TP.HCM: Khách tăng, tiền lại chảy ra… nước ngoài - nghịch lý du lịch

TP.HCM: Khách tăng, tiền lại chảy ra… nước ngoài - nghịch lý du lịch

Dương Thanh Tùng
Chủ nhật, 24/12/2017 | 06:30
0
Lượng khách quốc tế đến TP.HCM tăng trên 20% so với năm trước và chiếm gần một nửa cả nước, thế nhưng các vị khách lại chi tiêu rất ít, với doanh thu chỉ tăng khoảng hơn 10%. Vậy đâu là nguyên do?

Đặt dịch vụ từ nước ngoài

Dự kiến, tính đến hết năm 2017, khách quốc tế đến TP.HCM ước đạt khoảng 6,4 triệu lượt, tăng 23% so với năm 2016 (cả nước ước đạt khoảng 13 triệu lượt). Khách nội địa ước đạt gần 25 triệu lượt, tăng 15% so với cùng kỳ. Tuy nhiên, doanh thu du lịch chỉ tăng gần 13% so với năm trước đó.

Vì sao số lượng khách tăng nhiều nhưng chi tiêu lại ít? Đó là bởi, đang có hàng loạt doanh nghiệp nước ngoài hoặc thông qua các đại lý hoặc có văn phòng tại TP.HCM nhưng ngân sách Nhà nước lại không thu được đồng nào. Các đại lý, văn phòng này thực chất là chân rết của các công ty trên. Các đơn vị này chỉ hưởng hoa hồng (kiểu như Uber, Grab), còn lại các giao dịch khác, kể cả dòng tiền đều chảy về công ty mẹ ở nước ngoài.

Loại hình này tập trung nhiều nhất vẫn là cung ứng tour, đặt phòng, vé máy bay... Thậm chí, có những đơn vị hoạt động không cần “chân rết”. Hiện, dịch vụ đặt phòng Airbnb đang có trên 6.500 cơ sở tham gia, với giá cho thuê chỉ khoảng 30 – 35 USD/đêm. Dịch vụ này hoạt động tương tự như Uber, Grab khi kết nối người có nhu cầu thuê và người cho thuê.

Tiêu dùng & Dư luận - TP.HCM: Khách tăng, tiền lại chảy ra… nước ngoài - nghịch lý du lịch

Khách đến nhiều nhưng chi tiêu không bao nhiêu.

Loại hình này đang có xu hướng gia tăng nhanh chóng trong thời gian tới ở TP.HCM. Chính vì thế, nhiều cơ sở lưu trú, đặc biệt là khách sạn từ 3 sao trở lên đứng ngồi không yên. Ngành du lịch cũng chỉ biết đứng nhìn doanh thu chảy vào túi người nước ngoài. Ông Bùi Tá Hoàng Vũ, Giám đốc sở Du lịch TP.HCM cho biết: “Hiện, TP đang có khoảng 2.200 cơ sở lưu trú với trên 50.000 phòng. Tuy nhiên, trong số này không hề có số lượng phòng đã và đang tham gia dịch vụ đặt phòng Airbnb”.

Hay như Agoda, Booking, Traveloka... đều là trang của nước ngoài nhưng lại rất phổ biến ở Việt Nam. Trước sự bành trướng của các trang đặt dịch vụ du lịch này, một số doanh nghiệp đã tố họ trốn thuế. Bộ Tài chính cũng đã vào cuộc, yêu cầu các doanh nghiệp này nộp thuế thu nhập doanh nghiệp và thuế giá trị gia tăng. Tuy nhiên, cho đến nay vẫn chưa có đồng thuế nào được thu. Trong khi đó, theo tìm hiểu của PV, doanh thu của các đơn vị này lên tới hàng ngàn tỷ đồng/năm tại thị trường Việt Nam.

Một tình trạng nhức nhối khác cũng đang tồn tại bấy lâu nay chính là doanh nghiệp hoạt động chui, công ty “ma” mọc lên nhan nhản. Hiện tại ghi nhận ở TP.HCM đang có hàng ngàn doanh nghiệp đăng ký hoạt động dịch vụ du lịch, trong đó phần nhiều là lữ hành quốc tế. Nhưng thực tế, ngành du lịch chỉ quản lý một phần rất nhỏ. Đó là chưa kể hàng loạt doanh nghiệp đăng ký đại lý, điểm bán vé cho doanh nghiệp khác cũng nhảy vào kinh doanh, tổ chức lữ hành quốc tế, dẫn tới Nhà nước thất thu.

