Họp báo của Huyền Chip: Bị vạch trần và phanh phui

Họp báo của Huyền Chip: Bị vạch trần và phanh phui

Thứ 6, 20/09/2013 | 11:44
0
Buổi họp báo về cuốn sách "Xách ba lô lên và đi: Đừng chết ở châu Phi" của Huyền Chip đông người dự khác thường và phóng viên không hỏi về cuốn sách mới của cô mà chỉ tập trung vào những nghi vấn ở tập 1 của cuốn sách này.

Tập 1 của cuốn sách này, "Xách ba lô lên và đi: Châu Á là nhà, đừng khóc!" gây tranh cãi vì có rất nhiều chi tiết khó chấp nhận như cô bị gẫy chân mà một tuần sau đã phi xe máy được hay kiếm được việc với mức lương cao ngất dù không có kinh nghiệm, bằng cấp và không biết ngôn ngữ địa phương...

Sự kiện dự kiến được tổ chức tại Phòng hội trường, Trung tâm văn hoá Pháp L’Espace, 24 Tràng Tiền, Hà Nội.

Buổi họp bắt đầu từ 9h nhưng 9h24, Huyền Chip mới bước ra cùng GS Nguyễn Lân Dũng. Cô cho biết mình sẵn sàng trả lời mọi thắc mắc và nghi ngại xung quanh cuốn sách và hành trình khám phá trong buổi lễ “Ra mắt cuốn sách Xách ba lô lên và Đi tập 2 – Đừng chết ở châu Phi”. Huyền Chip cũng chia sẻ rằng hôm nay là sinh nhật của cô.

Cô cho biết thêm, trước khi đến buổi họp báo, một số bạn bè thân thiết đã khuyên cô... đội mũ bảo hiểm. 

Buổi họp báo được mở đầu bằng việc Huyền Chip lí giải những thắc mắc của cộng đồng mạng xung quanh cuốn sách và cuộc hành trình của cô.

Xã hội - Họp báo của Huyền Chip: Bị vạch trần và phanh phui

GS Nguyễn Lân Dũng cho rằng, những gì Huyền Chíp chia sẻ trong 2 cuốn sách là "người thật việc thật".

Huyền Chip cho biết thời gian vừa qua cô đã chịu rất nhiều” gạch đá” từ phía dư luận, việc một vài tờ báo giật title rằng cô đi 25 nước chỉ với 700 USD đã gây ra một hiểu lầm tai hại cho người đọc. Thực ra 700 USD là số tiền Huyền Chíp có khi bắt đầu cuộc hành trình. Và xuyên suốt cuộc hành trình cô đã phải trầy chật kiếm việc làm để lấy tiền trang trải.

Khi bắt đầu lên kế hoạch cho chuyến đi, cô cũng gửi email kêu gọi tài trợ và được một công ty đồng ý tài trợ cho cô với số tiền dự kiến là 25.000 USD nếu cô kí hợp đồng hợp tác và cuộc hành trình của cô tiến hành theo dụng ý của họ. Yêu cầu này bị Huyền Chíp từ chối vì cô nghĩ, cô đi để trải nghiệm cuộc sống và không muốn bị phụ thuộc.

Nhận xét về cuốn sách của Huyền Chíp, GS Nguyễn Lân Dũng nói: "Tôi tin Huyền Chíp nói thật, trải nghiệm của cô bé là có thật. Chính tôi là người viết lời tựa cho cuốn sách của Chíp. Hai cuốn sách là những chia sẻ của một cô bé về những trải nghiệm trong suốt cuộc hành trình của mình. Tôi rất buồn vì những ý kiến "ném đá" Huyền Chíp trên các trang mạng...".

Sau những chia sẻ của GS Nguyễn Lân Dũng và TS Nguyễn Hoàng Ánh là phần dành cho PV hỏi Huyền Chíp. Dưới đây, PV Người đưa tin xin thông tin tới độc giả toàn cảnh buổi họp báo này.

