'Hợp đồng chuyển nhượng Bảo Long - Bảo Sơn quá sơ sài'

'Hợp đồng chuyển nhượng Bảo Long - Bảo Sơn quá sơ sài'

Thứ 4, 19/06/2013 | 08:15
0
Đọc hợp đồng chuyển nhượng tài sản hơn 220 tỷ đồng giữa tập đoàn Bảo Long và Bảo Sơn, luật sư Vũ Tiến Vinh cho rằng chỉ gói gọn trong 6 trang giấy là "quá sơ sài", thậm chí không có quy định xử lý khi các bên vi phạm.

- Ông thấy gì khi đọc bản hợp đồng chuyển nhượng vốn cổ phần và tài sản doanh nghiệp cùng bản quyền thương hiệu sản phẩm giữa Tập đoàn Y dược Bảo Long với Công ty cổ phần Tập đoàn đầu tư xây dựng và du lịch Bảo Sơn?

- Đối tượng của hợp đồng này gồm 3 loại: toàn bộ cổ phần, tài sản doanh nghiệp và bản quyền thương hiệu sản phẩm. Đây không phải là những tài sản thông thường, đơn chiếc mà có sự liên quan với các tài sản khác, quyền tài sản, nghĩa vụ của bên chủ tài sản…

Giá trị hợp đồng là con số rất lớn, hơn 227 tỷ đồng, nhưng toàn bộ nội dung chỉ được thể hiện chưa đến 6 trang giấy thì quả là quá đơn giản và sơ sài. Hợp đồng không có điều khoản nào quy định về hành vi nào bị coi là vi phạm hợp đồng mà phải chịu phạt ra sao, phải khắc phục thế nào.

Nguyên tắc khi soạn thảo hợp đồng là phải cố gắng dự liệu tối đa các tình huống, sự kiện có thể xảy ra sau khi hợp đồng được ký kết để đảm bảo rằng nếu có vấn đề phát sinh thì các bên có căn cứ xác định đúng, sai cũng như chế tài mà bên vi phạm phải gánh chịu. Có như vậy các bên mới xác định được quyền và nghĩa vụ của mình khi thực hiện hợp đồng.

Một nguyên tắc nữa là giá trị hợp đồng càng lớn thì việc soạn thảo càng cần phải kỹ lưỡng bởi nếu có tranh chấp thì hậu quả sẽ vô cùng to lớn, thậm chí mất trắng.

Bất động sản - 'Hợp đồng chuyển nhượng Bảo Long - Bảo Sơn quá sơ sài'
Luật sư Vinh. Ảnh: Hà Anh.

- Trong hợp đồng, những điểm gì theo ông là chưa rõ hoặc bất hợp lý?

- Theo tôi có 3 điểm cần làm rõ. Thứ nhất, theo quy định của Luật Doanh nghiệp thì việc bán, chuyển nhượng những tài sản lớn như nhà xưởng, đất đai phải có sự nhất trí của Đại hội đồng cổ đông thể hiện ở biên bản họp. Thế nhưng trong hợp đồng giữa Bảo Long và Bảo Sơn lại không thể hiện việc Đại hội đồng cổ đông của hai tập đoàn có thông qua việc này hay không.

Phần đầu của hợp đồng có nêu căn cứ vào biên bản họp của các bên nhưng mục ngày tháng của biên bản lại để trống dưới dạng ba chấm (…). Như vậy, vấn đề đặt ra ở đây là 2 tổng giám đốc của hai tập đoàn có đủ tư cách pháp lý để xác lập ký kết hợp đồng hay chưa khi chưa được Đại hội đồng cổ đông thông qua (nếu có).

Thứ hai, tổng giá trị hợp đồng là hơn 227 tỷ gồm 3 đối tượng như tôi đã phân tích ở trên nhưng trong hợp đồng thể hiện rõ giá trị hai tài sản gồm quyền sử dụng đất là 163,9 tỷ và giá trị công trình trên đất là 63,5 tỷ vừa đúng bằng giá trị hợp đồng. Như vậy có thể hiểu giá trị cổ phần và giá trị bản quyền thương hiệu là 0 đồng.