Đìu hiu phố mua sắm

Dù vậy, nguồn thu bị mất nói trên vẫn chưa “chạnh lòng” bằng cảnh đìu hiu ở những nơi được cho là để tiêu tiền. Dạo quanh một vòng tuyến phố kinh doanh vàng bạc, đá trang sức ở đường Nhiêu Tâm, Nghĩa Thục và Bùi Hữu Nghĩa (quận 5), PV không khỏi ngạc nhiên về sự vắng vẻ đến lạ thường. Dù vào thời điểm chiều nhưng có rất ít khách vào mua bán ở các cửa hàng, nếu có cũng chỉ là những khách, mối quen đến lấy hàng.

Tại đây, các cửa hàng trang sức nằm san sát nhau, thế nhưng trái ngược với sự hào nhoáng đó là sự vắng lặng, thưa thớt người mua. PV bước vào một cửa hàng chỉ có người bán đang rảnh tay để hỏi một số thông tin nhưng khi nhắc đến khách du lịch, chủ tiệm không muốn trả lời và chỉ đi nơi khác, vì “tiệm nhỏ”.

Bước sang cửa hàng bên cạnh, bà Trần Ngọc Tâm, quản lý cửa hàng Ngọc Tâm cho biết: “Chúng tôi kinh doanh ở con phố này từ những ngày đầu, đã mấy chục năm rồi. Đến giờ khách, bạn hàng chủ yếu là người quen, lâu lâu mới có khách mới. Còn khách du lịch ư, tôi chưa thấy người nào tới đây để du lịch và mua sắm cả. Dù đã lập phố vàng bạc, đá trang sức nhưng chắc là họ chưa biết nên chưa tới”.

Tiêu dùng & Dư luận - TP.HCM: Khách tăng, tiền lại chảy ra… nước ngoài - nghịch lý du lịch (Hình 2).

TP.HCM đang là điểm trung chuyển lớn của khách du lịch.

Không chỉ phố vàng bạc, đá trang sức mà nhiều trung tâm thương mại, điểm mua sắm hạng sang tại TP.HCM cũng chung số phận đìu hiu khách, đặc biệt là khách quốc tế. Vào buổi tối, được cho là giờ vàng mua sắm thế nhưng tại các trung tâm này chủ yếu là nam thanh nữ tú... đi dạo.

Chị Ngân, nhân viên bán hàng thời trang của một thương hiệu lớn ở đường Lê Lợi (quận 1) cho biết: “Đa phần là khách đi tham quan, dạo phố rồi ghé qua, rất ít người mua sắm. Còn khách quốc tế cũng có nhưng ít lắm, chủ yếu người ta mua ở các chợ truyền thống, đặc biệt chợ Bến Thành”.

Quả thực, PV đến chợ Bến Thành (quận 1) thì thấy rất đông khách quốc tế đang mua sắm tại đây. Tuy vậy, hàng hóa chủ yếu là vải. “Họ tìm mua vải là chủ yếu, mức chi tiêu cũng ít chứ không nhiều”, anh Thắng, chủ sạp vải ở chợ Bến Thành chia sẻ. Một điểm đến được cho là điểm nhấn thu hút khách của TP.HCM là Cần Giờ với khoảng 1 triệu lượt khách, tăng trên 40% nhưng doanh thu chỉ tăng chưa đầy 1%. Bình quân, mỗi vị khách đến du lịch tại huyện này chỉ chi khoảng 400.000 đồng.

Ông Nguyễn Đức Hải, Tổng Giám đốc một công ty lữ hành tại TP.HCM cho rằng: “TP.HCM đang là điểm trung chuyển lớn của khách du lịch (trừ một số dòng khách là doanh nhân, chính trị gia, chữa bệnh...). Họ đến TP.HCM có thể di chuyển ngay hoặc nghỉ lại một đêm để hôm sau đến Vũng Tàu, Đà Lạt, Phú Quốc, Bình Thuận, khám phá miền Tây... Đến ngày về cũng vậy, họ có thể ngủ lại hoặc không nên vẫn tính là khách đến nhưng thực chất là không chi tiêu gì cả. Còn lưu trú 1 đêm thì các công ty nước ngoài đã đặt trước rồi, do vậy doanh thu ít là bình thường”.

Cũng nhìn nhận về thực trạng này, TS. Nguyễn Thành Công, giảng viên trường đại học Kinh tế TP.HCM phân tích, vấn đề đặt ra là TP phải có chiến lược để phát triển các sản phẩm dịch vụ để níu kéo khách ở lại lâu hơn. Khi đó, họ có thứ để trải nghiệm, khám phá, mua sắm... nhưng cần có sự khác biệt.

