Hôn nhân tân kỳ sao ly dị nhanh thế?

Hôn nhân tân kỳ sao ly dị nhanh thế?

Thứ 5, 03/12/2020 | 07:00
0
Tôi là thầy giáo cũ của anh Chánh Văn. Hôm rồi hội trường 60 năm, anh Tú có về thăm trường và tôi đã chia sẻ câu chuyện này với anh.

Một phần vì thời gian không được dài, một phần là tôi cũng muốn trải lòng nhiều hơn nên quyết định viết thư này gửi anh cũng như bạn đọc của anh. Từ ngày về hưu, tôi vẫn hay đọc xem học trò mình viết gì. Thi thoảng cũng nhắn riêng học trò về những gì anh viết và suy nghĩ của mình.

Chuyện của tôi, 2 đứa con cả 2 đều ly hôn là cú sốc lớn với tôi- ông lão 71 tuổi này, một thầy giáo già. Cô con gái lớn năm nay 39 tuổi, có 2 đứa con, ly dị mỗi đứa nuôi một đứa. Cậu con trai út thì năm nay 35 tuổi, mới kết hôn được 6 năm cũng đã ly hôn mấy tháng trước theo chân cô chị. Cũng vì điều này mà bà nhà tôi đột quỵ 2 lần và giờ đi lại vô cùng khó khăn.

Tôi không biết tại sao người trẻ các bạn coi chuyện ly hôn dễ dàng đến thế? Vợ chồng chúng tôi sống với nhau hơn 40 năm cũng trải qua biết bao thăng trầm mà hôn nhân lúc nào cũng tương kính như tân. Người trẻ yêu nhau 4 năm thôi mà cũ mèm rách bấy. Thời của chúng tôi có giận nhau đến mấy cũng ngồi lại bên nhau mà thủ thà thủ thỉ. Người trẻ thì một cái sai nhẹ cũng thành bão táp phong ba, leo thang quan điểm. Hay vì 2 vợ chồng tôi cùng là nhà giáo nên làm gì cũng nghĩ trước ngoái sau, cư xử như những người có học hành và đang đi dạy người khác? Chứ tôi thấy trong 2 cuộc ly dị của con mình, cuộc nào cũng có thể sửa chữa lại được như mới, thậm chí còn có thể mới hơn.

Tiên trách kỷ, hậu trách nhân. Tôi trách con gái và con trai mình trước. Con gái tôi nói lý do ly dị là vì chồng có người khác. Bị con gái tôi phát hiện ra. Lần đầu con gái tôi bỏ qua nhưng đến lần thứ 2 thì con tôi không chịu nổi nữa mà quyết định ly hôn. Thoạt nhìn thì đúng là vậy. Nhưng tôi biết tính con gái vì tôi sinh ra nó, nuôi nó hơn 30 năm trời. Nó kiếm ra tiền nên nó sống độc lập quá. Ở nhà, cái gì nó cũng cho nó quyền được quyết mà chẳng bao giờ chịu trao đổi, chia sẻ với chồng. Tôi đã nhắc nhở nó nhiều lần. Rằng hôn nhân không phải chuyện một người, vợ chồng không thể phân vai chính phụ. Làm gì thì làm cũng nên trao đổi với chồng lấy một câu. Đàn ông sĩ diện, nếu họ thấy họ bị tước quyền được tham gia vào hôn nhân, họ sẽ chán.

Tiệm sửa chữa hôn nhân - Hôn nhân tân kỳ sao ly dị nhanh thế?

Cậu con rể đã muốn làm lại từ đầu nhưng chẳng có cơ hội. (Ảnh minh họa)

Con rể tôi thì khá yêu vợ, chiều con. Chỉ là làm ăn có lúc này lúc nọ. Đàn ông thất bại trong sự nghiệp thì về còn có vợ có con sẽ đỡ hơn là về vợ không chia sẻ còn phán xét kiểu: Anh thất bại là đúng rồi. Tại anh abc, xyz… nên anh mới thất bại. Việc con rể tôi có bồ cũng là bởi cậu ấy không chia sẻ được với vợ. Sĩ diện đàn ông khiến cậu ta kiếm một phụ nữ tầm thấp để lấy lại sĩ diện đã mất trước vợ. Kiểu lấy lại quyền lực để vãn hồi tự trọng đàn ông. Nhưng con gái tôi thì nhất nhất cho rằng nó chẳng làm sai gì cả. Lần một bắt được nó nói nó tha thứ nhưng tha thứ như một người lớn tha thứ cho trẻ nhỏ, rất bề trên. Nhưng lại vẫn trẻ con nên tha thứ mà vẫn cay cú, dằn vặt.

