Kẻ ngang nhiên đổ rác, người hóa "siêu nhân" cứu biển

Không phải ngẫu nhiên đạo đức môi trường lại trở thành thước đo phẩm chất mới hàng đầu của con người hiện đại và không phải vô cớ người thông minh luôn tiên phong trong phong trào xây dựng cuộc sống xanh. Sự quay lưng với thiên nhiên khi này chỉ có thể là tư duy của những kẻ mang tầm nhìn ngắn hạn,ấu trĩ và kém văn hóa.

Đối với một quốc gia chạy dọc bờ biển, biển là nguồn tài nguyên lớn và vô cùng quan trọng trong thu nhập quốc nội nói chung cũng như đời sống thường nhật của người dân nói riêng. Giữ gìn môi trường biển bởi vậy chẳng khác gì bảo vệ cần câu cơm của con người.

Những hành động phá hoại của con người với môi trường biển như sử dụng chất nổ, điện hay các chất độc hại để đánh bắt thủy hải sản khiến các sinh vật biển chết hàng loại, làm biến đổi môi trường nước; Chất thải sinh hoạt, nước thải không được xử lý đổ thẳng ra sông, ra biển gây ô nhiễm... lâu nay vẫn bị lên án là hành động ngu dốt: Gậy ông đập lưng ông. Điều này đặc biệt bị chỉ trích khi mà Việt Nam nằm trong số các quốc gia có mức độ ô nhiễm rác thải biển, đặc biệt là rác thải bằng nhựa lớn.

Vì lẽ đó nên mới đây một clip ghi lại cảnh nhân viên quán cà phê Heaven, số 1Bis Trần Phú, TP. Vũng Tàu vứt hàng chục bao rác xuống biển gây phẫn nộ trong dư luận.

Trong video hơn ba phút ghi lại sự việc, hai cô gái mặc đồng phục quán lần lượt đưa nhiều bao nylon màu đen đựng rác ra mép nước, đẩy xuống biển. Họ dùng cây dài nhiều mét cố đẩy ra xa, nhưng lúc này thủy triều dâng cao, sóng mạnh khiến bao bị vỡ, rác trôi dập dềnh, dạt vào bờ.

Làm việc với cơ quan chức năng sau đó, ba nhân viên cho biết, có tổng cộng 6 bao rác, mỗi bao chừng 20 kg là chai nhựa, lục bình, đước, vỏ xốp... từ biển dạt vào bờ kè quán được họ nhặt vào sáng cùng ngày. Họ chụp ảnh báo cho quản lý biết sau khi hoàn thành công việc.

Người có tội hẳn nhiên sẽ bị cơ quan chức năng xử phạt nhưng vẫn bức xúc với câu hỏi: Vì sao một người chủ lại có thể chỉ đạo nhân viên làm điều vô minh như vậy chứ?

Người chủ quán này có ý thức được rằng biển Vũng Tàu đẹp bởi xanh và sạch. Nếu như bị đầu độc, biển sẽ ô nhiễm và khi đó, du khách sẽ bỏ đi. Lúc ấy, họ bán hàng cho ai và nhà hàng của họ liệu có tồn tại? Hành động này của họ có khác gì chuyện gậy ông đập lưng ông, tự tay tước bỏ kế sinh nhai của mình?

Cộng đồng đã có lời kêu gọi tẩy chay quán cà phê Heaven không chỉ với người dân Vũng Tầu mà với du khách cả nước. Đây có lẽ cũng là điều nên làm bởi lẽ với những người vô ý thức và có tầm nhìn ngắn, chỉ bo bo ôm lợi ích mắt bất chấp tất cả, đánh vào lợi ích trực tiếp có chăng mới chặn đứng hành động ấu trĩ của họ.

