Hợp nhất bằng ĐH chính quy và tại chức: Không yên tâm chất lượng!

Hợp nhất bằng ĐH chính quy và tại chức: Không yên tâm chất lượng!

Đỗ Thị Thơm
Chủ nhật, 10/12/2017 | 07:01
3
Việc hợp nhất bằng ĐH chính quy và tại chức là không thể yên tâm về chất lượng. Đó là ý kiến của ĐBQH Cao Đình Thưởng về việc hợp nhất bằng ĐH của bộ GD&ĐT.

Một quy định mới về hợp nhất bằng đại học chính quy và tại chức được bộ GD&ĐT đưa vào dự thảo luật Giáo dục đại học (sửa đổi) khiến dư luận “dậy sóng”. Đã có ý kiến quan ngại bộ GD&ĐT vì “nồi cơm” của các trường ĐH bỏ qua quyền lợi của sinh viên khi mà nhiều nơi các cơ quan tuyển dụng “nói không” với bằng tại chức.

Liên quan vấn đề này, báo Người Đưa Tin đã có cuộc trao đổi với ĐB Cao Đình Thưởng, Ủy viên ủy ban Văn hóa, Giáo dục, Thanh niên, Thiếu niên và Nhi đồng của Quốc hội.

Giáo dục - Hợp nhất bằng ĐH chính quy và tại chức: Không yên tâm chất lượng!

ĐB Cao Đình Thưởng: "Hợp nhất bằng ĐH chính quy và tại chức, liệu các trường có ồ ạt tuyển người học?". Ảnh: Quochoi.vn

PV: Quan điểm của ông về việc hợp nhất bằng ĐH đào tạo diện chính quy và tại chức như thế nào, thưa ông?

ĐB Cao Đình Thưởng: Thực tế, không chỉ riêng ở tỉnh Phú Thọ, mà nhiều địa phương tuyển công chức, viên chức đầu vào hầu như không tuyển người có bằng tại chức.

Tôi nghĩ rằng, chúng ta chỉ xóa điều này với điều kiện hệ thống đào tạo của các trường ĐH phải đảm bảo đúng tiêu chuẩn, chất lượng. Thực tế, việc đào tạo tại chức hiện nay xã hội không yên tâm. Dù có thể 100 người học tại chức có vài người học đúng, học được nhưng đa số là chất lượng đào tạo không đảm bảo. Chính vì thế, những cơ quan, tổ chức sử dụng lực lượng lao động này không tin tưởng. Niềm tin vào chất lượng đào tạo bị mất nên nhiều địa phương họ ít tuyển người có bằng tại chức.

Thực tiễn Việt Nam đào tạo hệ tại chức trình độ ĐH lộn xộn. Thậm chí, chất lượng đào tạo ở hệ chính quy giữa các trường cũng khác nhau. Chưa nói, chất lượng đào tạo giữa các trường công với nhau cũng không đồng đều, chất lượng thầy, người học, cơ sở vật chất, đầu vào cũng không ổn chứ chưa nói đến hệ tại chức.

PV: Nghĩa là từ thực tế tuyển dụng nhiều cơ quan đã kiên quyết “nói không” với bằng ĐH hệ tại chức do không đáp ứng yêu cầu?

ĐB Cao Đình Thưởng: Tôi đơn cử, học sinh học lực trung bình, điểm đầu vào quá thấp để học ĐH thực sự là rất vất vả. Vì thế, đầu ra cũng không được như mong muốn. Nói thật, việc sử dụng lực lượng lao động này cũng là khó khăn cho xã hội. Chính vì thế, theo tôi Việt Nam nên có đặc thù trong chính việc mở trường, mở ngành đào tạo. Cơ sở nào đảm bảo mới cho đào tạo chứ không thể ồ ạt mở. Nếu như hình thức đào tạo bị xóa nhòa liệu các trường có ồ ạt tuyển người học.

PV: Nói như ông, ở thời điểm hiện tại việc không phân biệt hình thức đào tạo trên văn bằng là không phù hợp với thực tiễn của Việt Nam?

