Hiến kế phá các chuyên án ma tuý từ trong trứng nước

Có những vấn đề nan giải trong xã hội, người ta cứ mải miết đi “cắt” phần ngọn mà quên mất, cái cần giải quyết lại nằm ở phần gốc, ví dụ như… ma túy.

Có những khoảng thời gian, cơn ác mộng mang tên ma túy len lỏi khắp ngõ ngách, vùng miền, trở thành nỗi kinh khiếp của biết bao con người… Ai nấy đều sợ hãi mỗi khi nhắc đến ma túy, run sợ khi thấy bóng dáng các con nghiện bên tép heroin hay những kim tiêm dính máu…

Nhưng khi đã quen, chẳng còn mấy sợ hãi trước những tên nghiện… dặt dẹo như đèn trước gió, người ta chuyển nỗi sợ hãi ấy sang một thứ na ná ma túy, gọi là ma túy đá. Thực tế, rất nhiều vụ ngáo đá “tiễn” những người vô tội về với thiên cổ trong những cơn phê, chỉ vì nghĩ rằng họ là… ma, là… yêu quái.

Không ngẫu nhiên, trần gian lắm kẻ ngáo đá! Thời gian gần đây, lực lượng công an liên tục phá nhiều chuyên án ma túy “khủng” với khối lượng tính bằng tạ, thậm chí bằng tấn. Câu hỏi đặt ra là, số ma túy trên đi về đâu?

Không khó để trả lời câu hỏi này, bởi có cầu thì mới có cung. Ngoài bắt ma túy hay phá những vụ án mạng đau lòng liên quan đến ma túy đá, lực lượng chức năng trên khắp cả nước còn liên tục phát hiện, bắt giữ nhiều “nam thanh nữ tú” sử dụng và “phê” ma túy ở các quán karaoke, biệt thự, nhà riêng…

Theo một nguồn tài liệu đăng tải trên báo chí cách đây 2 năm, người nghiện ma túy ngày càng trẻ hóa. Số người nghiện tập trung ở độ tuổi dưới 35, là lực lượng lao động chính của xã hội. Trong đó, 8% người nghiện ma túy ở tuổi vị thành niên, học sinh.

Tất nhiên, khi cập nhật dữ liệu “rùng mình” liên quan đến tệ nạn ma túy, các đơn vị, tổ chức cũng đưa ra rất nhiều các giải pháp để “khắc chế” vấn nạn này. Nhưng giải pháp được chú trọng nhất dường như vẫn chỉ là... cai nghiện như thế nào?

Có thể nói, cai nghiện cũng rất quan trọng nhưng nó chỉ là phần ngọn, cứ chặt lại mọc. Nói cách khác, nó giống việc cai nghiện thành công vẫn có thể tái nghiện. Thay vì thế, hãy làm sạch vấn đề từ gốc. Gốc ở đây là đâu? Chính là cách giáo dục ma túy trong gia đình và nhà trường từ nhỏ.

Cũng giống như giáo dục giới tính, việc giáo dục ma túy học đường còn chưa được coi trọng và thực hiện khá hình thức. Những bài học thưa thớt về ma túy được đề cập trong sách giáo dục công dân, thực tế cũng chỉ như gió thoáng qua trong đầu những đứa trẻ mới lớn...

Gần đây, một số nhà trường đã bắt đầu đa dạng hóa cách thức giảng dạy về ma túy bằng những buổi ngoại khóa hay các phiên tòa giả định. Nhưng, chúng chỉ đủ để các em thấy được những thứ lý thuyết cần có. Biết đâu, ở độ tuổi ấy, thay vì sợ hãi, các em lại thêm phần tò mò mà muốn tìm hiểu thì chẳng phải “gậy ông lại đập lưng ông”?

Cũng là sức và người bỏ ra, sao không thay đổi quan điểm, suy nghĩ của những đứa trẻ về ma túy bằng cách giáo dục khắc nghiệt hơn?

Thay vì đợi con bị nghiện mới đưa vào trại, hãy mạnh dạn cho con “thăm thú” trại cai nghiện từ nhỏ. Tôi tin rằng, không cần phải tưởng tượng ma túy là gì, tác hại ra sao, phòng chống như thế nào… những đứa trẻ khi nhìn thấy con nghiện, nhìn thấy cách họ cai nghiện khổ sở ra sao chắc chắn sẽ tự rùng mình mà tránh xa.

