Hiệu trưởng đại học đau lòng khi đi xe ôm công nghệ gặp cựu sinh viên

Hiệu trưởng đại học đau lòng khi đi xe ôm công nghệ gặp cựu sinh viên

Vũ Thị Thủy Tiên
Thứ 4, 02/10/2019 | 11:00
2
Từ câu chuyện khi đi xe ôm công nghệ, gặp một cựu sinh viên của một trường đại học lớn, vị Hiệu trưởng này không khỏi trăn trở về việc đào tạo của các trường hiện nay.

Xã hội càng ngày càng hiện đại và phát triển, các trường đại học đơn ngành đang chật vật tuyển sinh khi thí sinh có ít sự lựa chọn vào trường. Tuyển sinh đã vậy, nhưng đào tạo làm sao để khi ra trường những cử nhân kia không phải "vật lộn" vì công việc lại càng là một bài toán lớn.

Chính vì thế, đang rất cần sự thay đổi để tự cứu lấy sức sống tuyển sinh, đào tạo ở nhiều trường đại học hiện nay.

Trường đại học đơn ngành chật vật tuyển sinh

Theo phân tích của GS.TS Trần Văn Chứ Hiệu trưởng trường đại học Lâm nghiệp, với cách tổ chức thi THPT Quốc gia và xét tuyển như hiện nay, các trường đại học đơn ngành, đặc biệt là các trường kỹ thuật gặp vô vàn khó khăn, đặc biệt, lựa chọn thí sinh chất lượng cao vào các trường này.

Ông chỉ ra: “Chương trình đào tạo trong nước cũng như của thế giới đối với các trường đơn ngành và các trường kỹ thuật thì lại càng đòi hỏi thí sinh có chất lượng cao hơn.

Theo một trong những xu thế hiện nay, việc lựa chọn tuyển các thí sinh vào các trường này là vô cùng khó khăn. Đối với các trường đại học đơn ngành, đa số điểm đầu vào thấp chứ không cao, mặc dù chương trình đào tạo lại đòi hỏi chất lượng cao.

Giáo dục - Hiệu trưởng đại học đau lòng khi đi xe ôm công nghệ gặp cựu sinh viên

Xu thế đại học đa ngành đang là xu thế tất yếu hiện nay. Ảnh minh họa

Tuy nhiên, không phải ỷ lại vào chất lượng đầu vào để đánh giá chất lượng đầu ra, mà cần phụ thuộc vào cả quá trình đào tạo. Điều này rất vất vả cho các trường kỹ thuật và các trường đơn ngành. Chẳng hạn, đại học Lâm nghiệp, phải thay đổi chương trình đào tạo cho phù hợp với định hướng của xã hội, đặc biệt, phải áp dụng công nghệ 4.0 để nâng cao chất lượng đào tạo”.

Hiệu trưởng trường đại học Lâm nghiệp chia sẻ câu chuyện về một lần đi xe grab, lái xe là một cậu vừa tốt nghiệp đại học một trường lớn loại Khá: “Tôi hỏi tại sao cậu lại đi chạy xe grab? Cậu ấy trả lời: Em đã làm qua nhiều vị trí và lái grab là có công ăn việc làm ổn định nhất, có thu nhập ổn định nhất!”.

Từ câu chuyện đau lòng trên ông Chứ phân tích: “Tôi phải kể câu chuyện ấy, bởi vì xã hội chúng ta đang ở giai đoạn công nghiệp phát triển, sẽ xảy ra cục bộ ở một số bộ, ngành, nghề, ở một số thí sinh hoặc không lựa chọn nghề. Sinh viên ra trường hiện nay có đến 85% hưởng lương của hệ số 2,34, tức là được khoảng 2-3 triệu đồng, lại vào làm những nghề đặc thù tương đối vất vả. Chính vì vậy, cử nhân không thích".

Theo vị Hiệu trưởng này, xã hội càng ngày càng phải hiện đại và phát triển, chúng ta không thể để những nghề đơn thuần, “ăn xổi” như thế phát triển. Tôi khẳng định 5 năm nữa đất nước ta sẽ khác. Chúng ta sẽ dần ổn định theo xu thế các nước phát triển, ở các nước phát triển, các ngành đặc thù, như nông lâm nghiệp, ngành kỹ thuật phát triển theo hướng công nghiệp cũng sẽ phát triển.

