ra, điển hình là vụ bục kè chắn Khe Rè làm hàng chục hộ dân thương vong, mất sạch nhà cửa.

Việt Nam Xanh - Hệ lụy từ đổ thải trong khai thác than lộ thiên ở Quảng Ninh

Khai thác than lộ thiên luôn để lại những hậu quả ảnh hưởng lớn đến môi trường tự nhiên

Chỉ có ở TP Cẩm Phả mới xảy ra hiện tượng đường phố bỗng dưng chảy lênh láng thứ nước vàng ố, sông suối tự nhiên ngày càng biến đổi dòng chảy và hoán đổi chức năng tưới tiêu, thoát nước mưa thành đường đi riêng của nước từ bãi thải than. Cứ đà này, chẳng bao lâu nữa, Cẩm Phả ngoài cái tên thành phố than lộ thiên sẽ có thêm biệt danh đô thị của những bãi thải khổng lồ.

Được biết, việc quy hoạch lại các bãi thải đã được tỉnh Quảng Ninh nhiều lần tính đến nhằm từng bước giảm dần khai thác than theo công nghệ lộ thiên. Tuy nhiên, chủ trương còn cả ngàn lý do khiến cho đến nay vẫn chỉ tồn tại trên giấy. Mãi cho tới gần đây, khi mùa mưa lũ đang cận kề, UBND tỉnh mới tỏ rõ thái độ kiên quyết với ngành than, quyết lập lại quy hoạch bãi thải.

Theo đó, 23/5, phó chủ tịch UBND tỉnh Đỗ Thông đã chủ trì cuộc họp giữa các cấp, ngành địa phương và Vinacomin về việc quy hoạch chi tiết đổ thải các mỏ lộ thiên vùng Cẩm Phả…

Từ các phương án nêu trên, Phó Chủ tịch Đỗ Thông đã đưa ra những quan điểm chỉ đạo cụ thể hóa, yêu cầu Vinacomin phải hoàn thành các bước thủ tục về quy hoạch của mỏ than Đèo Nai và Cọc Sáu để trình Sở Xây dựng thẩm định xong trước 10/6/2013. Trong khi chưa có quy hoạch chính thức thì Vinacomin chỉ được phép chất thải tại 4 vị trí: Nam Khe Tam, Đông Cao Sơn, Dương Huy và Bàng Nâu.

Việc đổ thải cũng không thể tùy tiện như trước đây mà phải theo trình tự: khi đổ thải xong tầng thứ nhất, phải trồng cây hoàn nguyên ngay; quan tâm hệ thống thoát nước; chân đổ thải phải ổn định, kiên cố, cách xa với khu dân cư và có kè kiên cố để bảo vệ…

Theo Công an nhân dân

Thái Nguyên: Nhiều cơ sở khai thác khoáng sản gây ô nhiễm

Thứ 5, 23/05/2013 | 13:47
Tỉnh Thái Nguyên hiện có 143 mỏ khoáng sản được cấp giấy phép khai thác còn hiệu lực; trong đó, có 69 mỏ đang tiến hành khai thác.

Sập mỏ khai thác đồng lớn thứ hai thế giới

Thứ 4, 15/05/2013 | 06:43
Nhiều công nhân bị thiệt mạng và một số lượng lớn công nhân của công ty khai thác tại Indonesia thuộc Tập đoàn khai thác đồng và vàng Freeport-McMoRan ( Freeport) đang bị kẹt lại.

Ninh Thuận: Người dân không đồng tình khai thác titan

Chủ nhật, 05/05/2013 | 10:01
Mới đây, tại cuộc họp lấy ý kiến người dân vùng Dự án khai thác titan, tại xã Phước Dinh, huyện Thuận Nam (Ninh Thuận), với sự tham dự của đại diện các Sở, ngành liên quan, chính quyền địa phương và lãnh đạo Công ty TNHH MTV Quang Thuận – Ninh Thuận, người dân không đồng tình để Công ty tiếp tục khai thác, thu hồi sa khoáng quặng titan – zircon tại địa phương.

Việt Nam và cuộc đua khai thác băng cháy ở Biển Đông

Thứ 4, 24/04/2013 | 11:41
Biển Đông đang nóng lên không chỉ vì nguồn tài nguyên phong phú về hải sản, dầu khí mà còn có sức hấp dẫn khác mạnh hơn, đó là băng cháy.