Huyền bí ngôi mộ 'tiền hiền triệu cơ' ở Nam Ô

Huyền bí ngôi mộ 'tiền hiền triệu cơ' ở Nam Ô

Thứ 4, 05/06/2013 | 19:17
0
Làng Nam Ô có ngôi mộ cổ đã tồn tại suốt 700 năm, tương truyền rằng đó là ngôi mộ của "vị tiền hiền" đã hy sinh trong cuộc giải cứu công chúa Huyền Trân thoát khỏi dàn lửa thiêu của người Chiêm Thành.

Để tưởng nhớ công ơn  mở bờ cõi của công chúa và những người lính năm xưa, người dân làng Nam Ô đã quyên góp tiền, công sức xây dựng ngôi miếu thờ như muốn truyền lại cho con cháu mai sau nhớ công ơn của "bà" và các vị "tiền hiền triệu cơ".

Cuộc du ngoạn trên đất khách và lời hứa gả công chúa Huyền Trân

Chúng tôi đến làng Nam Ô (phường Hòa Hiệp Nam, quận Liên Chiểu, TP. Đà Nẵng) giữa cái nắng gay gắt. Đây là nơi được mệnh danh với vùng đất "huyền sử" với nhiều di tích và nhiều câu chuyện dân gian đang được người dân truyền tụng, từ đời này qua đời khác. Trong đó, có câu chuyện về cuộc giải cứu công chúa năm xưa trước dàn hỏa thiêu của người Chiêm Thành, do tướng Trần Khắc Chung là người trực tiếp chỉ huy 5.000 quân lính tiến hành vượt biển đến kinh đô  Vijaya (vương quốc Chăm) để thực hiện cuộc giải cứu.

Miền trung - Huyền bí ngôi mộ 'tiền hiền triệu cơ' ở Nam Ô

Mõm Hạc ở làng Nam Ô, nơi năm xưa công chúa Huyền Trân cùng tướng Trần Khắc Chung  thoát khỏi sự bao vây của quân Chiêm Thành lên thuyền lớn về hướng kinh thành.

Nhiều người dân ngụ ở làng Nam Ô cho biết, chuyện kể rằng, năm 1301 nhận được lời mời từ vua Chế Mân, Thái thượng hoàng Trần Nhân Tông mặc trang phục tăng lữ bắt đầu cuộc hành trình du ngoạn từ núi Yên Tử vào đất Chiêm Thành làm chính khách. Thái thượng hoàng say mê trược vẻ đẹp hoang sơ với những tháp  vàng, tháp bạc nguy nga lộng lẫy và cảnh sông núi hữu tình nên đã ở lại nơi đây đến chín tháng. Đến ngày về, cảm động trước tấm lòng hiếu khách của Chế Mân, nên Thái thượng hoàng đã hứa gả công chúa xinh đẹp của mình là công chúa Huyền Trân. Vua xứ Vijaya lòng vui như mở cờ bởi bấy lâu đã nghe tiếng công chúa xinh đẹp ở đất nước Đàng Ngoài. Cho dù lúc này, Chế Mân đã có chính nhất là hoàng hậu Tapasi, người Java (Nam Dương ngày nay).

Việc hứa gả công chúa cho vua Chế Mân làm xôn xao trong triều đình, nhiều ý kiến tranh luận, có sự động tình lẫn phản bác. Trong cuốn "Đại Việt sử ký toàn thư" của Ngô Sĩ Liên có đoạn viết: "...Còn như Nhân Tông đem con gái gả cho chúa Chiêm Thành là nghĩa làm sao? Nói rằng nhân khi đi chơi đã trót hứa gả, sợ thất tín thì sao không đổi lại lệnh đó có được không? Vua giữ ngôi trời mà Thượng hoàng đã xuất gia rồi, vua đổi lại lệnh đó thì có khó gì, mà lại đem gả cho người xa không phải giống nòi để thực hiện lời hứa trước, rồi sau lại dùng mưu gian trá cướp về, thế thì tín ở đâu?". Nhưng một số ý kiến của các nhà sử học thì việc gả công chúa cho vua Chế Mân đã được định sẵn và được xem là nước cờ  hay nhất của nhà Trần. Bởi hoàn cảnh lúc đất nước đang cần sự ổn định ở phía Nam, để tập trung lo đối phó với bè lũ quân Nguyên - Mông đang dòm ngó xâm lược ở phía Bắc.

