Học giả Trung Quốc: 'Đường lưỡi bò' không có địa vị pháp luật

Học giả Trung Quốc: 'Đường lưỡi bò' không có địa vị pháp luật

Thứ 4, 15/05/2013 | 14:21
0
Học giả, nhà nghiên cứu ở Trung Quốc đã nhiều lần lên tiếng bác bỏ "yêu sách ngang ngược", vô lý của Chính phủ họ về “đường 9 đoạn” hay còn gọi là "đường lưỡi bò".

Mới đây nhất, một học giả Trung Quốc lấy bút danh là Lý Oa Đằng đăng trênSina, diễn đàn mạng lớn nhất Trung Quốc bài viết Cửu đoạn tuyến đích tồn phế(Đường 9 đoạn, giữ lại hay xóa bỏ). Bài viết đã nhận được nhiều ý kiến đồng tình, ủng hộ của bạn đọc và được đăng lại trên nhiều trang mạng cá nhân, trong đó cóhọc giả Trung Quốc nổi tiếng Lý Lệnh Hoa.

Tiêu điểm - Học giả Trung Quốc: 'Đường lưỡi bò' không có địa vị pháp luật
Lễ chào cờ trên đảo Trường Sa, quần đảo Trường Sa, Việt Nam.

Khi đăng lại bài này, ông Lý Lệnh Hoa bày tỏ trong lời giới thiệu: “Bài viết của ông Lý Oa Đằng rất đáng coi trọng. “Đường 9 đoạn” do nước ta đơn phương chủ trương chồng lên diện tích rất lớn vùng biển đặc quyền kinh tế 200 hải lý mà các nước xung quanh Biển Đông chủ trương theo tinh thần công ước biển Liên Hiệp Quốc (LHQ) năm 1982, từ đó xuất hiện một loạt bất đồng và mâu thuẫn. Trong tình hình kinh tế toàn cầu đang không ngừng nhất thể hóa, nhà nước ta cần nghiêm túc xem xét kiến nghị của Lý tiên sinh, sớm bãi bỏ cái đường “lịch sử truyền thống” này để mở đường cho việc giải quyết tận gốc vấn đề Biển Đông”.

Xin giới thiệu với bạn đọc bài viết của học giả Lý Oa Đằng

"Trong giới học thuật quốc tế, tiêu điểm của Biển Đông không phải là vấn đề chủ quyền của các hòn đảo ở đây, mà là vấn đề "đường 9 đoạn". Đó chính là điều cần phải xử lý đầu tiên cho việc giải quyết hòa bình Biển Đông. Xem xét việc bãi bỏ'đường 9 đoạn' vừa có tính lý luận, vừa có tính hiện thực; xin phân tích như sau:

Thứ nhất, lập ra "đường biên giới 9 đoạn" là không có căn cứ. Các bên ở Biển Đông đều có căn cứ lý lẽ nhất định của họ về vấn đề quy thuộc các đảo, chỉ duy nhất "đường 9 đoạn" của Trung Quốc là không có bất cứ căn cứ gì.

Từ tiền thân của nó, bắt đầu với việc Bạch Mi Sơ năm 1936 tự vẽ ra đường đứt đoạn trong "Trung Quốc kiến thiết tân đồ" đã thiếu căn cứ. Ông ta viết những nơi đó "là nơi ngư dân chúng ta mưu sinh, đương nhiên chủ quyền thuộc về ta".

Không hề có bất cứ chứng cứ nào cho thấy các vị văn nhân đó đã điều tra gì khi vẽ ra cái đường ấy. Có thể khẳng định rằng: đó là một cái đường được vẽ ra một cách hết sức chủ quan.

"Đường 9 đoạn" được chính thức vẽ vào bản đồ Trung Quốc là khi vẽ bản đồ Biển Đông lần thứ hai (lúc đó là Đường 11 đoạn). Từ bấy đến nay, "đường 9 đoạn" cũng không có bất cứ định nghĩa nào, chẳng ai biết rốt cục nó là cái gì, chính phủ cũng chưa hề có sự giải thích chính thức. Có một giả thuyết: đó là kết quả của việc một quan chức phụ trách Vụ Nội chính hồi đó tên là Trịnh Tư Ước, tiện tay vẽ vào.