Đây là điều vô lý bởi vốn góp của các cổ đông thường có nhiều hình thức khác nhau như tiền mặt, nhà xưởng… chứ không thể chỉ là quyền sử dụng đất. Nếu viết hợp đồng như vậy thì có thể hiểu toàn bộ cổ phần của các cổ đông sáng lập chỉ duy nhất là quyền sử dụng đất. Hơn nữa, thương hiệu Bảo Long không lẽ gì được bán với giá 0 đồng.

Thứ ba, tại Phụ lục hợp đồng chỉ rõ trong tổng số 53.000 m2 đất chuyển nhượng thì có hơn 3.000m2 đất nông nghiệp chưa được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. Nếu thông tin này là chính xác thì việc chuyển nhượng này chưa phù hợp với quy định của pháp luật về đất đai.

Bất động sản - 'Hợp đồng chuyển nhượng Bảo Long - Bảo Sơn quá sơ sài' (Hình 2).
Lối vào trụ sở - nơi cán bộ tập tập đoàn Y dược Bảo Long vẫn đang làm việc. Ảnh: Hà Anh.

- Vậy ông hiểu trách nhiệm của mỗi bên ở đây là gì?

- Ký kết và thực hiện hợp đồng này, tập đoàn Bảo Sơn đã thanh toán đầy đủ giá trị hợp đồng cho tập đoàn Bảo Long cũng như nội dung khác trong hợp đồng. Do vậy, tập đoàn Bảo Long có nghĩa vụ bàn giao tài sản theo thỏa thuận mà hai bên đã ký kết. Nếu tập đoàn Bảo Long cho rằng bị thiệt hại thì có quyền khởi kiện chứ không được có bất kỳ hành vi nào cản trở việc tiếp nhận và sử dụng tài sản đã chuyển nhượng cho tập đoàn Bảo Sơn.

- Nếu tập đoàn Bảo Long chưa thực hiện theo cam kết thì tranh chấp giữa hai bên là quan hệ kinh tế hay hình sự?

- Theo tôi, giữa tập đoàn Bảo Long và tập đoàn Bảo Sơn chỉ là tranh chấp kinh tế (trong kinh doanh thương mại) giữa hai pháp nhân mà không phải là hình sự bởi Bộ luật Hình sự hiện nay không truy cứu trách nhiệm hình sự đối với pháp nhân. Tuy nhiên, các cá nhân của tập đoàn nếu có hành vi vi phạm quy định trong Bộ luật Hình sự thì vẫn sẽ bị khởi tố, điều tra.

- Theo quan điểm cá nhân, luật sư đáng giá gì về việc Chủ tịch tập đoàn Bảo Long bị bắt?

- Theo tôi khi Cơ quan An ninh điều tra Công an Hà Nội đã khởi tố và bắt tạm giam chủ tịch tập đoàn Bảo Long Nguyễn Hữu Khai về tội Sử dụng trái phép tài sản chắc phải có những căn cứ nhất định, đặc biệt với những người có vị trí trong xã hội thì càng phải cẩn trọng. Tuy nhiên, việc chủ tịch tập đoàn Bảo Long có tội hay không thì phải đợi phán quyết của tòa án.

Bất động sản - 'Hợp đồng chuyển nhượng Bảo Long - Bảo Sơn quá sơ sài' (Hình 3).
Ông Khai bị dẫn giải về Hà Nội để điều tra. Ảnh: P.V.

- Tập đoàn Y dược Bảo Long và Công ty cổ phần Tập đoàn đầu tư xây dựng và du lịch Bảo Sơn cần phải làm gì ở thời điểm này?

