Hiểm họa một thế hệ gian lận từ “đồng phục” giáo án

Hiểm họa một thế hệ gian lận từ “đồng phục” giáo án

Thứ 7, 12/06/2021 | 07:52
0
Trong khi học sinh bị “đầu độc” bằng văn mẫu, giáo viên cũng không thoát khỏi cái vòng luẩn quẩn của những bộ giáo án mẫu rập khuôn, dường như chỉ cần thay tên.

Đã có những khoảng thời gian, chuyện học sinh trong một lớp cùng làm một đề bài môn Ngữ văn, lại nộp những bài viết “na ná’, “từa tựa” nhau... không hề hiếm. Đó là bởi, những học sinh này cùng tham khảo những bài văn mẫu giống nhau, cùng nghe những hướng dẫn của giáo viên giống nhau và có nhiều khi, giáo viên còn định hướng “đóng đinh” cho học sinh phải kể câu chuyện như thế nào, lựa chọn tình tiết gì và trình bày ra sao...

Thậm chí, đâu đó, vẫn có những trường hợp khi học sinh làm bài theo cảm xúc, thể hiện góc nhìn riêng thì lại phải nhận về một điểm số thấp đính kèm với lời phê kiểu “không đúng mẫu”. Chẳng hạn, mạng xã hội vẫn thường lan truyền câu chuyện vui về bài văn của một học sinh tiểu học tả bà ngoại U60 nhưng tóc vẫn đen và từ “gu” thời trang đến lối sống đều rất “mô-đen”... rồi bị giáo viên phê là bà ngoại thì tóc phải bạc, lưng phải còng, nhai trầu bỏm bẻm.

Vẫn biết, đó chỉ là một câu chuyện vui, nhưng trên thực tế, lại vốn không phải chưa từng xuất hiện.

Chính câu chuyện văn mẫu ấy đã triệt tiêu sự sáng tạo, trí tưởng tượng của con trẻ trong nền giáo dục Việt Nam. Chính những cuốn sách văn mẫu đã tạo ra “tiền lệ xấu” về sự sao chép sản phẩm chất xám cho học sinh ngay từ khi còn ngồi trên ghế nhà trường. Cứ như vậy, bản thân học sinh bị vướng vào tư duy rất nguy hiểm: Thoải mái lấy ý tưởng, sáng tạo của người khác để “ốp” vào của mình mà không hề cảm thấy do dự. Đó là “đạo văn”!

Đa chiều - Hiểm họa một thế hệ gian lận từ “đồng phục” giáo án

Đến khi đứa trẻ lớn lên và bước vào đời, rất có thể sẽ hình thành những “tiến sĩ giấy”, tạo bởi những sản phẩm nghiên cứu giả dối... (Ảnh minh hoạ)

Đến khi đứa trẻ lớn lên và bước vào đời, rất có thể sẽ hình thành những “tiến sĩ giấy”, tạo bởi những sản phẩm nghiên cứu giả dối được sản xuất từ các chợ luận văn, luận án… Thế nhưng, sức “tàn phá” của văn mẫu của học sinh vẫn chưa thực sự nguy hại bằng giáo án mẫu của giáo viên.

Mỗi khi thay đổi chương trình giáo dục, sẽ có hàng loạt nhà xuất bản bán sách giáo án mẫu với một cái tên mỹ miều là: “Thiết kế bài giảng môn...”.

Rồi trên khắp các trang mạng xã hội, những lời “chào hàng” đầy hấp dẫn về tuyển tập giáo án có sẵn cũng đang xuất hiện nhan nhản. Vốn dĩ, đó chỉ là cơ hội “đục nước béo cò” cho những kẻ buôn bán chữ nghĩa.

Giáo viên là những người “kỹ sư tâm hồn” xây những ước mơ cho thế hệ tương lai của đất nước. Vậy mà lại phải chạy theo những trang giáo án “đồng phục”, ai nấy như nhau, còn đâu sự sáng tạo để phát huy phẩm chất, năng lực cho học trò?

Có một thực tế, những giáo viên không muốn “bó mình” trong những mẫu giáo án rập khuôn, đã cùng lúc vừa soạn bài theo mẫu, vừa giảng dạy theo phương pháp riêng (không giống trong giáo án). Hay nói cách khác, đó chỉ là sự “đối phó” với cấp trên. Nhưng phương pháp giảng dạy ngoài giáo án kia lại mang lại cho học trò nhiều hứng thú hơn, nhiều kiến thức mới mẻ, sinh động hơn.

Mỗi bài giảng cũng chính là sản phẩm trí tuệ của các thầy cô, mà sản phẩm trí tuệ thì cần mang dấu ấn cá nhân, hơn là sự sao chép hàng loạt.

Vậy, tại sao, nhất quyết phải đeo thêm một chiếc “vòng kim cô” lên đầu mỗi giáo viên và bắt buộc soạn giáo án theo mẫu, mà vốn dĩ chỉ tồn tại hiệu quả trên hình thức?

Thời gian bắt giáo viên soạn thêm những trang giáo án theo mẫu vô nghĩa kia hoàn toàn là lãng phí. Thà rằng, để giáo viên dành thời gian đó vào việc trau dồi, bồi dưỡng kiến thức và tham khảo, sáng tạo phương pháp dạy mới, hay quan tâm sát sao đến học trò còn hơn!