Chủ quán cà phê này chắc chắn không phải là người hiếm hoi có tầm nhìn ngắn khi quay lưng, hủy hoại môi trường. Đã biết bao vụ việc xảy ra. Tuy nhiên, mức phạt vài triệu đồng dường như vẫn còn quá nhỏ để có khả năng răn đe. Đã đến lúc, luật pháp cần tăng hình phạt nặng hơn cho hành vi hủy hoại môi trường này.

Không phải ngẫu nhiên đạo đức môi trường lại trở thành thước đo phẩm chất mới hàng đầu của con người hiện đại và không phải vô cớ người thông minh luôn tiên phong trong phong trào xây dựng cuộc sống xanh. Hãy nhìn những phong trào bảo vệ môi trường sống ở các nước trên thế giới. Nhìn những tấm gương dọn rác để thấy tầm giá trị của những người bình thường nhưng không tầm thường.

Rudi Hartono, 36 tuổi, là nhân viên tại một cửa hàng cà phê tại Indonesia. Mong muốn người dân ven biển Pare-Pare, tỉnh South Sulawesi, Indonesia, ý thức hơn về việc giữ gìn vệ sinh môi trường, Rudi đã hóa trang thành Người nhện để thu hút sự chú ý.

"Lúc đầu, tôi dọn rác và mặc trang phục bình thường nhưng không ai chú ý, ngay cả khi kêu gọi mọi người. Từ khi mặc bộ quần áo Người nhện, người dân tham gia cùng tôi khá tích cực”, Reuters trích lời Rudi Hartono.

Hành động của người đàn ông này xuất phát từ việc nhiều khu vực tại Indonesia phải chịu ô nhiễm nặng nề từ lượng rác thải thải ra môi trường, nhất là rác thải nhựa ở cuối nguồn sông hoặc biển.

Anh Rudi thường gom rác thải trước khi đến ca phục vụ tại quán cà phê lúc 19h hàng ngày. Những nỗ lực đó đã đóng góp phần nào vào công cuộc cải thiện môi trường của Indonesia.

Trả lời phỏng vấn đài địa phương, anh Rudia cũng xuất hiện trong trang phục "Spider Man" khiến công chúng chú ý. Nhờ đó, thông điệp bảo vệ môi trường mà anh Rudi truyền tải trong chương trình thu hút hơn.

Mỗi hành động đẹp nhỏ tạo nên cộng đồng tốt đẹp rộng lớn. Trông người mà nghĩ đến ta. Có bao nhiêu kẻ lén đổ rác thải ra môi trường, ra biển cảm thấy tội lỗi trước những người phát tâm dọn rác vì cả cộng đồng, cả tương lai nhân loại.

Vũ Thu Hương

* Bạn đang quan tâm đến vấn đề nóng? Bạn muốn bày tỏ quan điểm riêng về mọi vấn đề trong xã hội? Hãy gửi quan điểm/câu chuyện của mình vào hòm thư toasoan@nguoiduatin.vn để được bàn luận và chia sẻ cùng hàng triệu độc giả của báo Người Đưa Tin Pháp Luật.

Xử lý rác đô thị: Bao giờ người dân hết “ngập” trong rác thải sinh hoạt?

Thứ 6, 24/07/2020 | 09:51
Vấn đề xử lý rác thải sinh hoạt tại Việt Nam hiện nay, nhất là ở các đô thị lớn vẫn còn nhiều bất cập. Giải pháp không thiếu, nhưng để thực thi lại là một câu chuyện khác.

Hà Nội: Rác thải tràn ngập nội đô, gây ùn tắc giao thông

Thứ 4, 15/07/2020 | 17:04
Từ tối 13/7, người dân hai xã Nam Sơn và Hồng Kỳ (huyện Sóc Sơn, Hà Nội ngăn xe rác vào Khu liên hợp xử lý chất thải Nam Sơn, khiến rác thải tại các quận nội thành ùn ứ, bốc mùi hôi thối khó chịu. Bên cạnh đó, nhiều sẽ rác tập kết ảnh hưởng không nhỏ đến việc lưu thông của các phương tiện giao thông, gây ùn tắc nhiều tuyến đường.