Cậu con rể đã muốn làm lại từ đầu nhưng chẳng có cơ hội. Suốt 1 năm trời cậu ấy như một cái bóng trong nhà, trở thành thứ đàn ông vô tích sự trong mắt vợ. Nên lần thứ 2 mà con gái tôi bảo phát hiện ra cậu ta vẫn qua lại với cô gái kia thật ra chỉ là cưỡng từ đoạt lý. Chẳng có bằng chứng nào xác nhận cậu ấy còn qua lại với cô gái kia nhưng vì lòng tin đã mất nên nhìn đâu cũng ra vi khuẩn, vi trùng. Đi qua ruộng dưa hấu cúi xuống buộc dây giày cũng thành kẻ trộm dưa hấu. Giờ hai người nuôi hai đứa con chẳng đứa nào được hạnh phúc trong cả 4 đứa đó. Thậm chí là 6 đứa tính cả tôi với bà nhà tôi. Mà nói sao nó cũng vẫn cứng đầu cho rằng nó làm đúng. Phụ nữ độc lập là tốt nhưng độc lập đến mức không cần chồng thì độc lập ấy thành độc đoán mất rồi.

Chuyện của cậu con trai út cũng buồn như thế. Vợ chồng phải bao dung với nhau nhưng con trai tôi lại quá để ý đến những thứ tiểu tiết. Tôi dạy con rất nhiều lần về việc đàn ông nhìn mọi thứ phiên phiến thôi, rộng ra và xa hơn. Chứ đừng chỉ thấy những thứ tiểu tiết, cận thị về người mà viễn thị về mình. Con trai tôi không thấy được những thứ tốt đẹp ở con dâu mà chỉ thấy vợ mình phải thế này, phải thế nọ. Trong khi lại chẳng thấy được những gì thực sự ở mình chưa ổn mà cứ ảo tưởng rằng mình rất ổn. Từ chuyện bà nhà tôi bị đột quỵ lần 1 vì chuyện con gái bỏ chồng, con trai tôi nằng nặc đòi dọn về sống cùng bố mẹ vì lo bố mẹ già cả ở một mình lỡ may có bề gì.

Dù tôi nói rồi, rằng “tôi 71 tuổi nhưng vẫn có thể đi xe máy. Tôi vẫn có thể chăm sóc mẹ anh, anh cứ sống với vợ anh cho hạnh phúc, đừng giống chị gái anh là chúng tôi vui lắm rồi”. Với lại tôi cũng biết tính bà nhà tôi. Bà ấy tốt tính nhưng rất hay quan tâm thái quá. Cứ xa thì thơm, gần tất thường. Con dâu chẳng cần phải quá chăm sóc bố mẹ chồng, cứ hiếu kính là được. Nhưng con trai tôi lại không nghĩ vậy. Nó giận vợ vì vợ giãy nảy khi nó bảo đưa bố mẹ về ở cùng để tiện chăm sóc. Nhà con trai tôi thì rộng rãi. Có sân vườn và ở trong khu cao cấp. Còn vợ chồng tôi vẫn đang ở khu tập thể. Có lẽ vì vậy mà cậu chàng cảm thấy áy náy khi con thì ở nhà cao cửa rộng, bố mẹ lại ở tập thể lôi thôi lếch thếch. Nhưng cậu không hiểu là bố mẹ ở đây hơn 40 năm rồi, quen từng hàng xóm láng tỏi. Giờ dọn đi sẽ nhớ căn nhà này lắm.