Câu đầu tiên mà phóng viên hỏi Huyền Chip là về việc tại sao cô có thể kiếm việc lương cao ở các nước cô đã đi dù chưa có bằng đại học. Huyền Chip trả lời rằng cô chưa bao giờ dễ dàng trong xin việc. Trong cả hành trình có những ngày cô không có đồng nào trong túi, thậm trí phải  nhịn đói 1-2 ngày. Nhưng nếu tính trung bình thì cô tiêu 5-10 USD/ ngày.

Phóng viên yêu cầu Huyền Chip cung cấp visa những chuyến đi trên và cô đồng ý.

Trước câu hỏi về chi tiết đi xe máy gần 100km/giờ bị gẫy chân nhưng sau đó 3 tuần đã có thể đi chơi. Chip trả lời là cô không hề viết chi tiết đó trong sách và mỗi người có sự hồi phục nhanh chậm khác nhau.

Trước câu hỏi về tổng chi phí đi các nước của Huyền Chip là mối quan tâm của nhiều độc giả trong những ngày qua, Huyền Chip trả lời rằng, "người ta chỉ tính được chi phí khi người ta có tiền trong tay. Nhưng Huyền Chíp khởi đầu cuộc hành trình của mình chỉ có 700 USD. Trong cuộc hành trình của mình, cô không thể nhớ hết được số tiền đã tiêu nhưng cứ đến quốc gia nào thì cô đều cố gắng kiếm tiền để trang trải cho chuyến đi".

Xã hội - Họp báo của Huyền Chip: Bị vạch trần và phanh phui (Hình 2).

Trong buổi họp báo, Huyền Chip phủ nhận mình viết chi tiết bị gẫy chân và một tuần sau đã khỏi nhưng đây là trang sách đăng chi tiết này.

Sau nhiều câu hỏi về đời tư của Huyền Chip, giảng viên Nguyễn Hoàng Ánh khuyên mọi người nên chú tâm vào việc đọc cuốn sách "Xách balo lên và đi" hơn là việc quan tâm đến đời tư của người viết ra nó.

GS Nguyễn Lân Dũng liên tiếp khen ngợi cuốn sách của Huyền Chip. Ông nói: "tập 2 "Xách ba lô lên và đi" hay hơn tập 1. Ngay cả các nhà văn cũng phải giật mình khi đọc cuốn sách này. Đọc xong cuốn sách, tôi dù đã 76 tuổi vẫn thấy lớn hơn 1 chút và các bạn nên đọc cuốn sách này".

GS cũng khuyên Chip nên lấy chồng trước khi có thêm những chuyến đi như vậy. Ông cũng gửi lời đến con trai Việt Nam là đừng để Huyền Chip đi lấy trai Tây 

Trả lời nghi vấn vượt biên, Huyền Chíp cho biết đó chỉ là sự tò mò của tuổi trẻ. Công cũng nhận là đã vượt biên vào Malawi với suy nghĩ "vào đấy 2 tuần hay quay ra ngay khỏi biên giới có gì khác nhau hay không?".

Việc Huyền Chip làm ở một sòng bài cao cấp, nơi mà người ta phải luyện tập cả chục năm mới được vào làm cũng gây tranh cãi những ngày qua. Về vấn đề này, Huyền Chip cho biết cô "chỉ làm MC cho các sự kiện của sòng bạc ở châu Phi. Và các sòng bạc ở châu Phi, quy mô không lớn và cũng không phải áp dụng theo những quy định của các song bài lớn trên thế giới.  Tiêu chuẩn ở các sồng bài châu Phi thấp hơn nhiều ở Mỹ hay Ma Cao nên Chip mới có thể nhận được việc làm".

Huyền Chip khẳng định số tiền mà cô ấy tiêu đều là do cô tự kiếm ra.

Xã hội - Họp báo của Huyền Chip: Bị vạch trần và phanh phui (Hình 3).

Huyền Chíp công khai Visa của mình.