Thứ 2, "đường 9 đoạn" không phải là đường lãnh hải của Trung Quốc và cũng thiếu tính pháp luật.

Trung Quốc luôn nói về "đường 9 đoạn", nhưng Trung Quốc xưa nay chưa hề nói rõ "đường 9 đoạn" rốt cục là cái gì. Điều nực cười là, "đường 9 đoạn" đã vẽ trên bản đồ Trung Quốc hơn 60 năm mà các chuyên gia trong nước đến nay vẫn tranh cãi chưa ngưng nó là cái gì. Chính phủ cũng chưa bày tỏ thái độ, cũng chẳng có lấy một văn bản nào tuyên bố hoặc định nghĩa về "đường 9 đoạn".

Theo nghiên cứu thì thấy "đường 9 đoạn" liên tục được sửa đổi trên bản đồ Trung Quốc. Ngoài 2 đoạn bị loại bỏ trong Vịnh Bắc Bộ do đã phân định ranh giới với Việt Nam (nên mới từ "Đường 11 đoạn" thời Dân quốc biến thành 'đường 9 đoạn' bây giờ), còn có rất nhiều những thay đổi nhỏ khác. Điều này cho thấy, 'đường 9 đoạn' căn bản không có địa vị pháp luật rõ ràng.

Xét về mặt pháp luật, "đường 9 đoạn" không phải là đường lãnh hải của Trung Quốc. Do "luật lãnh hải và vùng phụ cận nước cộng hòa nhân dân Trung Hoa" ban hành năm 1992 quy định lãnh hải Trung Quốc là 12 hải lý tính từ đường cơ sở; "tuyên bố về đường cơ sở lãnh hải nước cộng hòa nhân dân Trung Hoa" năm 1996 đã quy định đường cơ sở lãnh hải cho quần đảo Tây Sa (tức Hoàng Sa của Việt Nam), vì vậy vùng biển phía bên ngoài 12 hải lý tính từ đường cơ sở lãnh hải đều không thuộc lãnh hải Trung Quốc, nhưng những vùng biển đó lại nằm bên trong "đường 9 đoạn".

Điều này chứng minh "đường 9 đoạn" không phải là đường lãnh hải của Trung Quốc. Khá nhiều chuyên gia về luật biển của Trung Quốc cho rằng "đường 9 đoạn" không phải là đường lãnh hải hay đường thể hiện lãnh thổ Trung Quốc mà chỉ dùng để chỉ các đảo phía trong là lãnh thổ Trung Quốc (theo quan điểm của Trung Quốc) mà thôi. Như vậy thì việc xóa bỏ "đường 9 đoạn" không có bất cứ trở ngại nào về pháp luật, chỉ cần loại bỏ nó hoặc sửa đổi lại bản đồ là xong.

Theo Tiền Phong

Chuyên gia Nhật: Cam Ranh là khắc tinh của 'đường lưỡi bò'

Thứ 5, 11/04/2013 | 10:38
Theo chuyên gia Hiroyuki Noguchi của Nhật Bản, với địa thế hiểm yếu và độc đáo đặc biệt trên “bàn cờ” toàn khu vực Đông Nam Á, vịnh Cam Ranh của Việt Nam có thể là “thanh kiếm sắc” chặn đứng mưu đồ “thò” ra Biển Đông của “đường lưỡi bò” do Trung Quốc tự vẽ.

Đường lưỡi bò Trung Quốc sẽ bị xóa sổ?

Thứ 2, 01/04/2013 | 08:50
Theo mạng tin Sankei (Nhật Bản) số ra mới đây, khi bị Philippines kiện ra tòa liên quan đến chủ quyền ở Biển Đông, Trung Quốc đã gây sức ép đối với Hiệp hội Các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) nhằm buộc Philippines rút đơn kiện.