Theo sử sách, trong thời gian đó, nhiều lần vua Chế Mân đã phái sứ giả sang kinh thành Thăng Long dâng lễ xin cưới Huyền Trân nhưng lúc đó công chúa mới 13 tuổi nên vua Trần  cứ chần chừ, chưa quyết định. Đến 5 năm sau (1306), khi hoàng hậu Tasipa qua đời, Chế Mân  dâng hai Châu - Lý (từ bờ Nam sông Hiếu, Đông Hà, Quảng Trị đến bờ Bắc sông Thu Bồn, Quảng Nam) cho triều đình Đại Việt làm của hồi môn. Vua Trần đồng ý gả công chúa cho Chế Mân. Trong buổi chia tay đầy nước mắt, công chúa chia tay cố quốc sang làm hoàng hậu của vương quốc Chiêm Thành. Theo sự tích truyền lại, công chúa nhà Trần đi làm dâu phía Nam chỉ vì nghĩa nước non được căn cứ trong bài "Nước non ngàn dặm"  như lời tâm tình của công chúa nước Việt.

Non nước ngàn ra đi/ Mối tình chi mượn màu son phấn/ Đền Ô, Ly/ Xót thay vì đương đô xuân/ Số lao đao hay nợ duyên gì/...

Chuyện xưa kể rằng, lời tâm sự trong bài "Nước non ngàn dặm" được công chúa Huyền Trân đọc trong buổi chia ly với người tình võ tướng Trần Khắc Chung. Do vậy, người đời đã thêu dệt nên cuộc tình lâm li của đôi trai tài - gái sắc này. Nhưng đến nay, việc lý giải có hay không mối tình giữa công chúa nhà Trần và tướng võ Trần Khắc Chung vẫn còn nghi án chưa có lời giải.

Miền trung - Huyền bí ngôi mộ 'tiền hiền triệu cơ' ở Nam Ô (Hình 2).

Một ngôi mộ "tiền hiền triệu cơ" đã được tu bổ nhiều lần.

Cuộc giải cứu đẫm máu

Theo chân cụ Lê Văn Xuất, người cao tuổi trong làng Nam Ô, chúng tôi được đưa đến ngôi mộ cổ hàng trăm năm mà người dân ở làng Nam Ô này truyền tụng  là ngôi mộ của vị tướng dưới trướng của tướng võ Trần Khắc Chung đã hy sinh vào trận chiến cứu công chúa Huyền Trân dưới lửa thiêu của người Chiêm Thành. Do không biết danh tính, gốc tích quê quán nên người dân đã đặt tên cho ngôi mộ "tiền hiền triệu cơ" tạm dịch là " tiền hiền mở cõi", ghi công và tri ân các tiền nhân đã mở cõi đất phương Nam.

Cụ Lê Văn Xuất cho biết sử cũ chép rằng, công chúa Huyền Trân sang hoàng hậu vương quốc Chiêm Thành được gần 1 năm thì tháng 5/1307 vua Chế Mân bạo bệnh qua đời, công chúa Huyền Trân góa bụa lúc tròn 20 tuổi.  Theo tục lệ của người Chămpa lúc bấy giờ "vua chết, hậu phải chết theo" nhưng lúc đó công chúa Huyền Trân đang mang thai thái tử nên việc hỏa thiêu được lùi lại. Đến tháng 10 năm đó công chúa chuẩn bị lên dàn hỏa thiêu theo như dự đinh.

Việc công chúa lên dàn hỏa thiêu được truyền về kinh thành Thăng Long khiến vua Trần Anh Tông không khỏi xót xa. Nhiều cuộc bàn tìm giữa các quân thần nhà Trần tìm cách giải cứu công chúa hồi quốc được đặt ra. Cuối cùng vua Trần Anh Tông đã cử Thượng Thư Tả Bộc Xạ Trần Khắc Chung và An Phủ Sứ Đặng Vân (Đặng Thiệu) sang Chiêm Thành phúng điếu tang lễ rồi tìm cách cướp Huyền Trân về Đại Việt. Tuân lệnh, tướng võ Trần Khắc Chung đã đưa 5.000 quân sĩ, lương thảo và một số thuyền lớn vượt biển.