Căn hộ nhỏ của chúng tôi không chỉ là một căn hộ tập thể. Mà nó còn là “văn phòng làm việc” của 2 vợ chồng. Là mái tranh chứa hai trái tim vàng. Là trường học riêng của 2 vợ chồng với hàng trăm lượt học trò lên đây học.Từ chuyện đó mà con trai tôi giận con dâu. Cho rằng vợ không quan tâm đến bố mẹ chồng. Lỡ hai cụ có làm sao thì ân hận suốt đời. Con dâu thì tâm tốt nhưng miệng thì chưa khéo nên thành đổ dầu vào lửa. Kết quả là con trai tôi đùng đùng tuyên bố “Anh về sống với bố mẹ. Kệ em”. Rồi còn ấm ách bảo tôi: “Ba cứ bênh vợ con. Con đối xử với bố mẹ vợ của con một trân hai quý. Trả hết nợ cho bố vợ cờ bạc. Mua gì cho ba con cũng mua cái đó cho bố mẹ vợ. Thậm chí hồi xây nhà, con ở nhờ nhà vợ hơn một năm có một câu kêu ca gì? Luôn coi bố mẹ vợ như ba với mẹ ruột của mình. Vậy sao vợ con không thấy? Nếu không phải mẹ đột quỵ và ba đã già rồi thì con có bắt vợ con phải về sống chung đâu? Chị hai lấy chồng rồi có bỏ chồng cũng vẫn ở ngoài chứ có về chăm sóc ba mẹ đâu. Con là con trai con phải có trách nhiệm”. Tôi mừng vì con trai có hiếu nhưng lại buồn vì con suy diễn chuyện vợ mình nói thế là bạc bẽo với bố mẹ mình.

Tôi bắt đầu đi dạy từ năm 21 tuổi, sau khi tốt nghiệp Cao đẳng sư phạm. Đến ngày nghỉ hưu thì cũng đã đứng lớp được 40 năm. Dạy bao thế hệ học trò rồi mà sao dạy mãi chẳng được con mình? Các con ly hôn, tôi không xấu hổ mà chỉ buồn vì tan đàn xẻ nghé. Những cuối tuần, căn hộ tập thể tí xíu của 2 vợ chồng lúc nào cũng ồn ào 3 đứa cháu nội ngoại và dâu rể sum vầy. Giờ cuối tuần buồn hắt buồn hiu. Tôi không cổ hủ chuyện hôn nhân trăm năm một kiếp nhưng buồn đến đau lòng vì con trẻ thay mới thay vì sửa cũ. Cái xe đạp tôi mua từ hồi đám cưới, đã từng theo tôi suốt những năm gian khó của đất nước, hỏng lên hỏng xuống mà sửa lại vẫn đi ngon lành. Thế mà con mình hôn nhân tân kỳ như xe hơi lại chỉ chạy được vài năm đã đòi thay mới?

Tôi mong các bạn trẻ có thể cho tôi ý kiến để tôi hiểu và có thể khuyên giải con mình? Liệu chúng làm vậy có phải là đúng trào lưu giới trẻ hôm nay không?

Được viết lại bởi nhà văn HOÀNG ANH TÚ từ thư bạn đọc gửi vào hòm thư: suachuahonnhan@nguoiduatin.vn. Mời bạn đọc có thể để lại bình luận dưới đây. Bình luận của bạn sẽ được chuyển tới nhân vật trong bài. Mỗi tư vấn đóng góp của bạn sẽ là một sự giúp đỡ có ý nghĩa.

Hôn nhân và dựa cậy

Thứ 7, 28/11/2020 | 19:45
Hôn nhân với tôi giống như dựa cậy. Không phải chỉ là một người vợ hay một người chồng mà còn cần phải là một đồng chí, đồng đội!

Để làm gì một cuộc hôn nhân như thế?

Thứ 3, 17/11/2020 | 20:00
Tôi vẫn hỏi nhiều người phụ nữ từng bị chồng bạo hành, lừa dối câu đó. Nhưng rõ ràng, nhiều người phụ nữ dù lòng đã hết yêu rồi nhưng vẫn chẳng quyết được việc ra đi

Hạnh phúc nào cho những single mom?

Chủ nhật, 15/11/2020 | 07:34
Có người đàn ông nào muốn đặt cược vào hôn nhân với một single mom như em?

Tuổi trung niên đi tìm... hạnh phúc

Thứ 4, 11/11/2020 | 08:21
Người trung niên cũng có khao khát làm lại sau những đổ vỡ...
Cùng tác giả

Xin chào tháng 10!

Thứ 6, 01/10/2021 | 10:58
Có câu: “Bao giờ cho đến tháng Mười” mà người ta hay nói với nhau đầy vẻ ngậm ngùi, có chút rất ít hy vọng thật mong manh.

Nếu yêu vợ, 8/3 hãy tặng vợ những điều này

Thứ 6, 08/03/2019 | 08:23
Thứ phụ nữ chờ đợi như một món quà trong ngày 8/3 này đôi khi chỉ là những phút giây rảnh rang để chăm sóc chính bản thân mình. Nếu các anh dành tặng vợ mình những thứ khiến nàng yêu thêm chính bản thân các nàng thì các anh chỉ có lợi mà thôi.