Hàng không Trung Quốc phát bản đồ 'đường lưỡi bò' ở Việt Nam

Thứ 6, 15/03/2013 | 10:59
Sáng 14/3, đại diện Cục Hàng không Việt Nam xác nhận Cục này vừa có công văn phản đối việc Air China phổ biến bản đồ in hình "đường lưỡi bò" trong một cuộc họp báo mở đường bay mới ngày 12/3 ở TP.HCM.
Cùng chuyên mục

Hàng nghìn người thiệt mạng vì mưa lũ, Pakistan cầu cứu thế giới

Chủ nhật, 28/08/2022 | 17:28
Lũ quét do mưa gió mùa lớn gây ra trên phần lớn Pakistan đã khiến hàng nghìn người thiệt mạng, khoảng 1500 người bị thương và phải di dời.

Tình báo Anh: Nga sắp “mất nhuệ khí”, Ukraine sẽ "lật ngược tình thế"?

Thứ 6, 22/07/2022 | 19:00
Lãnh đạo Tình báo Anh nhận định, Nga sẽ ngày càng gặp khó khăn trong việc bổ sung nhân lực vài tuần tới và điều đó sẽ tạo cơ hội cho người Ukraine phản công.

Mục tiêu của Nga không dừng lại ở miền Đông Ukraine?

Thứ 5, 21/07/2022 | 15:47
Giới chức Nga tuyên bố, các mục tiêu quân sự của Nga ở Ukraine hiện đã vượt ra ngoài khu vực Donbass ở miền Đông và xác nhận các cuộc đàm phán đã đóng băng.

Ukraine tuyên bố quyết tâm “phải thắng Nga trước mùa Đông”

Thứ 4, 20/07/2022 | 16:00
Giới chức Ukraine mới đây tuyên bố, nước này phải thắng Nga trước mùa Đông để ngăn Moscow giành được lợi thế lâu dài.

Nga - Ukraine “đấu khẩu” căng thẳng, hòa đàm liệu có “chết yểu”?

Thứ 3, 19/07/2022 | 19:00
Giới chức Nga-Ukraine liên tục cáo buộc lẫn nhau gây cản trở cho cuộc đàm phán hòa bình nhằm tìm kiếm giải pháp chấm dứt xung đột, trong bối cảnh chiến sự vẫn chưa c
     
Nổi bật trong ngày

Ở khu vực “Chìa khóa”: Ukraine kháng cự mạnh mẽ, Nga dùng chiến thuật chậm mà chắc

Thứ 3, 23/04/2024 | 10:45
Rabotino và phía tây bắc Verbovoy được coi là “chìa khóa” để kiểm soát vùng Zaporozhye quan trọng. Vì vị trí chiến lược mà giao tranh vẫn sẽ tiếp tục căng thẳng.

Lực lượng Israel trở lại khu vực phía Đông Khan Younis

Thứ 3, 23/04/2024 | 09:59
Người dân địa phương cho biết, trong ngày thứ Hai, lực lượng Israel đã trở lại khu vực phía Đông thành phố Khan Younis trong một cuộc đột kích bất ngờ.

Quốc gia vùng Baltic Litva khởi động cuộc tập trận quy mô lớn nhất

Thứ 3, 23/04/2024 | 10:36
Cuộc tập trận sẽ huấn luyện cho tất cả các thành phần của Các Lực lượng Vũ trang Litva.

Bloomberg: Đức thúc giục Mỹ cấp thêm tổ hợp Patriot cho Ukraine

Thứ 3, 23/04/2024 | 15:16
Đức cam kết sẽ gửi khẩu đội Patriot thứ 3 tới Ukraine và 6 khẩu đội nữa sẽ sớm được các quốc gia thành viên EU khác chuyển giao.

Tám cuộc phản công của Ukraine bị thất bại, Nga tiếp tục đà tiến

Thứ 4, 24/04/2024 | 10:00
Ở khu vực Ocheretino các trận chiến đang diễn ra vô cùng dữ dội. Các đơn vị Nga đang tăng cường các hoạt đột để đẩy lùi Lực lượng Vũ trang Ukraine.