Ngoài trại cai nghiện, trại giam có lẽ cũng là một trong những nơi nhà trường hoặc bố mẹ nên đưa học sinh đến trải nghiệm. Hình ảnh người quản giáo nét mặt nghiêm nghị dẫn các em đi thăm tù nhân trong các trại giam, khu lao động cải tạo cùng những bài giảng về số năm họ phải “gắn bó” với nơi đây có lẽ sẽ “khai sáng” suy nghĩ “thanh xuân nên ở đâu?” của những đứa trẻ.

Đừng chỉ giáo dục con bằng tình yêu thương, sự mềm mỏng. Bởi đôi khi, chính việc trao cho chúng một cuộc sống dễ dàng lại chính là gây bất lợi cho con. Với tôi, câu chuyện dạy con cái hay học sinh về ma túy cũng cần áp dụng quan điểm này.

* Bài viết thể hiện quan điểm riêng của tác giả.

Học sinh lớp 8 mang thai tố bị thầy giáo hiếp dâm: Thế hệ những đứa trẻ được "sinh ra từ nách"

Thứ 5, 25/04/2019 | 06:55
Nếu thầy giáo dâm ô, hiếp dâm học sinh 1 lần thì đó là lỗi của thầy. Nhưng để sự việc kéo dài gần 2 năm, khi em học sinh bị hiếp dâm từ lớp 7 lên gần hết lớp 8 thì lỗi lớn nhất là của chính em học sinh đó, lỗi từ chính gia đình và lỗi của chính xã hội này.

“Thần điêu đại hiệp” phiên bản chữa sốt rét trong nhà nghỉ

Thứ 7, 20/04/2019 | 07:00
Dương Quá trong một lần tái xuất giang hồ, xuất hiện nơi xứ Lạng, đã thất kinh hồn vía khi gặp được Thần điêu đại hiệp phiên bản hiện đại là thầy giáo Hoàng Văn Q. với bí kíp vô đối chữa sốt rét trong nhà nghỉ.

Lời xin lỗi Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ cũng không nói được!

Thứ 4, 24/04/2019 | 06:55
Khi những mảnh ghép cuối cùng của bê bối gian lận điểm thi tại Hoà Bình, Sơn La, Hà Giang dần lộ sáng, Bộ trưởng GD&ĐT Phùng Xuân Nhạ cảm thấy "rất đau lòng và không thể chấp nhận những cán bộ, viên chức ngành giáo dục bị kết luận là có hành vi gian lận điểm thi cho thí sinh". Nhưng tuyệt nhiên, ông vẫn chưa nói lời xin lỗi!

CĐV Hải Phòng đốt pháo sáng, đốt luôn cả sự nghiệp của cầu thủ

Thứ 3, 23/04/2019 | 18:31
Phạt hành chính không hiệu quả, cấm trực tiếp cũng chẳng được. Nếu tình trạng CĐV đốt pháo sáng gây náo loạn khán đài tiếp tục diễn ra, sợ rằng các cầu thủ CLB bóng đá Hải Phòng sẽ sớm rời xa sân cỏ.

Ai đã "bịt mắt" các Giám đốc sở GD&ĐT Hòa Bình, Sơn La, Hà Giang?

Thứ 3, 23/04/2019 | 07:00
Để xảy ra gian lận trong kỳ thi THPT Quốc gia chắc chắn phải có trách nhiệm của các Giám đốc sở GD&ĐT. Bởi là những người đứng đầu ngành nhưng để cho cấp dưới lộng hành, ngang nhiên vi phạm pháp luật mà không hề hay biết thì họ không xứng đáng ngồi vào vị trí Đảng và nhân dân giao phó.

Lời thở than của cái… nhà nghỉ

Thứ 2, 22/04/2019 | 15:00
Vậy là bỗng dưng giờ nhà nghỉ - tôi lại thêm một chức năng mới đến không tưởng: nơi chữa bệnh sốt rét. Chẳng nói hẳn mọi người cũng đã rõ người khai mở ra chức năng lạ đời này không ai khác chính là thầy giáo Hoàng Văn Q. và nữ đồng nghiệp. Và bạn có thể choáng váng trước tin thầy cô không mảnh vải che thân ôm nhau “chữa bệnh” chứ còn tôi thì từ lâu, lâu lắm rồi đã chai lì trước mấy trò trá hình này...