ĐB Cao Đình Thưởng: Bao giờ hệ thống đào tạo, kiểm định chất lượng của chúng ta tốt như các nước tiên tiến trên thế giới thì lúc đó điều này mới hợp lý. Thậm chí, ở các nước tiên tiến họ chẳng cần quy định điểm đầu vào, người học thoải mái vào nhưng ra sẽ cực kỳ khó khăn. Còn ở ta, vào ĐH bao nhiêu người thì bấy nhiêu người tốt nghiệp chẳng mấy người bị rớt cả. Thậm chí có trường hợp đầu vào điểm rất thấp nhưng ra lại khá, giỏi. Điều đó khiến xã hội không tin. Các trường ĐH không phải có khả năng siêu phàm để thay đổi chất lượng nhanh đến vậy.

PV: Thực tế ông nói khiến dư luận lo ngại sẽ có tiêu cực khi không còn phân biệt hình thức đào tạo trên văn bằng. Nó có giúp hợp thức hóa bằng cấp của con ông cháu cha, thưa ông?

ĐB Cao Đình Thưởng: Tôi cho rằng câu chuyện này sắp qua rồi. Đúng là có thực tế, những người có vị trí đưa con cháu vào cơ quan Nhà nước sau đó đôn đáo cho đi học tại chức để giữ ghế. Nhưng đến bây giờ, kể cả người học dốt vẫn có bằng đại học chính quy nên nhận định cũng chỉ đúng một phần thôi.

Hiện nay, nhiều con em chúng ta dù có bằng chính quy nhưng vẫn thất nghiệp nhan nhản. Chính vì thế, bộ GD&ĐT đào tạo ồ ạt để làm gì khi các gia đình bỏ ra cả trăm triệu học để có tấm bằng xong lại gác bằng ĐH đi học nghề. Đó là sự lãng phí thời gian, tiền bạc ghê gớm của xã hội.

PV: Xin cảm ơn ông về cuộc trao đổi!

Đỗ Thơm

Hợp nhất bằng chính quy- tại chức: “Tiếp tay” cho con ông cháu cha sở hữu “bằng đẹp”

Thứ 6, 08/12/2017 | 06:52
“Việc không ghi hình thức đào tạo trên văn bằng sẽ tạo điều kiện, “tiếp tay” cho nhiều trường hợp con ông cháu cha sở hữu “bằng đẹp” để có một công việc tốt hơn”- PGS.TS Phạm Ngọc Trung nêu quan điểm xung quanh đề xuất bằng đại học sẽ không phân biệt chính quy và tại chức.
Cùng tác giả

Chụp ảnh trẻ ngày khai trường đưa lên mạng có bị phạt?

Thứ 5, 29/03/2018 | 11:37
“Khi các nhà báo làm tin ngày khai trường mà sử dụng hình ảnh các học sinh trong bài báo có bị vi phạm khi không phải ai chụp ảnh cũng xin phép? Lúc này có thể xảy ra khiếu kiện, tranh chấp nếu các quy định và định nghĩa về bí mật đời sống riêng tư, bí mật cá nhân không rõ ràng và phù hợp văn hóa Việt Nam”, TS.Nguyễn Trọng An nêu băn khoăn về việc xử phạt vi phạm về trách nhiệm bảo vệ trẻ em trên môi trường mạng vừa được bộ LĐ-TB&XH đưa ra lấy ý kiến.

Vụ phụ huynh ép cô giáo quỳ: Giáo dục sẽ về đâu?

Thứ 2, 26/03/2018 | 19:00
Dù đang mang bầu, nữ sinh thực tập tại trường mầm non Việt – Lào (TP. Vinh, Nghệ An) vẫn bị phụ huynh ép quỳ gối xin lỗi. Nếu không ngăn chặn hiệu quả những vụ bạo lực với giáo viên như vậy, tôi lo nền giáo dục của chúng ta chưa biết sẽ đi về đâu?

Vụ tin đồn Phó Bí thư Thanh Hóa có “bồ nhí”: Cần xử lý nghiêm kẻ tung tin

Thứ 7, 24/03/2018 | 06:00
ĐBQH Đặng Ngọc Nghĩa cho rằng, lần này Thanh Hóa cũng phản ứng tương đối nhanh với tin đồn liên quan đến Phó Bí thư tỉnh. Bởi ứng xử với thông tin xấu, độc chỉ bằng chính thông tin chính thống, minh bạch, kịp thời thì tự thông tin sai sẽ bị loại bỏ.