Còn nếu giáo viên lười đến mức không muốn lãng phí thời gian vào công cuộc “chống đối” trên, thì sẽ lên mạng sao chép hoặc đặt mua sẵn thiết kế bài giảng rồi… thay tên mình vào. Đó lại là một biểu hiện gian dối. Đến giáo viên cũng gian lận trong công việc của mình thì làm sao có thể dạy học sinh một cách minh bạch, làm sao có thể tránh được những tiêu cực khác? Thạt đáng tiếc, nếu chỉ vì những trang giáo án “hữ danh vô thực” kia mà những thế hệ tiếp theo được đào tạo thông qua gian lận và tiêu cực.

Cứ ôm khư khư những quy định không đáng có như vậy, thì bao giờ mới có “học thật, thi thật, nhân tài thật”?!

* Bài viết thể hiện quan điểm riêng của tác giả!

Lê Duyên

Hãy yêu nước như tinh thần đẹp của môn “thể thao vua”

Thứ 6, 11/06/2021 | 19:27
Sau mỗi trận bóng, nhiều cổ động viên quá khích lại “gây hấn” trên mạng xã hội với hành xử kém văn minh. Được lợi gì khi làm vậy? Hãy yêu nước một cách văn minh.

Ba năm tan một giấc mơ

Thứ 4, 07/04/2021 | 11:00
Quyết định táo bạo đưa cây phong từ “trời Âu” về Việt Nam, những tưởng sẽ tạo ra khung cảnh lãng mạn bậc nhất ở Thủ đô, nhưng chẳng mấy chốc, bỗng phải ngậm ngùi...
Cùng tác giả

Đến vì yêu cưới nhau vì... tiền

Thứ 7, 28/10/2023 | 19:09
Hôn nhân mà nói, ít tiền vẫn có thể hạnh phúc nhưng thiếu tiền thì tình yêu sẽ gặp rủi ro.

Bao dung với người đầu ấp tay gối với mình đâu có bao giờ là thiệt?

Thứ 2, 24/07/2023 | 19:26
Vợ chồng xét cho cùng hiểu để thương và thương nhiều hơn để hiểu. Muốn hiểu chồng, hiểu vợ thì phải thương họ, xót họ.

Giáo viên không phải hàng hóa mà đem... đấu thầu!

Thứ 7, 08/05/2021 | 08:50
Câu chuyện đặt hàng, đấu thầu trong đào tạo giáo viên đang khiến nhiều chuyên gia giáo dục cảm thấy lo lắng, khi giáo viên không phải sản phẩm hàng hóa thông thường.

Ba năm tan một giấc mơ

Thứ 4, 07/04/2021 | 11:00
Quyết định táo bạo đưa cây phong từ “trời Âu” về Việt Nam, những tưởng sẽ tạo ra khung cảnh lãng mạn bậc nhất ở Thủ đô, nhưng chẳng mấy chốc, bỗng phải ngậm ngùi...

Hoài niệm Tết quê

Chủ nhật, 03/02/2019 | 19:00
Những ngày cận Tết thời tiết Hà Nội se se lạnh, người người nhà nhà hối hả chuẩn bị đón Tết. Nhìn màn sương mù giăng lối phủ kín khắp thành phố, tôi bỗng nhớ cồn cào Tết quê.
Cùng chuyên mục

Đọc sách cần phải có "định hướng"?...

Thứ 7, 20/04/2024 | 07:00
Để có được sự định hướng tốt trong việc chọn sách và đọc sách, ngoài nhu cầu của bản thân, thì sự hiểu biết mang tính nền tảng cũng rất quan trọng.

Thành cổ tháng Tư này

Thứ 6, 19/04/2024 | 07:00
Giữa tháng Tư, chúng tôi ra viếng thành cổ và thăm một số di tích lịch sử của tỉnh Quảng Trị.

Đọc sách nhiều – Tốt hay không tốt?...

Thứ 5, 18/04/2024 | 09:36
Khi nói đến việc đọc sách, rất nhiều người trong chúng ta tỏ ra e dè, thậm chí có người còn cười mỉa về hoạt động đó. Tại sao lại có một thực trạng như vậy? Liệu chúng ta có phải là những người không coi trọng tri thức? Tại sao nhiều người vẫn nghĩ, rằng những ai đọc sách nhiều thường dễ “đi trên mây”?...

Trải nghiệm tàu hỏa thời… tắc đèo

Thứ 4, 17/04/2024 | 07:00
Tôi vừa có chuyến trải nghiệm tàu hỏa Việt Nam khá thú vị.

Đâu là thông tin - Đâu là tri thức?

Thứ 3, 16/04/2024 | 07:00
Ngày 21/4 là Ngày Sách và Văn hóa đọc Việt Nam, được Thủ tướng Chính phủ ký quyết định vào 4/11/2021. Điều đó nói lên rằng, với sự phát triển của cuộc sống con người, trong diễn trình chung, tri thức ngày càng được coi trọng. Sách chính là phương tiện truyền tải tri thức hiện quả nhất.
     
Nổi bật trong ngày

Đọc sách cần phải có "định hướng"?...

Thứ 7, 20/04/2024 | 07:00
Để có được sự định hướng tốt trong việc chọn sách và đọc sách, ngoài nhu cầu của bản thân, thì sự hiểu biết mang tính nền tảng cũng rất quan trọng.

Thành cổ tháng Tư này

Thứ 6, 19/04/2024 | 07:00
Giữa tháng Tư, chúng tôi ra viếng thành cổ và thăm một số di tích lịch sử của tỉnh Quảng Trị.