Hòa Bình: Doanh nghiệp 'được' cấp phép để tận diệt sông Đà?

Hòa Bình: Doanh nghiệp 'được' cấp phép để tận diệt sông Đà?

Thứ 2, 29/05/2017 | 15:09
0
Trong ngày đỉnh cao có đến gần 100 tàu hút, cuốc, tiếng máy cuốc, máy nổ làm đoạn sông Đà đi qua khu vực xã Hợp Thành, Hợp Thịnh của huyện Kỳ Sơn biến thành một “đại công trường khai thác cát”.

Những ngày đầu tháng 4, người dân ở các xóm Độc Lập, Tân Lập, xã Hợp Thịnh, xóm Thông, xã Hợp Thành (Kỳ Sơn, Hòa Bình) bỗng giật mình bởi một lượng tàu cuốc, tàu hút cát lớn “dàn trận” để hút cát dưới lòng sông Đà.

Điều này khiến không ít bà con ngạc nhiên, ngơ ngác bởi trên tivi, báo đài vừa có tin tạm dừng cấp phép khai thác cát thế. Hàng ngày, tại xã Hợp Thành, Hợp Thịnh của huyện Kỳ Sơn, hàng chục con tàu hút, tàu cuốc neo đậu thành "thành phố nổi" giữa sông Đà. Đêm, cả đoạn sông đèn điện sáng rực, tiếng máy đinh tai nhức óc.

Người dân các xóm Độc Lập, Tân Lập, xã Hợp Thịnh, xóm Thông, xã Hợp Thành (Kỳ Sơn, Hòa Bình) “mất ăn, mất ngủ” vì tiếng ồn của máy móc. Nguyên nhân là do Công ty TNHH Xây dựng Hùng Yến (Cty Hùng Yến) và Công ty Cổ phần Khai khoáng Sahara (Cty Sahara) khai thác cát gây nên.

Điểm nóng - Hòa Bình: Doanh nghiệp 'được' cấp phép để tận diệt sông Đà?

 Công trường khai thác cát nằm sát ngay ruộng bãi của người dân.

Tình trạng khai thác cát ngày càng trở thành vấn đề nóng ở khu vực hạ lưu công trình thủy điện Hòa Bình, nhất là khu vực 2 xã Hợp Thành, Hợp Thịnh (Kỳ Sơn) bởi số lượng tàu khai thác cát hiện đã lên tới hơn gần 100 chiếc và hầu như hoạt động suốt ngày, đêm. Thực tế khảo sát của PV vào ngày 15/4/2017, lúc 9h sáng, cả một khúc sông, đoạn giáp ranh giữa hai xã Hợp Thành và Hợp Thịnh, liên tục vang lên những tiếng ồn từ việc khai thác cát.

Theo tài liệu của các cơ quan chức năng, Cty Sahara (trụ sở tại khu 5, thị trấn Kỳ Sơn) được UBND tỉnh Hòa Bình cấp Giấy phép khai thác khoáng sản theo Quyết định số 20/QĐ-UBND ngày 21/4/2015. Theo đó, Cty Sahara được khai thác cát lòng sông Đà làm vật liệu xây dựng thông thường, trên đoạn sông thuộc địa bàn xóm Thông, xã Hợp Thịnh, huyện Kỳ Sơn, thời gian khai thác 24 năm, công suất tối đa cho phép là 230.000m3/năm.

Trao đổi với PV, ông Đồng Văn Tám, chủ tịch UBND xã Hợp Thịnh cho biết, từ những ngày đầu tháng 4/2017, người dân đã liên tục phản ánh về việc công ty Cổ phần khai thác khoáng sản Sahara khai thác cát ồ ạt, gây ảnh hưởng đến sinh hoạt. Để kịp thời chấn chỉnh hoạt động khai thác, UBND xã Hợp Thịnh đã làm việc với phòng Tài nguyên và Môi trường huyện Kỳ Sơn cùng đại diện công ty Shahara về việc khai thác cát rầm rộ gây ảnh hưởng đến cuộc sống người dân.

Qua đánh giá xác định, hàng ngày, hai công ty có khoảng trên 30 tàu cuốc hoạt động. Thực trạng đó sẽ khiến sản lượng cát của hai doanh nghiệp sẽ vượt nhiều lần so với công suất cho phép khai thác trong năm, gây ảnh hưởng đến lưu vực sông. Tiếng ồn của tàu thuyền trong quá trình khai thác ảnh hưởng đến cuộc sống của nhân dân.

Sau buổi làm việc, công ty khai thác cát đã  cam kết thời gian khai thác cát không làm ảnh hưởng đến sinh hoạt của người dân. Thời gian được ấn định từ 5h sáng đến 19h trong ngày. Nếu khai thác cát trái thời gian quy định, công ty sẽ tình nguyện chịu phạt 10 triệu đồng nếu người dân phát hiện. Tuy nhiên, khi người dân phát hiện gọi theo đường dây nóng cam kết thì đại diện công ty tắt máy.

Khi được cấp phép khai thác cát, Cty Hùng Yến và Cty Sahara chỉ có 2 - 3 tàu thuyền hoạt động khai thác. Nhưng, từ trung tuần tháng 4/2017 đến nay (12/5), Cty Hùng Yến đã huy động trên 10 tàu cuốc, hút; Cty Sahara có trên 20 tàu cuốc, hút với công suất lớn, ngày đêm khai thác cát trên đoạn sông Đà, thuộc địa bàn xã Hợp Thành và xóm Thông, xã Hợp Thịnh.

Bài tiếp: Dân ngỡ ngàng, tưởng 'cát tặc' lộng hành kiểu mới

Lại Cường - Đình Thiện

Cùng tác giả

NSƯT Hoài Linh: Đại gia mặc áo bà ba

Thứ 6, 01/09/2017 | 05:30
Hoài Linh là cái tên bảo chứng cho nhiều chương trình truyền hình, điện ảnh,… Mặc dù là nghệ sĩ nổi tiếng nhưng anh lại luôn muốn rời xa sự nhốn nháo của showbiz, thích đứng phía sau ánh đèn sân khấu. Và, ít ai biết rằng, anh từng trải qua tận cùng khó khăn trước khi thành công, nổi tiếng như hôm nay.

Vì sao ông Trần Văn Thêm chưa được nhận 6,7 tỷ tiền bồi thường?

Thứ 4, 09/08/2017 | 14:00
Trao đổi với PV, sáng 8/8/2017, Luật sư Vũ Văn Lợi, Giám đốc công ty luật Hòa Lợi cho biết, công ty đã gửi văn bản số 48/2017/CV – HL về việc kiến nghị trả bồi thường oan sai cho ông Trần Văn Thêm, người tù oan thế kỷ.