Lật giở cuốn Đại Việt sử ký toàn thư, cụ Lê Văn Xuất cho hay: "Khi tới kinh đô Vijaya, tướng võ Trần Khắc Chung liền làm theo lời của vua Trần Anh Tông đã căn dặn trước khi vào phương Nam là "Nếu công chúa hỏa táng thì việc làm chay không có người chủ trương, chi bằng ra bờ biển chiêu hồn về ở ven trời, đón sinh hồn cùng về, rồi sẽ vào giàn thiêu. Người Chăm nghe theo".  Lợi dụng quân lính gác sơ sài, khi làm lễ xong ở bờ biển Thị Nài (Quy Nhơn), theo mưu kế đã định sẵn, tướng Trần Khắc Chung đã dong thuyền nhẹ đưa công chúa lên thuyền lớn, rồi căng buồng ra Bắc. Thấy vậy, quân Chiêm thành đuổi theo, và bị quân Việt mai phục tiêu diệt. Đoàn thuyền đưa công chúa hồi Bắc, từ Bình Định ra Thăng Hoa, vào Cửa Đại rồi theo sông Cổ Cò. Đến đây, đoàn quân giải cứu công chúa đi bằng đường bộ đến Xuân Sơn Hoa (Nam Ô) thì dừng lại tìm cách vượt Hải Vân Quan (đèo Hải Vân).

Khi biết công chúa Huyền Trân cùng đoàn quân Trần Khắc Chung đang dừng chân ở đó, quân Chiêm Thành liền kéo quân ra, bao vây tứ phía. Cuộc chiến giữa quân Việt và quân Chăm giao tranh khốc liệt mấy ngày liền. Lúc này, vị tướng  "tiền quân oai"  tuân lệnh tướng Trần Khắc Chung đã chỉ huy 200 quân lính chốn chặn hậu để công chúa từ mõm Hạc (núi ghềnh Nam Ô ngày nay) xuống thuyền nhẹ ra đến thuyền lớn đợi ở ngoài khơi, dong thuyền theo gió thuận đưa về cố quốc. Còn quân sĩ ở lại anh dũng chiến đấu đến khi chiếc thuyền của công chúa cùng Trần Khắc Chung khuất xa sau dãy núi. Vì cuộc chiến không cân sức nên  vị tướng quân chỉ huy và toán quân đánh chặn đã anh dũng hy sinh trong trận đánh đó. Sau đó, nhân dân hỗn cư Chàm - Việt nơi đây đã chôn cất tử tế vị tướng dưới chân Tháp Chàm Trà Bì (tháp chàm Xuân Dương), bên bờ nam cửa sông Cu Đê thời bấy giờ.

Cảm tạ trước công ơn khai công mở bờ cõi, người dân làng Nam Ô đã lập nên ngôi miếu thờ các vị tiền hiền. Cụ Lê Văn Xuất cho biết:  "Cứ đến ngày 24 tháng 6 âm lịch hằng năm tại đình làng Nam Ô lại tổ chức cúng tế "lễ tiền hiền". Trong bài văn tế có viết: "Cổ vân lôi ư, tam cấp vũ môn, ninh kiến hà trừng thiên lý/ Chiêm phong lãng ư, kỷ trùng hoàng hải, vĩnh khang thốn tức thôn kình", phỏng dịch: "Mây sấm xưa hử, qua mấy màn mưa, lặng nhìn thấy đâu ngoài thiên lý/ Sóng gió Chàm hừ, lòng chồn nhớ nước, vẫn kiên gan chờ nuốt kình ngư".    

Điều đáng tiếc của lịch sử

Ông Đặng Dùng, người ghi chép sử của làng Nam Ô (phường Hòa Hiệp Nam, quận Liên Chiểu, TP. Đà Nẵng) cho biết: "Câu chuyện tương truyền ở làng phù hợp với hoàn cảnh các vị tướng đã có đã hy sinh cho sứ mệnh cao cả. Nhưng tiếc rằng công lao của các vị tướng không được ghi chép trong lịch sử. Hiện các cụ cao niên trong làng đang dò tìm lại nhiều sử liệu lịch sử còn lưu lạc trong người dân để ghi chép lại công lao của các vị tướng này".       