- Việc chủ tịch tập đoàn Bảo Long bị bắt là điều vô cùng khó khăn đối với ban lãnh đạo cũng như toàn bộ người lao động trong tập đoàn. Tuy nhiên tôi tin pháp luật nghiêm minh sẽ phân xử việc đúng, sai của tập đoàn Bảo Long một cách thỏa đáng, đúng pháp luật. Để bảo vệ quyền lợi của mình, tập đoàn Bảo Long cần thu thập đầy đủ các tài liệu chứng minh đối tượng hợp đồng chuyển nhượng gồm những gì, có bao gồm bản quyền thương hiệu sản phẩm hay không?

Đối với tập đoàn Bảo Sơn thì ngược lại, họ phải chứng minh một cách thuyết phục giá trị hợp đồng 227 tỷ đồng đã bao gồm cả bản quyền thương hiệu sản phẩm cũng như xác định việc chuyển nhượng quyền sử dụng đất có trái pháp luật hay không để trên cơ sở đó có những giải pháp giải quyết mâu thuẫn phù hợp.

- Bài học rút ra từ việc mua bán doanh nghiệp này là gì?

- Bảo Long và Bảo Sơn đều là hai tập đoàn lớn, có thương hiệu nhưng quả thật xem hợp đồng mà hai bên ký kết thì có thể cảm nhận rõ sự chủ quan, đơn giản của lãnh đạo hai tập đoàn. Hợp đồng chuyển nhượng tài sản giữa hai bên không chỉ là sự mua bán thông thường mà nó còn liên quan đến cuộc sống của hàng trăm con người lao động nên với cách làm thiếu thận trọng đã vô tình ảnh hưởng đến biết bao người và đưa doanh nghiệp vướng vào tố tụng.

Đây cũng là hạn chế chung của các doanh nghiệp Việt Nam trong thời kỳ hội nhập. Thói quen làm việc theo cảm tính và không đầu tư đúng mức cho bộ phận pháp chế hoặc thuê luật sư tư vấn nên đã dẫn đến những hậu quả thật đáng tiếc và không đáng có.

Theo Hà Anh (VnExpress)

   Thi ảnh Việt Nam Xanh, rinh ngay 100 triệu đồng

Con trai chủ tịch Bảo Long: 'Bố tôi không có khiếu kinh doanh'

Thứ 3, 18/06/2013 | 16:12
Phó tổng giám đốc Bảo Long Nguyễn Hữu Trường cho rằng bố ông chỉ hợp với việc khám chữa bệnh, không có khiếu kinh doanh, nên đã chủ quan, vội vàng khi ký hợp đồng với Bảo Sơn, dẫn đến hậu quả khôn lường.

Toàn cảnh vụ chủ tịch tập đoàn Bảo Long bị bắt

Thứ 3, 18/06/2013 | 15:46
Ngày 15/6 Cơ quan An ninh điều tra - Công an Thành phố Hà Nội đã bắt tạm giam ông Nguyễn Hữu Khai, chủ tịch Tập đoàn Bảo Long thời hạn 3 tháng để điều tra về hành vi "sử dụng trái phép tài sản".

Con trai ông chủ Bảo Long: 'Bắt bố tôi là không hợp lý'

Thứ 3, 18/06/2013 | 14:44
Phóng viên đã có cuộc trao đổi với con trai của ông Nguyễn Hữu Khai liên quan đến việc ông này bị Cơ quan An ninh điều tra Công an TP Hà Nội bắt tạm giam phục vụ công tác điều tra liên quan đến hành vi “Sử dụng trái phép tài sản”.

Chủ tịch Tập đoàn Bảo Long bị bắt dưới góc nhìn luật sư

Thứ 3, 18/06/2013 | 11:26
"Có thể ông Khai đã có hành vi sử dụng trái phép tài sản của Công ty cổ phần Tập đoàn Y dược Bảo Long và Công ty TNHH Đông Nam dược Bảo Long sau khi được hai công ty này thuê lại ông điều hành với tư cách tổng giám đốc..."

