Kết hôn trái pháp luật: Có thể hủy được không?

Đối với hôn nhân trái pháp luật, được hình thành do cưỡng ép thì người bị cưỡng ép có quyền gửi đơn lên Tòa án để yêu cầu hủy việc kết hôn đó theo quy định tại Điều 10 Luật Hôn nhân và Gia đình 2014.

Hỏi: Chúng em yêu nhau được một năm thì em phát hiện bạn trai có biểu hiện hung hãn bất thường. Gần đây anh ấy thường xuyên ghen tuông vô cớ rồi đánh đập ngược đãi em. Khi em đề nghị chia tay thì anh ấy dùng bạo lực và cả chuyện riêng tư để cưỡng ép em phải ký vào đăng ký kết hôn. Sau khi cha mẹ em biết chuyện đã một mực yêu cầu em phải hủy bỏ cuộc hôn nhân ấy. Xin hỏi: Em có thể hủy bỏ giao dịch kết hôn đó được không và phải làm những thủ tục gì? (Lê Trang – Bắc Kạn)

Luật sư Nguyễn Thế Truyền (Giám đốc công ty Luật hợp danh Thiên Thanh, đoàn Luật sư TP Hà Nội) tư vấn:

Nguyên tắc cơ bản của chế độ hôn nhân và gia đình được quy định tại Điều 2 Luật Hôn nhân và Gia đình 2014 như sau: “Hôn nhân tự nguyện, tiến bộ, một vợ một chồng, vợ chồng bình đẳng.”

Điều 3 của Luật này cũng định nghĩa: “Cưỡng ép kết hôn, ly hôn là việc đe dọa, uy hiếp tinh thần, hành hạ, ngược đãi, yêu sách của cải hoặc hành vi khác để buộc người khác phải kết hôn hoặc ly hôn trái với ý muốn của họ”.

Như vậy hôn nhân hình thành trên cơ sở cưỡng ép là hôn nhân trái pháp luật.

Đối với hôn nhân trái pháp luật, được hình thành do cưỡng ép thì người bị cưỡng ép có quyền tố cáo lên Tòa án để yêu cầu hủy việc kết hôn đó theo quy định tại Điều 10 Luật Hôn nhân và Gia đình 2014.

Trên cơ sở đó, Tòa án sẽ xử lý hủy bỏ hôn nhân trái pháp luật trên cơ sở quy định tại Luật Hôn nhân và Gia đình 2014 và pháp luật về tố tụng dân sự.

Khi hôn nhân trái pháp luật bị hủy thì hậu quả pháp lý của nó được quy định tại Điều 12 Luật này:

- Khi việc kết hôn trái pháp luật bị hủy thì hai bên kết hôn phải chấm dứt quan hệ như vợ chồng.

- Quyền, nghĩa vụ của cha, mẹ, con được giải quyết theo quy định về quyền, nghĩa vụ của cha, mẹ, con khi ly hôn.

- Quan hệ tài sản, nghĩa vụ và hợp đồng giữa các bên được giải quyết theo quy định tại Điều 16 của Luật này (nghĩa là xử lý như trường hợp nam, nữ chung sống với nhau như vợ chồng mà không đăng ký kết hôn).

Bảo Yến(ghi)

Đi đăng ký kết hôn, người phụ nữ sốc nặng khi phát hiện mình đã "có chồng" từ 13 năm trước

Chủ nhật, 24/05/2020 | 19:00
Đi đăng ký kết hôn với bạn trai hiện tại, người phụ nữ suýt ngất khi phát hiện mình đã "có chồng" từ 13 năm trước.

Kết hôn sớm, tôi thành đạt và là ông chủ ở tuổi 30

Thứ 2, 11/05/2020 | 11:00
Các bạn cứ mải chơi, thích tự do đến 30, 40 tuổi mới lấy vợ. Khi mình 60 tuổi con cái mới khôn lớn, trưởng thành. Đang ở bên kia sườn dốc cuộc đời, lo cho mình còn chưa xong lại phải lo cho con cái thì làm thế nào?

Nỗi khổ không ai thấu của những người khó kết hôn trước tuổi 30

Thứ 3, 05/05/2020 | 08:19
Nghị định mới khuyến khích nam, nữ kết hôn trước 30 tuổi. Vậy nhưng, tiền lương chỉ đủ ăn, chẳng ai yêu thì lấy đâu ra người để cưới?!