Trả lời về nghi vấn visa đi 25 nước, Huyền Chip thừa nhận rằng việc xin visa đi các nước rất khó, nhưng đó là với các nước phát triển. Nhưng các quốc gia mà Huyền đến đều khá dễ dàng cấp visa bởi những quốc gia này đều có nền kinh tế khó khăn. Đã vài lần Huyền Chíp phải thay đổi lịc trình của mình vì vấn đề visa, vậy nên với các nước xin visa khó khăn quá thì Chip đành bỏ qua quốc gia ấy.

Huyền Chíp cũng giải thích về việc “ăn vạ”đã xin được visa của mình rằng: "Thực ra đây là câu nói vui đùa của cô khi nói chuyện với nguyên Phó thủ tướng Vũ Khoan trong một cuộc hội thảo.

Khi đó nguyên Phó thủ tưởng hỏi cô rằng “cháu làm sao để xin được visa?”, và để không khí bớt căng thẳng, cô đã nói vui rằng “Cháu cứ xin, người này không cho thì cháu xin người khác, cấp này không cấp thì cháu xin cấp cao hơn, người ta không cho thì cháu ăn vạ”.

Chip cho biết để sang được Malaysia làm việc mặc dù không hề học đại học là nhờ  trong một lần tham gia hội thảo, vì cô đặt quá nhiều câu hỏi cho một diễn giả người Malay, nên cuối cùng được người đã đỡ đầu và bảo lãnh cho Huyền. Trong quá trình làm việc ở Malaysia, do bất đồng với sếp nên cô xin nghỉ việc 3 ngày để suy nghĩ, trong kì nghỉ của mình, cô đã có cơ hội tham dự một lễ hội ở phía đông Malaysia, tại đây cô có quen một người, từ sự quen biết này, cô đưa ra quyết định nghỉ việc hẳn để bắt đầu cuộc hành trình của mình.

Ngọc Phạm

Bằng chứng Huyền Chip đi 25 nước hết 25.000 USD

Thứ 4, 18/09/2013 | 20:10
Cư dân mạng đã ‘hạ màn’ nghi vấn Huyền Chip đi du lịch qua 25 nước chỉ với 700 USD. Mọi việc được ‘sáng tỏ’ sau bằng chứng của một thành viên trên diễn đàn Voz Forums có nick name Doccocauthang.

Huyền Chip: Tôi không lên đường với cái đầu rỗng tuếch!

Thứ 3, 17/09/2013 | 08:28
Đó là câu trả lời của Huyền Chip cho những nghi ngờ về những câu chuyện mà cô đã viết.

Huyền Chip: Trai Việt có ai dám yêu em không?

Thứ 4, 17/04/2013 | 15:14
Bài viết mang tính chất hài hước của cô gái 9X đã đi hơn 25 quốc gia trên thế giới - Huyền Chip.

Huyền Chip: Nơi cuối cùng con quay về

Thứ 6, 22/03/2013 | 15:49
Khi tôi vẫn còn trong bụng mẹ, ai cũng nghĩ rằng tôi sẽ là con trai. "Nó đạp như một võ sĩ vậy", mẹ kể. Mặc dù bố thề rằng ông sẽ vẫn yêu tôi nếu chẳng may tôi là con trai thật, ông quá đỗi sung sướng khi tôi sinh ra là con gái. Trước tôi, bố mẹ đã có một đứa con trai, chính là ông anh trai quý hóa của tôi bây giờ.

Lời nhắn gửi các sĩ tử coi mình là 'tử sĩ'

Thứ 4, 14/08/2013 | 11:52
Trượt đại học. Một cụm từ đem đến sự hẫng hụt khôn tả đi kèm với sự thất vọng tràn trề. Buồn chán mọi sự, xa lánh mọi người, căm ghét bản thân là những "triệu chứng" thường thấy của những sĩ tử coi mình là "tử sĩ".

Tạm dừng học: Người trẻ háo hức, người lớn giãy nảy

Thứ 5, 08/08/2013 | 14:08
Dù chưa thành phong trào rầm rộ, nhưng dần dần nhiều người biết hơn về xu hướng "gap year" bởi vì những người từng trải nghiệm đều thấy quý thời gian đó và không hối tiếc.