Di lý chủ tịch Tập đoàn Bảo Long ra Hà Nội để điều tra

Chủ nhật, 16/06/2013 | 20:27
Khoảng gần12h trưa ngày 16/6, ông Nguyễn Hữu Khai, chủ tịch tập đoàn Bảo Long được cơ quan cảnh sát điều tra Công an TP Hà Nội di lý từ TP HCM ra Thủ đô Hà Nội để thực hiện điều tra.
Cùng chuyên mục

Thị trường căn hộ Hà Nội tiếp tục mất cân bằng cung – cầu

Thứ 6, 19/04/2024 | 19:54
Số liệu của Quý 1 năm 2024 cho thấy, thị trường căn hộ tại Hà Nội vẫn ghi nhận sự mất cân bằng cung – cầu khi nguồn cung giá phải chăng tiếp tục hạn chế.

VCCI: Chưa làm rõ trường hợp phải bố trí quỹ đất 20% xây nhà ở xã hội

Thứ 6, 19/04/2024 | 18:00
Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) đã có góp ý Dự thảo Nghị định về phát triển và quản lý nhà ở xã hội (sau đây gọi tắt là Dự thảo).

Quảng Ninh: Trao giấy chứng nhận đầu tư 2 dự án FDI gần 115 triệu USD

Thứ 6, 19/04/2024 | 17:29
Hai dự án này đều của nhà đầu tư đến từ Nhật Bản được thực hiện tại Khu công nghiệp Sông Khoai ở thị xã Quảng Yên, tỉnh Quảng Ninh.

Lâm Đồng: Có dấu hiệu buông lỏng công tác quản lý tại 22 căn nhà không phép

Thứ 5, 18/04/2024 | 22:00
Toàn bộ 22 căn nhà liền kề tại thôn 10A, xã Lộc Thành (huyện Bảo Lâm) đều không đảm bảo quy định của Luật Nhà ở và Luật Xây dựng.

Hải Phòng: Cần quản lý chặt chẽ việc cho thuê kiot bán hàng tại SVĐ

Thứ 5, 18/04/2024 | 16:27
UBND huyện Tiên Lãng cho các hộ dân thuê hơn 20 kiot tại khu vực SVĐ huyện để kinh doanh. Gần đây, một số hộ dựng bảng biển, bày bán hàng hóa lấn chiếm vỉa hè.
     
Nổi bật trong ngày

Lạng Sơn: Xử phạt hộ kinh doanh, tịch thu hàng hóa phụ tùng ô tô nhập lậu

Thứ 6, 19/04/2024 | 15:27
Ngày 19/4, Cục Quản lý thị trường Lạng Sơn cho biết, Đội Quản lý thị trường số 6 vừa xử phạt, tịch thu hàng hóa là phụ tùng ô tô nhập lậu trên địa bàn.

Quảng Ninh: Trao giấy chứng nhận đầu tư 2 dự án FDI gần 115 triệu USD

Thứ 6, 19/04/2024 | 17:29
Hai dự án này đều của nhà đầu tư đến từ Nhật Bản được thực hiện tại Khu công nghiệp Sông Khoai ở thị xã Quảng Yên, tỉnh Quảng Ninh.

Thị trường căn hộ Hà Nội tiếp tục mất cân bằng cung – cầu

Thứ 6, 19/04/2024 | 19:54
Số liệu của Quý 1 năm 2024 cho thấy, thị trường căn hộ tại Hà Nội vẫn ghi nhận sự mất cân bằng cung – cầu khi nguồn cung giá phải chăng tiếp tục hạn chế.

Giá vàng 19/4: Vàng trong nước biến động trái chiều

Thứ 6, 19/04/2024 | 09:57
Giá vàng thế giới đầu ngày tăng trở lại lên 2.377,7 USD/ounce trong khi 2 thương hiệu vàng trong nước biến động trái chiều.

VCCI: Chưa làm rõ trường hợp phải bố trí quỹ đất 20% xây nhà ở xã hội

Thứ 6, 19/04/2024 | 18:00
Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) đã có góp ý Dự thảo Nghị định về phát triển và quản lý nhà ở xã hội (sau đây gọi tắt là Dự thảo).