Học sinh THPT Lê Hồng Phong cúi đầu chào bác bảo vệ: Ấm lòng mà cũng lại xót xa!

Học sinh THPT Lê Hồng Phong cúi đầu chào bác bảo vệ: Ấm lòng mà cũng lại xót xa!

Thứ 3, 03/10/2017 | 07:05
2
Hãy dạy con bài học làm người từ những điều nhỏ nhặt nhất. Hãy dạy con đối xử “tử tế” với cả những người mình chưa từng biết mặt.

Trong khi có nhiều hiện tượng tiêu cực xảy ra trong nhà trường và xã hội khiến chúng ta không khỏi trăn trở về vấn đề đạo đức của một bộ phận thế hệ trẻ hiện nay, thì hành động các em trường THPT chuyên Lê Hồng Phong (TP.HCM) cúi đầu chào bác bảo vệ lại là món quà ý nghĩa thể thiện cách “đối nhân –xử thế” đáng được ngợi khen.

Nhìn các con trong đồng phục học sinh vội vã bước vào cổng trường nhưng vẫn không quên lễ phép chào người bảo vệ, bất giác tôi đã nở nụ cười hài lòng. Cho phép tôi xin gọi đó là việc làm “tử tế”.

Chẳng có quy định nào bắt buộc, chẳng có ai theo dõi, tất cả xuất phát từ tinh thần tự giác và trái tim trong sáng của những đứa trẻ. Một cái cúi đầu thay lời hỏi thăm, kính trọng đối với người lớn tuổi.

Việc làm nhỏ thôi mà sao trong mắt tôi các em trở nên cao lớn hơn, trưởng thành hơn nhiều đến thế. Đó hẳn là kết quả của quá trình giáo dục từ gia đình và nhà trường. Và tôi biết, cha mẹ các em và thầy cô trường Lê Hồng Phong chắc chắn cũng rất tự hào về con ngoan, trò giỏi của mình.

Nhưng vui đấy mà cũng lại buồn đấy. Ấm lòng mà cũng lại xót xa. Đáng lẽ ra những hành động đẹp đó phải là những việc làm hiển nhiên mà chúng ta có thể nhìn thấy ở mọi nơi, mọi lúc. Vậy tại sao giờ nó lại trở thành “của hiếm” như thế?

Đa chiều - Học sinh THPT Lê Hồng Phong cúi đầu chào bác bảo vệ: Ấm lòng mà cũng lại xót xa!

Hình ảnh học sinh cúi đầu chào bác bảo vệ đã gây bão mạng những ngày qua (Ảnh cắt từ clip).

Tôi quen một chị bạn có con trai năm nay lên lớp 7. Thành tích học tập của cậu bé là niềm mơ ước của nhiều ông bố, bà  mẹ. Tuy nhiên, ấn ượng với tôi hơn cả là chưa bao giờ tôi nhận được lời chào từ cậu bé khi đến chơi nhà hay lời cảm ơn khi tôi tặng cậu bé một món quà nào đó.

Một hôm đi cùng thang máy với hai cô bé sống cùng chung cư, tôi có nghe các em gọi thầy cô mình là “ông ấy”, “bà ấy”; gọi bạn mình là “con ranh”,..

Vào một buổi chiều cuối tuần, đưa con dạo chơi bờ Hồ, tôi thấy một nhóm học sinh chừng 4-5 em vừa ăn kem vừa xả rác ngay tại ghế đá.

Và rất nhiều, rất nhiều lần tôi được đọc các bài viết về bạo lực học đường, yêu đương dại dột của các em học sinh,…

Lỗi tại ai?

Chúng ta – những người lớn vẫn thường đổ lỗi tại muôn vàn lý do, đổ lỗi cho xã hội hiện đại mà chưa bao giờ đủ dũng cảm nhận trách nhiệm về mình.

Ai cũng mong con cái lớn lên trở thành “ông nọ - bà kia” nhưng lại không dành ra đôi phút suy ngẫm mình cần giáo dục con như thế nào. Nhà trường tập trung vào thành tích, vào bảng vàng mà quên rằng đạo đức mới là thứ quan trọng cần bồi dưỡng trước nhất.

Dạy một đứa trẻ biết yêu thương, biết phải trái, lễ phép đâu khó đến thế mà chúng ta lại dễ dàng buông xuôi! Đất nước ta vốn có tinh thần hiếu học, người dân ta vốn sống trọng tình, trọng nghĩa. Vậy thì, có lý do gì mà thế hệ trẻ lớn lên lại không thể có một nhân cách tốt?

Hãy dạy con bài học làm người từ những điều nhỏ nhặt nhất. Hãy dạy con đối xử “tử tế” với cả những người mình chưa từng biết mặt. Nhân cách đẹp cần có thời gian để nuôi dưỡng, sự “tử tế” cũng cần có quá trình để lớn lên. Chỉ cần chúng ta kiên trì và có trách nhiệm với con trẻ, mọi thứ tốt đẹp đều có thể nở hoa.

Đăng Khuê

*Bài viết thể hiện quan điểm riêng của tác giả

Vì sao trường Lương Thế Vinh không còn…vang bóng ?

