Phan Xích Long và 56 nghĩa binh nằm tại đất Thánh Chà

Phan Xích Long và 56 nghĩa binh nằm tại đất Thánh Chà

Thứ 5, 07/02/2013 | 10:52
0
Sự lớn mạnh của Thiên Địa hội của Trung Quốc trong cuộc phản Thanh phục Minh đã lan rộng khắp thế giới. Nó theo chân người Hoa thiên đi khắp nơi. Tại Việt Nam, có nhiều người đã đứng lên lập bang hội theo mô hình này để chống các thế lực áp bức, bóc lột.

Sau khi thủ lĩnh bị bắt, anh em Thiên Địa hội tụ hội tại núi Cấm bàn cách cứu “chúa” nhưng bất thành, nhiều người đã phải phơi thây tại đồng Tập Trận

Phong trào lập bang hội tại Việt Nam, đặc biệt là ở Nam kỳ phát triển mạnh vào những năm đầu thế kỷ XX tại Sài Gòn- Gia Định, Biên Hòa, Mỹ Tho, Trà Vinh, Bến Tre, Thủ Dầu Một… Nhiều bang hội nổi lên và gây được tiếng vang mạnh mẽ. Họ hoạt động theo "mô hình" Thiên Địa hội ở Trung Hoa: Có những quy tắc riêng, ám hiệu, ám khí riêng và có lễ cắt máu ăn thề. Khi vào bang hội, các thành viên thường rất tin vào các thành viên khác, đặc biệt là tin vào những điều thần thánh và đeo nhiều bùa chú. Họ cũng sẵn sàng hy sinh vì nghĩa hiệp.

Tự xưng Đông Cung thái tử

Trong số những Thiên Địa hội tại Sài Gòn vào giai đoạn ấy phải kể đến bang hội của người tự xưng hoàng đế Phan Xích Long. Ông Huỳnh Trung, một người nghiên cứu và biết nhiều về Sài Gòn xưa, ngụ tại Chợ Lớn cho biết, thời ấy hội kín ở Sài Gòn được người dân xì xầm bàn tán hàng ngày. Nhất là khi có phi vụ nào đó diễn ra nhiều người đều cho đó là hành động của Thiên Địa hội. Riêng tại Sài Gòn thì vụ Phan Xích Long xưng làm hoàng đế rồi lập Thiên Địa hội được xem là "đỉnh" nhất.

Phan Xích Long tên thật là Phan Phát Sanh (tự Lạc), sinh năm 1893. Về nhân thân, Phan Xích Long là con trai của một viên cảnh sát làm việc cho Pháp ở Chợ Lớn. Thuở nhỏ, Long ít học lại ham chơi nên lớn lên đi làm phụ bếp cho Pháp. Ông tự nhận mình là Đông Cung Thái tử, con vua Hàm Nghi và tự tôn làm hoàng đế. Ông được cho là người biết sử dụng bùa ngải. Người xưa đồn rằng, khi ngậm bùa ngải trong miệng thì dù có bị súng bắn trúng, ông cũng không hề hấn gì. Năm 20 tuổi, Phan Xích Long  tự xưng hoàng đế kêu gọi những người có chí hướng chống thực dân Pháp vào Thiên Địa hội do mình lập ra. Để chứng tỏ mình là "hoàng đế", "rồng đỏ" Phan Xích Long đã tự sắm áo mão, dây thắt đai vàng (giống như vua) và cho in trát dán khắp nơi, kêu gọi nghĩa sỹ các vùng Bình Tây, Sài Gòn - Chợ Lớn, tỉnh Tân An vào hội chống thực dân Pháp.

Xã hội - Phan Xích Long và 56 nghĩa binh nằm tại đất Thánh Chà

Di ảnh hiếm hoi của "hoàng đế" Phan Xích Long

Khi tuyển mộ những nghĩa sỹ vào bang hội, ông chú ý tới những người có tinh thần quyết tử. Bên cạnh đó, họ còn phải là những người biết nhiều kỹ thuật, như chế tạo súng, lựu đạn. Đa số họ đều là người Việt ngụ tại Chợ  Lớn và Tân An. Tuy nhiên, việc làm này của Phan Xích Long đã đánh động tới quan Tây, bọn mật thám và "cò Tây" liên tục bám theo Phan Xích Long mọi lúc mọi nơi. Cuộc hành quân đánh vào các cơ quan đầu não quân Pháp tại Sài Gòn chưa thực hiện được vì bị bại lộ, Phan Xích Long bị bắt tại Phan Thiết (Bình Thuận ngày nay) và ngay sau đó được di lý về Sài Gòn. Nhà văn Sơn Nam cho biết, đồng đảng cả thảy bị bắt 111 người, đem ra tòa án Áo Đỏ xử vào ngày mồng 5 đến ngày 12/11/1913, có 57 người được tha bổng. Bị kết án chung thân khổ sai gồm 6 người là Phan Xích Long, Nguyễn Trí, Nguyễn Hiệp (hiện diện tại tòa) cùng Nguyễn Màng, Trương Phước và Nguyễn Thọ trốn thoát (bị án khiếm diện). Sau khi xét xử xong, ba tù chung thân được đưa sang giam giữ tại Khám Lớn (Sài Gòn) ngay cạnh tòa án. Vụ bắt Phan Xích Long và những đồng đảng cùng cái án chung thân thời ấy đã làm chấn động giới giang hồ và các băng đảng chống thực dân Pháp khác.

