Hi hữu chuyện nữ giáo viên bị 'dính án' vẫn đứng lớp

Hi hữu chuyện nữ giáo viên bị 'dính án' vẫn đứng lớp

Thứ 4, 03/05/2017 | 10:40
0
Một nữ giáo viên nằm trong đường dây mua bán hóa đơn giá trị gia tăng bị toà án địa phương tuyên phạt 30 tháng tù giam. Tuy nhiên, nữ giáo viên này vẫn đứng lớp giảng dạy.

Nữ giáo viên “buôn” hóa đơn đỏ

Câu chuyện lạ lùng xảy ra tại TP.Thái Nguyên (tỉnh Thái Nguyên). Theo đó ngày 24/3, TAND TP.Thái Nguyên đã xét xử sơ thẩm đối với 3 bị cáo Thân Thị Thông (SN 1964); Trần Diệu Phương (SN 1979) và Lê Thúy Hoa (SN 1969) cùng trú tại TP.Thái Nguyên về tội Mua bán trái phép hóa đơn. Trong đó Phương là giáo viên một trường tiểu học trên địa bàn TP.Thái Nguyên.

Theo cáo trạng truy tố, năm 2001, bị cáo Thông thành lập doanh nghiệp (DN) tư nhân Công Minh, đăng ký 23 ngành nghề kinh doanh. Đến năm 2013, Thông thành lập tiếp công ty TNHH Dương Minh Quân, đăng ký 17 ngành nghề kinh doanh.

Góc nhìn luật gia - Hi hữu chuyện nữ giáo viên bị 'dính án' vẫn đứng lớp

 Bị cáo Phương (đứng giữa) và đồng bọn tại phiên xét xử (ảnh Trung Thứ)

Trong quá trình hoạt động, Thông đã móc nối với Trần Diệu Phương và Lê Thúy Hoa cùng một số người khác mua vào trái phép tổng số 108 hóa đơn giá trị gia tăng (GTGT) khống (không có hàng hóa, dịch vụ kèm theo) của 14 DN trên địa bàn TP.Hà Nội, với tổng doanh thu ghi trên các hóa đơn là hơn 51,3 tỷ đồng, để hợp thức hóa đầu vào.

Tại phiên tòa sơ thẩm, TAND TP.Thái Nguyên đã tuyên phạt bị cáo Thông 36 tháng tù giam, bị cáo Phương 30 tháng tù giam, bị cáo Hoa 12 tháng tù giam. Mặc dù bị kết án 30 tháng tù, nhưng lạ lùng thay, bà Phương vẫn đến lớp dạy học khiến nhiều giáo viên trong trường và phụ huynh bất bình.

Sau hơn nửa tháng bị tuyên án, phía phòng giáo dục mới đình chỉ công tác giảng dạy của cô giáo này.

Có vi phạm pháp luật?

Nhiều bậc phụ huynh cho rằng, cô giáo đứng lớp có hành vi buôn bán hóa đơn đỏ không những vi phạm pháp luật mà còn vi phạm đạo đức nghề nghiệp nhà giáo.

Công chức, viên chức vi phạm lỗi nào thì bị buộc thôi việc

Điều 14 Nghị định 34/2011/NĐ-CP ngày 17/5/2011 của Chính phủ quy định về xử lý kỷ luật đối với công chức  và Điều 13, Nghị định 27/2012/NĐ-CP  ngày 6/4/2012  đối với viên chức quy định, nếu công chức, viên chức có hành vi vi phạm pháp luật bị kết án hình phạt tù mà không được hưởng án treo thì sẽ bị  xử lý kỷ luật buộc thôi việc.

Câu hỏi được đặt ra là tại sao vị giáo viên này đã bị khởi tố, bị tuyên án mà vẫn được đứng lớp. Luật sư Trần Huy Tuấn (Đoàn luật sư TP. Hồ Chí Minh) chia sẻ, tội Mua bán hóa đơn không phải là tội phạm nguy hiểm, cho nên khi khởi tố vụ án, cơ quan điều tra không cần phải dùng biện pháp tạm giam.