Hồng Sơn

Lạc vào thế giới huyền bí của “Lời nguyền Lỗ Ban”

Thứ 3, 23/04/2013 | 11:05
Tuy khác xa nhau về mặt nội dung, nhưng cũng giống như những gì “đàn anh” Harry Potter đã làm được, tiểu thuyết 6 tập của tác giả Thái Viên Cực (Trung Quốc) đã gây “siêu bão” ngay khi vừa xuất bản tập đầu tiên, được giới chuyên môn đánh giá là cuốn tiểu thuyết thần kỳ nhất năm 2011.

Chuyện huyền bí nơi thờ vị anh hùng không được ghi vào chính sử

Thứ 2, 25/03/2013 | 10:06
Bất kỳ nơi nào tướng Huỳnh Công Giản từng dừng chân lập đồn đánh giặc đều được người dân Tây Ninh lập đền thờ, gọi với tên chung là Quan lớn Trà Vong. Dù tên tuổi và công trạng của ông không được sử sách nhà Nguyễn ghi lại, nhưng nhân dân lại suy tôn ông như một vị thần, với những câu chuyện ly kỳ được đồn thổi không dứt.

Bí ẩn mê cung huyền bí trong thế giới cổ đại

Chủ nhật, 24/02/2013 | 08:24
Mê cung huyền thoại là nỗi khiếp sợ của những tù nhân mắc trọng tội. Mê cung cổ đại là những con đường một khi đã bước chân vào sẽ không tìm thấy đường về.

"Thác trời" huyền bí giữa đại ngàn

Thứ 2, 14/01/2013 | 08:29
"Thác trời" là dòng thác gắn liền với những truyền thuyết kỳ lạ giữa núi rừng trùng điệp. Từ trên cao, nước ào ào đổ tràn xuống những tảng đá nằm hàng ngang, tung bọt trắng xóa, nương theo bờ dốc chảy xuống triền đá bên dưới biến thành ngọn thác khác uy vũ, mạnh mẽ như chính cái tên thiên giới ban tặng.

Truyền thuyết về Dinh mộ Thầy Thím huyền bí ở Bình Thuận

Thứ 5, 27/12/2012 | 23:51
Có một cặp vợ chồng không tên, không con khi mất, người dân đã lập đền thờ cúng, vì không biết tên họ thật nên bà con vùng đất Tam Tân (thị xã Lagi, Bình Thuận) gọi họ bằng một cụm từ thân thiện: Thầy và Thím (gọi tắt là Thầy Thím).
Cùng chuyên mục

Nghệ An: Chưa có cơm tối, con trai đánh chết mẹ

Thứ 2, 09/12/2013 | 19:57
Dù mẹ già ốm nặng không gượng dậy nổi để nấu cơm nhưng Hoàng Khắc Thắng đã đánh mẹ đến ngất xỉu.

Quảng Nam: Bơi qua sông, một người chết đuối

Thứ 2, 09/12/2013 | 19:54
Vào ngày 9/12, thông tin từ chính quyền xã Đại An (Đại Lộc, Quảng Nam) cho hay, một người đã chết đuối khi tự bơi qua sông.

Gia Lai: Công nông lật, 25 người nhập viện cấp cứu

Thứ 2, 09/12/2013 | 13:38
Chiếc xe công nông chở hơn 30 người dân tộc Bahnar đi thăm người quen ở Bệnh viện Đa khoa tỉnh Gia Lai về, bất ngờ bị lật. 25 người phải vào viện cấp cứu.

Đảo lộn cuộc sống vì bị rác bủa vây

Chủ nhật, 08/12/2013 | 15:21
Mấy tháng nay, nhiều hộ dân ở khối 12, thị trấn Nghèn (Can Lộc – Hà Tĩnh) khốn khổ vì bãi tập kết rác thải sinh hoạt của địa phương đang trong tình trạng quá tải gây ô nhiễm nghiêm trọng. Mùi nồng nặc hôi thối, ruồi nhặng và khói bụi khi đốt rác bay vào nhà người dân.

Hà Tĩnh: Tài xế gây tai nạn rồi bỏ trốn đã ra đầu thú

Chủ nhật, 08/12/2013 | 14:42
Ngày 8/12, thông tin từ CSGT huyện Kỳ Anh cho biết, tài xế gây ra vụ tai nạn chết người, khiến người dân dựng rạp trên QL1A tại khu vực Đèo Con đã ra đầu thú.