Ông Phan Khánh Linh, ngụ tại đường An Bình, Q.5, TP.HCM cho biết: "Theo những lời Phan Xích Long phản kháng tại tòa thì ông hành động là muốn nhắc nhở Nhà nước phải thương dân, không được thu thuế của dân". Để thể hiện những thông điệp này, Phan Xích Long đã cùng những thành viên trong Thiên Địa hội bàn kế hoạch đánh chiếm các cơ quan đầu não của quân Pháp tại Sài Gòn. Đồng thời, ông cũng kêu gọi các hội kín khác hưởng ứng, đứng dậy cướp chính quyền. Thời cơ để Phan Xích Long quyết định hành động là thực dân Pháp đang mắc kẹt trong thế chiến thứ nhất, do vậy sẽ ảnh hưởng tới lực lượng ở thuộc địa. Mọi khâu trong kế hoạch được chuẩn bị xong, rạng sáng 24/3/1913, Phan Xích Long cho đặt 8 quả bom tự chế, hẹn giờ sẵn ở một số cơ quan đầu não của quân Pháp tại Sài Gòn và khu vực Chợ Lớn.

Trước đó, Phan Xích Long cũng cho rải truyền đơn, tờ trát ở một số nơi. Tuy nhiên, kế hoạch bị bại lộ, quân Pháp đã cho mật thám theo dõi và phát hiện ra các vị trí đặt bom và tháo gỡ hết. Trong lúc đội gỡ bom mìn đang thực hiện nhiệm vụ thì đồng loạt, nhiều cánh quân cũng lùng sục khắp nơi để bắt sống cho bằng được Phan Xích Long cùng đồng đảng. Về phía Thiên Địa hội, không nghe được tiếng nổ, nhiều thành viên cùng các hội kín khác đã rút êm. Tuy nhiên, do đồng phục áo trắng, quần đen, quấn khăn trắng quanh cổ của Thiên Địa hội là dấu hiệu dễ nhận dạng nên họ bị bắt khá nhiều tại khu vực Chợ Lớn.

Cướp ngục cứu "chúa" bất thành

Sau khi Phan Xích Long bị bắt và kết án tù chung thân, quân Pháp nghĩ rằng, Thiên Địa hội cơ bản đã tan rã, vì rắn đã mất đầu. Tuy nhiên, lực lượng của bang hội tại Nam kỳ lúc này vẫn ngầm hoạt động và tiếp tục gây dựng lực lượng. Một nhiệm vụ tối quan trọng của các thành viên Thiên Địa hội là phải tìm cách cứu "hoàng đế" Phan Xích Long. Năm 1916, sau 3 năm Phan Xích Long bị bắt, khi biết tin thực dân Pháp bại trận trong thế chiến thứ nhất, Thiên Địa hội cho rằng, đó là thời cơ ngàn năm có một và quyết định hành động để cứu “chúa”. Theo đó, khoảng 300 thành viên của các bang hội khác ở Biên Hòa, Tân An, Bến Tre hưởng ứng lời kêu gọi của Thiên Địa hội, sẵn sàng lên đường tiến về Sài Gòn, quyết tâm phá khám, cướp ngục.

Các bang hội tụ hội về vùng núi Cấm trong dãy Thất Sơn ở An Giang ngày nay để bàn kế hoạch cướp ngục. Sau nhiều phương án được đưa ra bàn bạc, họ đi đến quyết định: Rạng sáng 15/2/1916, lực lượng cứu Phan Xích Long do Nguyễn Hữu Trí dẫn đầu sẽ lên đường, tiến về Sài Gòn. Họ sẽ di chuyển bằng thuyền theo đường sông, dọc đường đi, sẽ ém quân dưới những khoang thuyền, được ngụy trang bằng lá cây và một số hàng hóa theo kiểu thương hồ đi buôn bán. Sau nhiều ngày rong ruổi trên các con sông, họ cập bến khu vực cầu Ông Lãnh, cầu Khánh Hội (Q.1 ngày nay). Vứt hết đồ ngụy trang, các thành viên lên bờ với khí thế hừng hực và mang theo khẩu hiệu cứu "hoàng đế" Phan Xích Long. 