Theo luật sư Tuấn, việc một giáo viên đứng lớp có hành vi vi phạm pháp luật và bị tòa tuyên án khiến nhiều người đánh giá về phạm trù đạo đức nghề nghiệp.

“Những bậc phụ huynh có quyền phản ứng tư cách đứng trên bục giảng của giáo viên này, nhưng vụ án chưa có phán quyết cuối cùng có hiệu lực thì nhà trường vẫn phải phân công công việc khác cho giáo viên đó, như văn phòng chẳng hạn, chứ không có quyền sa thải hay bắt họ phải đi làm công việc khác ngoài chuyên môn”, luật sư Tuấn nói.

Góc nhìn luật gia - Hi hữu chuyện nữ giáo viên bị 'dính án' vẫn đứng lớp (Hình 2).

 Luật sư Tuấn.

Đối với các tội phạm nguy hiểm, vi phạm nghiêm trọng đạo đức, không còn đủ tư cách nhà giáo thì nhà trường sẽ trình lên cấp trên xin ý kiến chỉ đạo mới ra quyết định sa thải nếu bản án đã có hiệu lực pháp luật nếu là công chức. Với giáo viên theo diện hợp đồng, nhà trường có quyền tự quyết định hình thức kỷ luật.

Nhìn nhận, đánh giá về vụ việc này, luật sư Trần Hồng Phúc (đoàn Luật sư Hà Nội) lại cho rằng, án sơ thẩm chưa có hiệu lực (nếu có kháng cáo/kháng nghị) nên nếu nữ giáo viên kia kháng cáo thì phải chờ bản án phúc thẩm có hiệu lực pháp luật. Sau này nếu có căn cứ xác định xét xử đúng người, đúng tội và bản án có hiệu lực thì cần phải xem quan hệ lao động giữa nhà trường và giáo viên đó, nghĩa là xem hợp đồng lao động có quy định các trường hợp tạm ngừng hợp đồng, chấm dứt hợp đồng hay không.

 “Thực tiễn cho thấy nghề giáo là nghề dạy người nên đạo đức, tấm gương của thầy cô giáo trên bục giảng là rất quan trọng. Nếu cô giáo đã bị xét xử sơ thẩm thì để giữ gìn hình ảnh của ngành giáo dục và của các thầy cô giáo nói chung, nhà trường nên tạm ngừng hoạt động giảng dạy đứng lớp của giáo viên thì sẽ tốt hơn”, luật sư Phúc phân tích.

Làm xấu hình ảnh người thầy

TS.Nguyễn Tùng Lâm, Chủ tịch hội Tâm lý giáo dục Hà Nội cho rằng, một giáo viên đứng trên bục giảng lại có những hành vi vi phạm pháp luật khiến hình ảnh người giáo viên nói chung bị xấu đi trong mắt các bậc phụ huynh và học sinh là điều khó có thể chấp nhận. Trong vụ án trên, khi bản án chưa có hiệu lực của tòa án thì nhà trường chưa thể đuổi việc được giáo viên đó.

Góc nhìn luật gia - Hi hữu chuyện nữ giáo viên bị 'dính án' vẫn đứng lớp (Hình 3).

TS.Nguyễn Tùng Lâm (Ảnh T.L)

Tuy nhiên, khi giáo viên kia bị khởi tố và nhà trường nhận được thông báo thì phải đình chỉ công tác giảng dạy của người đó. Trong vụ này, nhà trường, nơi giáo viên công tác, nên tạm đình chỉ việc giảng dạy của giáo viên này, chuyển làm công việc khác, nhưng vẫn phải đảm bảo chế độ tiền lương.

“Không thể lấy lý do thiếu người để giáo viên bị khởi tố đứng lớp được. Điều đó ảnh hưởng đến tác dụng giáo dục”, TS. Lâm nói.  