Ví như trong mua sắm, nếu chỉ tập trung vào các thương hiệu nổi tiếng trên thế giới thì người ta đâu cần đến TP.HCM mà đến các nơi khác có chất lượng, giá, chính sách hậu mãi tốt hơn. Tại TP và Việt Nam nói chung nên quan tâm tới các sản phẩm có lợi thế và mang đặc trưng như vải, trang sức từ ngọc trai, cá sấu, sản phẩm nông nghiệp khác...  

“Từ đó định hình chiến lược marketing, xúc tiến thị trường quốc tế cho phù hợp, đặc biệt tập trung vào dòng khách cao cấp. Thay vì thu hút khách đến ồ ạt về số lượng, chi tiêu ít, nhưng lại khai thác cạn kiệt tài nguyên, phá nát cảnh quan, gây ô nhiễm môi trường... thì nên thu hút dòng khách có chất lượng, chi tiêu cao hơn? Hiện nay, chúng ta đang chạy theo số lượng mà quên đi chất lượng khách”, chuyên gia này khuyến nghị. 

Ông Bùi Tá Hoàng Vũ – Giám đốc sở Du lịch TP.HCM cho hay: “Đang có những kênh buôn bán khác, các trang mạng đặt phòng, vé máy bay, tour... của nước ngoài hoạt động tại TP nhưng không nằm trong sự quản lý của cơ quan chức năng. Điều này gây thất thu cho các doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ du lịch trong nước và doanh thu của du lịch TP. Ngoài việc chấn chỉnh các hoạt động này, ngành du lịch cũng đang triển khai nhiều giải pháp để níu chân khách ở lại TP lâu hơn và chi tiêu nhiều hơn”.


 

Á hậu Diệu Thùy đạt thành tích ấn tượng tại Nữ hoàng Du lịch Quốc tế của năm

Thứ 7, 23/12/2017 | 08:45
Tại cuộc thi Nữ hoàng Du lịch Quốc tế của năm, Nguyễn Thị Diệu Thùy đã giành 2 giải phụ Trang phục dân tộc đẹp nhất và Trang phục dạ hội đẹp nhất.

Người du lịch Việt Nam chia sẻ thông tin để cá nhân hóa dịch vụ

Thứ 6, 22/12/2017 | 11:49
Nghiên cứu mới của Amadeus cho thấy 71% người du lịch Việt Nam sẵn sàng chia sẻ dữ liệu với các nhà cung cấp dịch vụ du lịch để có thêm những trải nghiệm cá nhân.

200 công ty có doanh thu chia sẻ với Grab lọt vào tầm ngắm của cơ quan thuế

Thứ 2, 11/12/2017 | 15:22
Gần 200 doanh nghiệp (DN) có phần doanh thu chia sẻ với hãng taxi công nghệ Grab sẽ bị rà soát nghĩa vụ kê khai, nộp thuế đối với phần doanh thu năm 2015, 2016 có được do chia sẻ với Grab.

Làm gì để BOT Cai Lậy không “thất thủ” vì tiền lẻ?

Thứ 2, 04/12/2017 | 06:47
Theo chuyên gia, việc chủ đầu tư chuẩn bị tiền lẻ mệnh giá 100 đồng chỉ là biện pháp tình thế, lâu dài sẽ không ổn.

TPHCM chậm nhất trong việc cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước

Thứ 4, 12/07/2017 | 11:27
TPHCM là đơn vị chậm nhất khi chưa có doanh nghiệp nào được cổ phần hóa trong danh sách 39 doanh nghiệp nhà nước phải cổ phần hóa của địa phương này tới năm 2020.
Cùng tác giả

Quận 3, Tp.HCM: Ngang nhiên thu phí giữ xe ô tô

Thứ 4, 22/11/2023 | 09:00
Nhân viên mặc đồ bảo vệ ngang nhiên thu phí giữ xe, với mức 50.000 đồng/xe ô tô. Trên phiếu giữ xe ghi tên Công ty TNHH Thương mại – Dịch vụ Thiên Phúc.

Dự án BOT xây dựng bãi xe ngầm nghìn tỷ của Tp.HCM bị “khai tử” - Bài 4: Gần 20 năm, Tp.HCM vẫn chưa có bãi xe ngầm

Thứ 4, 23/11/2022 | 14:00
Bài toán bãi đậu xe trên địa bàn Tp.HCM đang rất khó giải. Dù vậy, gần 20 năm qua, quy hoạch 4 bãi đậu xe ngầm của Tp.HCM đang bế tắc.

Dự án BOT xây dựng bãi xe ngầm nghìn tỷ của Tp.HCM bị “khai tử” - Bài 3: Năng lực của IUS thế nào?

Thứ 3, 22/11/2022 | 08:00
UBND Tp.HCM chấm dứt hợp đồng BOT đã ký là do IUS không đảm bảo năng lực tiếp tục triển khai dự án và vi phạm hợp đồng. Vậy, thực hư về IUS như thế nào?.