Đội quân này mặc đồng phục quần đen, áo trắng, quấn khăn trắng ở cổ và không quên mang theo bùa chú cùng đủ loại binh khí nhưng lại không có súng, loại vũ khí có thể đọ sức với quân Pháp. Theo đó, nghĩa quân chia theo ba hướng tiến về Khám Lớn Sài Gòn. Gần tới mục tiêu, họ nhập lại thành hai mũi tấn công, tiến thẳng vào Khám Lớn. Khi phát hiện, quân Pháp đã chĩa súng xối xả vào hai cánh quân, làm thiệt mạng 6 người, trong đó có thủ lĩnh Nguyễn Hữu Trí. Cũng trong đợt này, nhiều cánh quân ém tại Sài Gòn từ trước theo kế hoạch nhưng không nhận được lệnh xuất quân nên đã thoát nạn. Trong khi đó, những ai mặc đồng phục của Thiên Địa hội lởn vởn xung quanh khu vực vào sáng hôm đó đều bị bắt hết.

 au vụ cướp ngục bất thành một tuần, tòa án thực dân đã tuyên xử tử 38 người và đưa ra hành quyết tại đồng Tập Trận (khu đất rộng tại khu vực đường 3/2 và Điện Biên Phủ thuộc Q.10 và Q.3 ngày nay), trong đó có "hoàng đế" Phan Xích Long. Hơn nửa tháng sau, chúng lại cho xử tử thêm 13 người nữa cũng tại đồng Tập Trận. Tổng cộng số người phải bỏ mạng trong vụ Phan Xích Long là 57 người. Tất cả những người này đều được chôn tại nghĩa địa đất Thánh Chà (nằm tại góc đường Võ Thị Sáu và chợ Tân Định, Q.1, TP.HCM ngày nay). Dù cuộc cướp ngục thất bại và thủ lĩnh Thiên Địa hội Phan Xích Long cùng một số thành viên bị xử tử nhưng đã gây tiếng vang lớn tại Nam kỳ thời ấy.

Hội kín nở như hoa mùa xuân

Nhà văn Sơn Nam cho biết: Trong những năm Chiến tranh thế giới nhất (1914 - 1918), ở Nam Kỳ có từ 70 đến 80 hội kín, có hội do những người lính khố đỏ đứng đầu. Mục đích chủ yếu của hội là chống Pháp, quan lại tham ô, khôi phục Việt Nam. Tôn giáo và phương thuật (pháp sư, bùa chú, uống máu ăn thề, dùng tiếng lóng, dấu hiệu riêng để liên lạc) giữ vai trò quan trọng trong việc tổ chức hội viên và tuyên truyền cho dân chúng.

Trung Nghĩa

(Còn nữa)

Sửa đổi Hiến pháp: 'Dấu mốc mang tính lịch sử'

Thứ 4, 16/01/2013 | 11:32
Ngay sau khi nội dung Dự thảo sửa đổi Hiến pháp 1992 được công bố, nhiều doanh nghiệp tư nhân đã bày tỏ sự quan tâm và góp ý sôi nổi cho Điều 54 (sửa đổi, bổ sung các Điều 15, 16, 19, 20, 21 và 25).

Giải cứu nô lệ thời hiện đại tại Anh

Thứ 5, 27/12/2012 | 23:58
Trong những ngày gần đây, cảnh sát của hạt Bedfordshire miền trung nước Anh đã tiến hành giải cứu 24 nô lệ làm việc trong một trại việc làm bẩn thỉu. Khi giải cứu, nhìn thấy tình cảnh của những con người đáng thương với thân hình da bọc xương và thân mình dính đầy phân chó, cảnh sát hạt Bedfordshire thốt lên rằng: “Trung tâm việc làm này không khác gì trại tập trung của Đức Quốc xã trong thế chiến thứ hai”.

Bất ngờ từ thâm cung Thái Y Viện

Thứ 6, 28/12/2012 | 00:08
Dưới triều đại nhà Thanh, Thái y viện trong hậu cung là nơi chăm sóc sức khỏe cho những nhân vật hoàng gia như hoàng đế và người nhà như hoàng hậu, phi tần, cung nữ, a ca và cách cách (hoàng tử, công chúa)...

Nguy cơ thảm họa sinh thái từ năng lượng xanh

Thứ 5, 27/12/2012 | 23:41
Điện từ năng lượng mặt trời và sức gió những nguồn năng lượng tái tạo của con người lâu nay vẫn được ca ngợi như là những nguồn năng lượng xanh, không gây ô nhiễm môi trường. Nhưng những con số thống kê về hai lĩnh vực này lại cho thấy, chúng không hoàn toàn sạch như ta nghĩ.

Nhà tù không song sắt của vua Thành Thái

Thứ 4, 02/01/2013 | 15:36
Ở Bà Rịa - Vũng Tàu đã ghi dấu ấn một công trình kiến trúc gắn liền với những ngày tháng đau thương của vua Thành Thái (vị vua yêu nước của triều đình nhà Nguyễn). Đó là Bạch Dinh hay dinh ông Thượng, là nơi quân Pháp dùng để an trí vị vua yêu nước của triều đình nhà Nguyễn.

“Uẩn ức” hôn nhân lệch từ các hoàng gia

Thứ 6, 28/12/2012 | 00:08
Chỉ còn hơn vài ngày nữa là “nàng Lọ Lem” Kate Middleton sẽ chính thức trở thành thành viên của Hoàng gia Anh. Trước đó 1 năm vào tháng 6 năm 2010, một câu chuyện cổ tích hiện đại khác cũng đã được viết nên ở hoàng gia Thụy Điển khi người kế vị ngai vàng nước này công chúa Victoria đã kết hôn với Daniel Westling, chủ một phòng tập thể dục, cũng là một người dân bình thường.