Xuân Hòa

Cùng tác giả

Giả facebook người nổi tiếng kêu gọi tiền từ thiện có thể bị xử lý hình sự

Thứ 3, 28/08/2018 | 16:19
Những cá nhân đã mạo danh facebook những người nổi tiếng nhằm kêu gọi các nhà hảo tâm giúp đỡ rồi chiếm đoạt số tiền trên có thể bị xử lý hình sự.

Công an tăng cường lực lượng chống đua xe sau trận Việt Nam – Syria

Thứ 2, 27/08/2018 | 17:28
Công an đã có kế hoạch lập các chốt chặn để ngăn chặn tình trạng đua xe sau trận Việt Nam và Syria.

Trương Quý Dương: Từ Giám đốc bệnh viện đến vòng xoáy tố tụng

Thứ 7, 25/08/2018 | 13:30
Trương Quý Dương vừa bị công an khởi tố. Ông này đã được về nghỉ chế độ sau hơn 4 tháng xảy ra sự cố khiến 9 người chết tại chính bệnh viện nơi ông làm giám đốc.

Đổi tội danh với bị cáo Hoàng Công Lương

Thứ 7, 25/08/2018 | 08:23
Cơ quan điều tra thay đổi tội danh với Hoàng Công Lương, từ Thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng thành Vô ý làm chết người.

Nóng: Khởi tố nguyên GĐ bệnh viện Đa khoa tỉnh Hòa Bình liên quan đến sự cố chạy thận

Thứ 6, 24/08/2018 | 12:50
Công an tỉnh Hòa Bình đã ra quyết định khởi tố đối với ông Trương Quý Dương liên quan đến vụ án chạy thận khiến 9 người chết xảy ra tại bệnh viện Đa khoa Hòa Bình.
Cùng chuyên mục

Án Tây-Luật Ta: Vụ án ở trung tâm thương mại, 6 người tử vong

Thứ 2, 22/04/2024 | 08:00
Ngày 13/4, JoelCauchi đã dùng dao làm bếpsát hại 6 người tại trung tâm thương mại Westfield Bondi Junction ở Sydney, bang New South Wales, Australia. Nghi phạm này đã bị cảnh sát bắn hạ.

Lý giải mối quan hệ giữa vi phạm về đấu thầu với đưa và nhận hối lộ

Chủ nhật, 21/04/2024 | 08:53
Từ các vụ án “Vi phạm quy định về đấu thầu gây hậu quả nghiêm trọng” cho thấy mối quan hệ rất chặt chẽ giữa hành vi vi phạm về đấu thầu với tội đưa và nhận hối lộ.

Cần sớm có chế tài xử lý hình sự hành vi “thao túng” thị trường BĐS

Thứ 6, 19/04/2024 | 07:52
Hành vi thao túng, nhiễu loạn thị trường bất BĐS cũng nguy hiểm không kém đối với thị trường chứng khoán, tuy nhiên hiện vẫn chưa có chế tài xử lý cụ thể.

Án Tây-Luật Ta: Nữ thị trưởng bị bắt vì tàng trữ 70 kg nhựa cần sa tại nhà

Chủ nhật, 14/04/2024 | 07:00
Cảnh sát Pháp bắt một nữ thị trưởng và 2 người anh em trai của bà sau khi phát hiện 70 kg nhựa cần sa trong nhà quan chức này.

Vị luật gia với "cái lý cái tình" khi trợ giúp pháp lý cho người dân

Chủ nhật, 07/04/2024 | 09:01
Qua hàng chục năm tham gia tư vấn pháp luật cho người dân, luật gia Phan Văn Tân luôn hướng sự việc tới “cái lý cái tình”, mang đến điều tốt nhất cho người dân.
     
Nổi bật trong ngày

Hải Dương: Tiêu hủy 10.000 con vịt giống

Thứ 5, 25/04/2024 | 22:47
Cục QLTT tỉnh Hải Dương đã phát hiện, bắt giữ, xử lý nhiều vụ việc vi phạm kinh doanh gà, vịt giống không có xuất xứ, không thực hiện kiểm dịch theo quy định.