Thứ 2, 02/10/2017 | 08:32
Trường Lương Thế Vinh gắn với tên tuổi của thầy Văn Như Cương liên tiếp có những lùm xùm đáng buồn. Cánh chim đầu đàn của hệ thống trường dân lập dường như đang tả tơi trước sóng gió dư luận, thầy Cương có buồn không?

Tiết lộ từ người quay clip HS THPT Lê Hồng Phong cúi đầu chào bác bảo vệ

Chủ nhật, 01/10/2017 | 18:45
Đoạn clip có thời lượng gần 3 phút ghi lại cảnh các bạn học sinh của trường THPT Lê Hồng Phong cúi đầu chào bác bảo vệ, đã khiến cộng đồng mạng hết lời khen ngợi.

Nội quy HS trường Lương Thế Vinh: Chuyện đáng mừng chứ sao lại đáng trách?

Thứ 6, 29/09/2017 | 19:30
Quy định mà nhà trường THPT Lương Thế Vinh ban hành đã góp phần giúp các thầy cô gián tiếp bảo vệ học sinh của mình.
Cùng tác giả

Dự báo thị trường mỹ phẩm Việt Nam tiếp tục phát triển mạnh

Thứ 6, 19/04/2024 | 17:29
Ông Chu Quốc Thịnh – Trưởng Phòng Quản lý Mỹ phẩm, Cục Quản lý Dược (Bộ Y tế) đã chỉ ra nhiều cơ hội và thách thức của thị trường mỹ phẩm tại Việt Nam.

Kịp thời đỡ đẻ cho sản phụ ngay trên biển

Thứ 6, 19/04/2024 | 17:26
Hiện, tình trạng của hai mẹ con sau cuộc "vượt cạn" ngoạn mục đã ổn định và đang được theo dõi, chăm sóc và dự kiến sẽ được xuất viện sớm.

Điều chỉnh chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2024

Thứ 6, 19/04/2024 | 17:26
Dự án Luật Phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ được bổ sung vào chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2024, trình Quốc hội cho ý kiến tại kỳ họp thứ 7.

Vụ bé gái 12 tuổi mang thai: Nghi phạm đối diện khung hình phạt nào?

Thứ 5, 18/04/2024 | 19:20
Theo luật sư Vinh, bé gái đã bị lạm dụng tình dục từ năm 11 tuổi, đã cung cấp mô tả đầy đủ thủ phạm, đủ căn cứ cấu thành tội “hiếp dâm người dưới 16 tuổi”.

Góp phần vào sự phát triển bền vững ngành làm đẹp tại Việt Nam

Thứ 5, 18/04/2024 | 16:29
Trên 200 gian hàng đại diện cho 15 quốc gia và vùng lãnh thổ dẫn đầu ngành làm đẹp đã có mặt tại triển lãm quốc tế về sản phẩm, công nghệ và dịch vụ làm đẹp.
Cùng chuyên mục

Thành cổ tháng Tư này

Thứ 6, 19/04/2024 | 07:00
Giữa tháng Tư, chúng tôi ra viếng thành cổ và thăm một số di tích lịch sử của tỉnh Quảng Trị.

Đọc sách nhiều – Tốt hay không tốt?...

Thứ 5, 18/04/2024 | 09:36
Khi nói đến việc đọc sách, rất nhiều người trong chúng ta tỏ ra e dè, thậm chí có người còn cười mỉa về hoạt động đó. Tại sao lại có một thực trạng như vậy? Liệu chúng ta có phải là những người không coi trọng tri thức? Tại sao nhiều người vẫn nghĩ, rằng những ai đọc sách nhiều thường dễ “đi trên mây”?...

Trải nghiệm tàu hỏa thời… tắc đèo

Thứ 4, 17/04/2024 | 07:00
Tôi vừa có chuyến trải nghiệm tàu hỏa Việt Nam khá thú vị.

Đâu là thông tin - Đâu là tri thức?

Thứ 3, 16/04/2024 | 07:00
Ngày 21/4 là Ngày Sách và Văn hóa đọc Việt Nam, được Thủ tướng Chính phủ ký quyết định vào 4/11/2021. Điều đó nói lên rằng, với sự phát triển của cuộc sống con người, trong diễn trình chung, tri thức ngày càng được coi trọng. Sách chính là phương tiện truyền tải tri thức hiện quả nhất.

Sẽ ra sao nếu Tây Nguyên hết rừng?

Thứ 2, 15/04/2024 | 07:00
Câu hỏi trên chợt thảng thốt trong tôi khi ngồi với mấy người bạn và nói chuyện về Tây Nguyên hôm nay, về văn hóa Tây Nguyên và những chuyển dịch, những thay đổi của nó.
     
Nổi bật trong ngày

Đọc sách nhiều – Tốt hay không tốt?...

Thứ 5, 18/04/2024 | 09:36
Khi nói đến việc đọc sách, rất nhiều người trong chúng ta tỏ ra e dè, thậm chí có người còn cười mỉa về hoạt động đó. Tại sao lại có một thực trạng như vậy? Liệu chúng ta có phải là những người không coi trọng tri thức? Tại sao nhiều người vẫn nghĩ, rằng những ai đọc sách nhiều thường dễ “đi trên mây”?...

Thành cổ tháng Tư này

Thứ 6, 19/04/2024 | 07:00
Giữa tháng Tư, chúng tôi ra viếng thành cổ và thăm một số di tích lịch sử của tỉnh Quảng Trị.