Nhà đất công cho thuê ở quận 5: “Em đi khai thác làm gì, thôi mệt”

Thứ 2, 21/11/2022 | 11:00
Trung tâm Văn hoá quận 5, Tp.HCM đang “chia 5 sẻ 7” đất công cho thuê hoặc bỏ hoang. Tuy nhiên, khi liên hệ, PV Người Đưa Tin nhận được câu trả lời… bất ngờ.

Dự án BOT xây dựng bãi xe ngầm nghìn tỷ của Tp.HCM bị “khai tử” - Bài 2: Vì sao dự án bị “khai tử”?

Chủ nhật, 20/11/2022 | 09:00
Bãi đậu xe ngầm Công viên Lê Văn Tám (Dự án BOT) sau nhiều năm được phê duyệt và “khoan cọc nhồi” lại vướng hàng loạt vấn đề… dẫn tới bị “khai tử”.
Cùng chuyên mục

Nhịp độ tăng trưởng 3 tháng đầu năm của Đà Nẵng có xu hướng chậm lại

Thứ 5, 28/03/2024 | 15:11
Trong khi nhiều ngành có dấu hiệu chững lại thì lĩnh vực du lịch tăng trưởng tích cực, trở thành trụ đỡ chính giúp kinh tế Đà Nẵng đứng vững trong quý I.

Giá xăng tăng mạnh, RON95 lên sát 25.000 đồng/lít

Thứ 5, 28/03/2024 | 14:52
Trên cơ sở điều hành của liên bộ Công Thương - Tài chính, các doanh nghiệp đồng loạt điều chỉnh giá xăng dầu kể từ 15h hôm nay (28/3).

Một loại nông sản Việt Nam lập kỷ lục về giá

Thứ 5, 28/03/2024 | 14:00
Giá cà phê trong nước liên tục phá vỡ những kỷ lục trước đó, đến sáng 28/3 đã chính thức vượt mốc 100.000 đồng/kg.

Tăng tần suất các chuyến bay đến Tân Sơn Nhất dịp lễ 30/4 và hè 2024

Thứ 5, 28/03/2024 | 13:34
Việc tăng tần suất bay cho các hãng hàng không nhằm đảm bảo và duy trì lực lượng vận tải, đặc biệt trong dịp nghỉ lễ 30/4-1/5 và giai đoạn cao điểm Hè 2024.

Vietnam Airlines khai mở trạm văn hóa trong chương trình One S

Thứ 5, 28/03/2024 | 11:21
Vừa qua, Vietnam Airlines đã tổ chức sự kiện chính thức ra mắt game tương tác One S, khai mở trạm văn hóa đầu tiên với điểm đến là thủ đô Hà Nội.
     
Nổi bật trong ngày

Cục QLTT Kiên Giang thu nộp ngân sách gần 3 tỷ đồng trong quý I

Thứ 4, 27/03/2024 | 09:31
Tin từ Tổng Cục QLTT, trong quý I, Cục QLTT Kiên Giang kiểm tra 232 vụ, phát hiện, xử lý 92 vụ vi phạm hành chính, thu nộp ngân sách 2,98 tỷ đồng.

Giá vàng 28/3: Vàng SJC vượt mốc 81 triệu đồng/lượng

Thứ 5, 28/03/2024 | 09:50
Giá vàng SJC tiếp tục đi lên phiên sáng nay, nhiều nơi đã vượt qua mốc 81 triệu đồng mỗi lượng.

Tăng tần suất các chuyến bay đến Tân Sơn Nhất dịp lễ 30/4 và hè 2024

Thứ 5, 28/03/2024 | 13:34
Việc tăng tần suất bay cho các hãng hàng không nhằm đảm bảo và duy trì lực lượng vận tải, đặc biệt trong dịp nghỉ lễ 30/4-1/5 và giai đoạn cao điểm Hè 2024.

Vietnam Airlines khai mở trạm văn hóa trong chương trình One S

Thứ 5, 28/03/2024 | 11:21
Vừa qua, Vietnam Airlines đã tổ chức sự kiện chính thức ra mắt game tương tác One S, khai mở trạm văn hóa đầu tiên với điểm đến là thủ đô Hà Nội.

Nhịp độ tăng trưởng 3 tháng đầu năm của Đà Nẵng có xu hướng chậm lại

Thứ 5, 28/03/2024 | 15:11
Trong khi nhiều ngành có dấu hiệu chững lại thì lĩnh vực du lịch tăng trưởng tích cực, trở thành trụ đỡ chính giúp kinh tế Đà Nẵng đứng vững trong quý I.