"Tôi chỉ khuyên đối với gia đình và các em thí sinh nên định hướng theo định hướng nghề nghiệp mà hiện nay, Chính phủ và đất nước đang có chiến lược phát triển. Nếu chỉ chạy đua theo những cái trước mắt thì không bền vững và ổn định lâu dài. Bây giờ lương có thể làm 7-8 triệu/tháng nhưng cũng cần phải có vị thế trong xã hội.

Chính vì vậy, nhiệm vụ của các trường đại học là phải nghiên cứu tạo ra các ngành nghề trong thời gian tới cho thí sinh có thể trở thành những chủ nhân đích thực cho sự phát triển của đất nước”, ông khẳng định", GS.TS Trần Văn Chứ phân tích.

Chậm trễ cũng không thể nóng vội

Trao đổi với PV Người Đưa Tin, PGS.TS Đỗ Văn Xê, Hiệu trưởng trường đại học Hùng Vương nhận định: “Theo tôi, đã là một trường đại học thì phải đào tạo đa ngành, chỉ có những trường đại học theo mô hình Liên Xô cũ mới đào tạo đơn ngành. Nhưng điều đó đã lỗi thời, cần có sự thay đổi. Nếu bây giờ các trường đại học mới nói chuyện thay đổi là hơi trễ”.

“Để chuyển từ đào tạo đơn ngành sang đào tạo đa ngành, trước hết, cần chuẩn bị lực lượng cán bộ giảng dạy, tuyển dụng thêm cán bộ đáp ứng được các chuyên ngành đào tạo mới. Bên cạnh đó, cũng phải có sự đầu tư về hạ tầng cơ sở vật chất, phương tiện dạy và học cho các ngành, chẳng hạn từ thư viện cũng phải trang bị theo hướng đa ngành.

Tuy câu chuyện chuyển đổi mới được tính toán ở thời điểm này cũng đã chậm trễ, nhưng cũng không thể nóng vội. Đâu phải muốn mở một ngành mới để đào tạo là dễ, cần có sự chuẩn bị đầu tư, trang bị kỹ lưỡng. Vì vậy, cần thực hiện từ từ từng bước một, có thể mở thêm 1,2 ngành trước rồi thêm dần thêm dần, tiến tới đa ngành”, ông phân tích.

Giáo dục - Hiệu trưởng đại học đau lòng khi đi xe ôm công nghệ gặp cựu sinh viên (Hình 2).

PGS.TS Đỗ Văn Xê.

Lộ trình chuyển đổi

Bàn về vấn đề này, Hiệu trưởng trường đại học Lâm nghiệp cho biết: “Thực chất, tên đại học Lâm nghiệp không chỉ là đào tạo lĩnh vực lâm nghiệp, chúng tôi đang hướng đến đại học đa ngành, định hướng nghiên cứu, nhưng thực chất hiện nay vẫn đang là định hướng ứng dụng.

Đối với các trường đại học hiện nay, khó khăn nhất là phát triển nguồn nhân lực để đáp ứng được với yêu cầu phát triển của quốc tế trong công nghiệp 4.0. Trong nhiều cuộc hội thảo, diễn đàn, các nhà khoa học trên thế giới đánh giá việc đào tạo ra kỹ sư, cử nhân của chúng ta vẫn nhiều lý thuyết mà ít những ứng dụng vào thực tiễn.

Chính vì vậy, các trường đại học trong thời gian tới muốn thu hút được thí sinh muốn đáp ứng tốt sự phát triển của đất nước, phải thay đổi. Thay đổi đầu tiên là về chiến lược, về tầm nhìn. Thứ hai, định hướng trong chiến lược đào tạo phải có sự thay đổi”.

“Muốn làm được như vậy, muốn cho các trường tự chủ, không có nghĩa là đất nước bỏ mặc trong việc đầu tư cơ sở vật chất, con người; mà chúng ta phải tăng cường đầu tư về mặt con người, đặc biệt, con người thích ứng với sự phát triển trong thời gian tới.

Các trường phải thay đổi toàn bộ từ phát triển nguồn nhân lực, thứ hai là quy trình đào tạo và thay đổi cơ sở vật chất để đáp ứng với sự phát triển của thế giới”, GS.TS Trần Văn Chứ phân tích.