Chúng ta có thể chết bởi cả những người… “tốt bụng”

Thứ 4, 27/02/2019 | 06:00
Tại sao tôi lại để “tốt bụng” trong ngoặc kép bởi vì ý định của họ thì tốt, động cơ ban đầu tốt nhưng vì thiếu hiểu biết nên thành tồi tệ?

Từ chuyện vợ chồng chủ cà phê Trung Nguyên, chúng ta nên làm gì với cuộc hôn nhân của mình?

Thứ 5, 21/02/2019 | 14:26
Chuyện vợ chồng chủ cà phê Trung Nguyên vốn là chuyện riêng nhà họ nhưng sẽ thật hữu ích nếu chúng ta cùng nhìn lại chính cuộc hôn nhân của mình, về giá trị của nó trong cuộc đời mình.

Nói với con về vụ cô gái giao gà bị sát hại

Thứ 5, 21/02/2019 | 07:06
Vụ cô gái giao gà bị sát hại ở Điện Biên chúng ta ai nấy đều đang vô cùng phẫn nộ. Muốn băm vằm xác 5 kẻ khốn nạn kia. Nhưng phẫn nộ không thôi chưa đủ đâu...
Cùng chuyên mục

Phụ nữ trưởng thành

Thứ 7, 06/04/2024 | 12:00
Làm cha mẹ cũng phải trưởng thành chứ không chỉ dạy con trưởng thành. Ai mãi không trưởng thành, kẻ đó sẽ tụt lại phía sau.

Con yêu sớm là tại… bố mẹ

Thứ 4, 03/04/2024 | 08:05
Tôi không cố ý đổ hết lỗi cho các bố mẹ cả đâu. Chỉ là chúng ta hãy cùng thử phân tích lại một chút, điều chỉnh lại một chút cách làm cha mẹ của mình.

Con học cho ai?

Thứ 5, 21/03/2024 | 08:44
Vậy, con học cho ai? Câu trả lời này ai cũng biết: Con học cho con. Nhưng làm thế nào để con hiểu rằng con học cho con?

Hôn nhân một chiều

Thứ 2, 18/03/2024 | 06:00
Hôn nhân một chiều vì chúng ta ai cũng khư khư với cảm xúc của mình, muốn đối phương phải hiểu ta nhưng ta lại không buồn hiểu người.

Ở phố hay về quê?

Thứ 7, 16/03/2024 | 07:00
Vậy là tôi đã quyết định về quê, sau gần hai năm đắn đo đủ điều. Với tôi, đó là một quyết định lớn.
     
Nổi bật trong ngày

Nuôi "con vật hiền lành", anh nông dân thu lãi đều tay 2 tỷ đồng/năm

Thứ 5, 18/04/2024 | 07:30
Quyết tâm nuôi con vật “nhàn hạ” anh Nguyễn Hữu Hiền 8X gần như chẳng tốn thời gian chăm sóc mà vẫn đều tay thu lãi tiền tỷ mỗi năm.

Loài chim có mùi hôi, cả đời “ăn chay” nhưng giỏi chiến thuật

Thứ 5, 18/04/2024 | 15:35
Chim Hoatzin khá thông minh khi nó biết giả vờ chết để trốn tránh kẻ thù. Khi bị tấn công, chúng lao mình xuống nước, dùng móng vuốt để bám, tránh bị nước cuốn đi…

Cảnh báo sản phẩm Detox Táo hỗ trợ giảm cân có chứa chất cấm

Thứ 5, 18/04/2024 | 19:06
Cục An toàn thực phẩm khuyến cáo người tiêu dùng không mua và sử dụng sản phẩm Detox Táo hỗ trợ giảm cân.

Nông dân U70 kiếm tiền tỷ nhờ nuôi loài chim lớn nhất hành tinh

Thứ 6, 19/04/2024 | 07:30
Bà Nguyễn Thị Bình (SN 1962) ở phường Minh Tân, thị xã Kinh Môn (Hải Dương), là một trong hai gương mặt ở tỉnh được vinh danh “Nông dân Việt Nam xuất sắc” năm 2023.

Rợn người khoảnh khắc nhiếp ảnh gia lại gần cá mập trắng lớn

Thứ 5, 18/04/2024 | 19:15
Một nhiếp ảnh gia động vật hoang dã ở Hawaii, Mỹ đã có một trải nghiệm đầy thách thức khi đối mặt gần với cá mập trắng lớn.