Nếu còn PCCC qua loa, sẽ có vụ tương tự cháy chung cư Carina Plaza

Thứ 6, 23/03/2018 | 14:10
PGS.TS. Đại tá Ngô Văn Xiêm cho rằng, vụ cháy chung cư Carina Plaza (TP.HCM) khiến 13 người chết thực sự là quá đau lòng. Còn nhiều chung cư khác ở TP.HCM, TP.Hà Nội... chưa đảm bảo an toàn phòng cháy, chữa cháy nhưng vẫn cho người dân về ở. Nếu có cháy, hậu quả sẽ thảm khốc.

Giới siêu giàu “phất” lên nhờ bất động sản: Nên mừng hay lo?

Thứ 6, 23/03/2018 | 06:10
Nhìn vào top những người giàu nhất Việt Nam và các tỉ phú vừa được Forbes vinh danh, GS.TS Đặng Đình Đào cho rằng, bất động sản ở Việt Nam vẫn là lĩnh vực béo bở, tạo ra siêu lợi nhuận.
Cùng chuyên mục

Tp.HCM giảm chỉ tiêu tuyển sinh vào lớp 10 công lập

Thứ 5, 18/04/2024 | 16:07
Tổng chỉ tiêu vào lớp 10 của 113 trường THPT công lập ở Tp.HCM là hơn 71.000 học sinh, giảm 6.000 chỉ tiêu so với năm học trước.

Đổ xô cho con đi học "tiền lớp 1": Lợi bất cập hại

Thứ 5, 18/04/2024 | 06:57
Theo chuyên gia đối với các con giai đoạn mẫu giáo lớn, chuẩn bị học lớp 1 thì quan trọng nhất là chuẩn bị sức khoẻ, thói quen tốt, sẵn sàng hoà nhập.

Sân chơi bổ ích cho các em học sinh đam mê tìm hiểu pháp luật

Thứ 4, 17/04/2024 | 16:56
Thông qua cuộc thi mang đến những góc nhìn đa dạng, hấp dẫn, giúp sinh học sinh được thử sức và trải nghiệm với ngành luật và giải quyết vấn đề thực tiễn.

Tuyển sinh 2024: Chi tiết các mốc thời gian tuyển sinh đại học, cao đẳng

Thứ 4, 17/04/2024 | 10:29
Bộ GD&ĐT vừa ban hành kế hoạch tuyển sinh đại học và tuyển sinh cao đẳng ngành giáo dục mầm non năm 2024, với chi tiết các mốc thời gian xét tuyển.

Hà Nội công bố chỉ tiêu tuyển sinh lớp 10 các trường THPT công lập

Thứ 4, 17/04/2024 | 10:02
Năm học 2024-2025, 127 trường THPT công lập và công lập tự chủ tuyển mới 1.742 lớp và 77.250 học sinh
     
Nổi bật trong ngày

Dự báo thời tiết ngày 18/4/2024: Gia tăng nắng nóng ở khu vực nào?

Thứ 5, 18/04/2024 | 05:00
Tin tức dự báo thời tiết mới nhất trong hôm nay (18/4). Cập nhật tin tức dự báo thời tiết nhanh và chính xác nhất trên Người Đưa Tin.

Bản tin 18/4: Chi tiết lịch nghỉ lễ 30/4 – 1/5 của học sinh cả nước

Thứ 5, 18/04/2024 | 06:00
Chi tiết lịch nghỉ lễ 30/4 – 1/5 của học sinh cả nước; Thiếu niên ở Đồng Nai tử vong do sốt xuất huyết...

Tp.HCM giảm chỉ tiêu tuyển sinh vào lớp 10 công lập

Thứ 5, 18/04/2024 | 16:07
Tổng chỉ tiêu vào lớp 10 của 113 trường THPT công lập ở Tp.HCM là hơn 71.000 học sinh, giảm 6.000 chỉ tiêu so với năm học trước.

Dự báo thời tiết ngày 19/4/2024: Nắng nóng gay gắt quay trở lại?

Thứ 6, 19/04/2024 | 05:00
Tin tức dự báo thời tiết mới nhất trong hôm nay (19/4). Cập nhật tin tức dự báo thời tiết nhanh và chính xác nhất trên Người Đưa Tin.

Miền Bắc chính thức đón "cơn mưa vàng" giải nhiệt, xua tan nắng nóng

Thứ 5, 18/04/2024 | 10:35
Đêm qua và sáng sớm nay (18/4), ở khu vực Bắc Bộ và Thanh Hóa có mưa rào và dông, cục bộ mưa vừa, mưa to.