Chia sẻ về sự thay đổi phù hợp với xu thế của trường, ông cho biết: “Năm nay, nhà trường áp dụng phương pháp đào tạo theo cách chuẩn hóa lại chương trình đào tạo, tăng cường vào các giá trị cốt lõi. Thứ nhất, thay đổi chương trình đào tạo; thứ hai, thay đổi niềm đam mê của giảng viên và sinh viên; một vấn đề nữa cần phải làm là tăng cường về cơ sở vật chất, tăng cường đào tạo cho sinh viên, gắn với học kỳ doanh nghiệp, đưa sinh viên xuống doanh nghiệp cho các em tiếp cận và tăng niềm hứng thú.

Giáo dục - Hiệu trưởng đại học đau lòng khi đi xe ôm công nghệ gặp cựu sinh viên (Hình 3).

GS.TS Trần Văn Chứ.

Ứng phó với khó khăn trong vấn đề tuyển sinh, các trường kỹ thuật, các trường đơn ngành phải thay đổi phương thức đào tạo cho phù hợp với xu thế mới. Chúng tôi vẫn có thể đào tạo các thí sinh chất lượng cao, liên kết chương trình đào tạo quốc tế để tiệm cận với chuẩn đào tạo quốc tế và tăng cường tiếng Anh cho sinh viên, bởi, hiện nay chúng ta đào tạo sinh viên không chỉ cho cơ quan nhà nước mà còn cho cả doanh nghiệp, đặc biệt là doanh nghiệp nước ngoài, vì vậy phải hợp tác quốc tế trong đào tạo”.

Clip: GS.TS Trần Văn Chứ chia sẻ về xu thế đại học đa ngành:

Hiệu trưởng ĐH Lâm nghiệp nói về xu hướng đại học đa ngành

Ngày hội Khởi nghiệp Quốc gia của học sinh, sinh viên SV-STARTUP 2019 trở lại với quy mô lớn hơn

Thứ 3, 01/10/2019 | 17:02
Chương trình ngày Hội khởi nghiệp quốc gia của học sinh, sinh viên năm 2019 (SV-STARTUP 2019) do trường đại học Bách khoa Hà Nội là đơn vị đăng cai tổ chức từ ngày 4-5/10/2019, với nhiều điểm mới so với mùa đầu tiên năm 2018.

Triết lý giáo dục đặc biệt tạo nên sự thu hút của trường Lương Thế Vinh

Thứ 3, 01/10/2019 | 15:28
Chặng đường 30 năm phát triển của trường THCS&THPT Lương Thế Vinh vẫn luôn gắn với triết lý giáo dục của thầy Văn Như Cương - “người mở đường” dành riêng cho mỗi giáo viên: “Mỗi bài dạy của giáo viên là một bài dạy đầy ý chí!”.

“Đại học” và “trường đại học”: Góc nhìn của các chuyên gia

Chủ nhật, 29/09/2019 | 06:20
Những ngày qua, dư luận đang đặc biệt quan tâm và không ít băn khoăn với ý nghĩa của “đại học” với “trường đại học”. Trước những băn khoăn ấy, các chuyên gia giáo dục và ngôn ngữ đã bày tỏ những góc nhìn riêng về hai thuật ngữ này.

Tuyển sinh đại học năm 2019: Cách tra cứu mã trường, mã ngành các trường đại học, cao đẳng đơn giản và đúng nhất

Thứ 6, 12/04/2019 | 09:49
Với cách tra cứu mã trường đại học, cao đẳng năm 2019 chính xác sẽ giúp thí sinh tránh được sai sót, rút ngắn được thời gian làm các thủ tục đăng kí xét tuyển.
Cùng tác giả

Trường học “tung” ưu đãi học phí mùa Covid

Thứ 6, 28/05/2021 | 09:32
Với bước đầu tư phát triển mới, St. Nicholas có chương trình học bổng và ưu đãi học phí cho học sinh Đà Nẵng và miền Trung nhằm giảm bớt khó khăn do dịch Covid-19.

Hà Nội: Kết thúc năm học sớm và điều chỉnh lịch tuyển sinh lớp 10

Thứ 5, 13/05/2021 | 18:20
Ngày 13/5, UBND TP.Hà Nội đã đồng ý với đề nghị của sở GD&ĐT về đề xuất cho học sinh nghỉ hè sớm 2 tuần và điều chỉnh lịch tuyển sinh vào lớp 10.

Hà Nội: Học sinh nghỉ học từ 4/5 để phòng dịch Covid-19

Thứ 2, 03/05/2021 | 18:44
Theo thông tin mới nhất từ sở GD&ĐT Hà Nội, toàn bộ học sinh và học viên các cấp trên địa bàn thành phố sẽ tạm dường đến trường để phòng dịch Covid-19.

Bồi hồi những ngày đầu chập chững vào nghề báo

Thứ 7, 27/02/2021 | 11:00
Hôm nay là ngày thứ 138 tôi làm việc tại Đời sống & Pháp luật Online. Lần đầu tiên bước vào môi trường công sở, bỡ ngỡ có, sợ có nhưng thực sự niềm vui cũng nhiều.

Học sinh tát cô giáo tại Hà Nội: "Có biểu hiện trầm cảm"

Thứ 6, 19/02/2021 | 18:11
Nam sinh tát cô giáo trong giờ học tại Hà Nội đã được trung tâm Giáo dục nghề nghiệp - Giáo dục thường xuyên quận Ba Đình (Hà Nội) chấp thuận cho đi học trở lại.
Cùng chuyên mục

Kết quả bài thi đánh giá năng lực được sử dụng trong bao lâu?

Thứ 5, 25/04/2024 | 19:49
Theo Trung tâm Khảo thí Đại học Quốc gia Hà Nội, đến nay, đã có 90 trường đại học công bố sử dụng điểm thi HSA để xét tuyển đầu vào.

Sở GD&ĐT Tp.HCM: Vụ bạo hành ở lớp mẫu giáo Tí Bo là "rất đáng tiếc"

Thứ 5, 25/04/2024 | 19:05
Lãnh đạo ngành giáo dục Tp.HCM khẳng định vụ việc xảy ra ở Trường mầm non Tí Bo là trường hợp cá biệt mặc dù đã có nhiều giải pháp tăng cường quản lý.

Làm rõ việc một giảng viên ở Huế bị "tố" có hành vi thiếu chuẩn mực

Thứ 5, 25/04/2024 | 18:50
Đại học Huế vừa chuyển đơn yêu cầu đơn vị thành viên là Trường Đại học Sư phạm xác minh làm rõ phản ánh về một giảng viên nhà trường có hành vi thiếu chuẩn mực.

"Mách nước" các lưu ý để thí sinh tránh trượt oan khi đăng ký xét tuyển sớm

Thứ 5, 25/04/2024 | 15:41
Các thí sinh cần nghiên cứu kỹ đề án tuyển sinh và nắm rõ các mốc thời gian xét tuyển tránh trường hợp bỏ lỡ cơ hội đăng ký nguyện vọng.

Điều kiện để được tuyển thẳng vào lớp 10 Hà Nội năm 2024

Thứ 5, 25/04/2024 | 15:13
Học sinh thuộc diện tuyển thẳng được chia thành bốn nhóm, theo hướng dẫn tuyển sinh lớp 10 của Sở GD&ĐT Hà Nội.
     
Nổi bật trong ngày

Tp.HCM: UBND phường lên tiếng vụ cô giáo mầm non bạo hành trẻ

Thứ 5, 25/04/2024 | 08:43
Ngày 24/4, UBND phường Linh Đông (thành phố Thủ Đức) đã có báo cáo về vụ giáo viên mầm non bạo hành trẻ được lan truyền trên mạng xã hội.

Dự báo thời tiết ngày 25/4/2024: Sau đợt mưa to, miền Bắc nắng gay gắt

Thứ 5, 25/04/2024 | 05:00
Tin tức dự báo thời tiết mới nhất trong hôm nay (25/4). Cập nhật tin tức dự báo thời tiết nhanh và chính xác nhất trên Người Đưa Tin.

Hotline phản ánh sự cố, vi phạm trên cao tốc chính thức hoạt động từ 26/4

Thứ 5, 25/04/2024 | 19:46
Đường dây nóng tiếp nhận thông tin ùn tắc, sự cố... trên cao tốc sẽ chính thức hoạt động từ ngày 26/4.

Gặp dông lốc, 4 người mất tích trên sông

Thứ 5, 25/04/2024 | 10:45
Nhóm ngư dân làm lúc rạng sáng không may gặp giông lốc, 4/6 người trên thuyền mất tích. Lực lượng chức năng đang tìm kiếm các nạn nhân.

Bản tin 26/4: Lịch học bù của học sinh Hà Nội sau 5 ngày nghỉ liên tục dịp lễ 30/4 và 1/5

Thứ 6, 26/04/2024 | 05:30
Lịch học bù của học sinh sau 5 ngày nghỉ liên tục dịp lễ 30/4 và 1/5; Nuốt đồng xu của máy trò chơi, bé gái 3 tuổi phải nhập viện cấp cứu...