Khai giảng năm học 2019-2020: Năm học “bản lề”, giảm áp lực và vươn mình mạnh mẽ

Khai giảng năm học 2019-2020: Năm học “bản lề”, giảm áp lực và vươn mình mạnh mẽ

Thứ 5, 05/09/2019 | 05:50
0
Năm học 2019-2020 được coi là năm “bản lề” triển khai chương trình, sách giáo khoa giáo dục phổ thông mới. Với những kỳ vọng về một năm học phát huy tối ưu vai trò ngành giáo dục, đẩy lui những hạn chế, tiêu cực trong năm học trước, Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ cùng các chuyên gia giáo dục gửi gắm những thông điệp ý nghĩa ngay trước thềm năm học mới.

Sẵn sàng cho năm học “bản lề” then chốt

Năm học 2018-2019 đánh dấu một sự kiện quan trọng của ngành giáo dục khi chương trình giáo dục phổ thông mới bao gồm chương trình tổng thể và 27 chương trình các môn học, hoạt động giáo dục chính thức được ban hành, chương trình được xây dựng theo định hướng giáo dục phát triển phẩm chất, năng lực người học thay vì giáo dục định hướng nội dung kiến thức.

Theo lộ trình, chương trình giáo dục phổ thông mới sẽ được triển khai theo hình thức cuốn chiếu từ năm học 2020-2021, bắt đầu từ lớp 1.

Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ khẳng định: “Xác định đội ngũ giáo viên, cán bộ quản lý giáo dục đóng vai trò đặc biệt quan trọng, nên thời gian qua, ngành giáo dục đang tập trung cho việc bồi dưỡng giáo viên, cán bộ quản lý. Cụ thể, giáo viên tập trung vào đổi mới phương pháp dạy, học, kiểm tra đánh giá; Hiệu trưởng tập trung vào quản trị nhà trường; cán bộ quản lý sở/phòng tập trung vào các kỹ năng lãnh đạo, quản lý giáo dục…

Về chuẩn bị sách giáo khoa cho chương trình giáo dục phổ thông mới, năm học 2020-2021 sẽ áp dụng chương trình mới với lớp 1 nên trước hết Bộ ưu tiên chuẩn bị sách giáo khoa cho lớp học này. Dự kiến đầu tháng 10/2019, kết quả thẩm định sách giáo sẽ được công bố”.

Giáo dục - Khai giảng năm học 2019-2020: Năm học “bản lề”, giảm áp lực và vươn mình mạnh mẽ

Lễ khai giảng năm học mới.

Thời gian qua, đã xảy ra một số sự việc liên quan đến an toàn trường học, cá biệt có sự việc gây hậu quả nghiêm trọng. Mặc dù chỉ là sự việc cá biệt, song, cần phải có thêm các giải pháp quyết liệt hơn nữa đảm bảo an toàn trường học.

Vị tư lệnh ngành giáo dục cho biết: “Để xây dựng văn hóa học đường, đảm bảo an toàn trường học, Bộ đã xây dựng và trình Thủ tướng Chính phủ ban hành Đề án xây dựng văn hóa ứng xử trong trường học giai đoạn 2018-2025; hoàn thiện để ban hành Thông tư quy định quy tắc ứng xử trong trường mầm non, phổ thông để tăng cường xây dựng văn hóa ứng xử tốt hơn trong thời gian tới; tăng cường các giải pháp bảo đảm an toàn cho học sinh khi sử dụng dịch vụ đưa đón bằng xe ô tô; trang bị kiến thức kỹ năng thoát hiểm cho học sinh…

Để khắc phục việc quán triệt chưa triệt để, bộ GD&ĐT sẽ tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra việc thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật và các chỉ đạo của Chính phủ, của ngành giáo dục tại các địa phương, cơ sở giáo dục nhằm bảo đảm môi trường giáo dục an toàn, lành mạnh và thân thiện”.

Giáo dục - Khai giảng năm học 2019-2020: Năm học “bản lề”, giảm áp lực và vươn mình mạnh mẽ (Hình 2).

Bộ trưởng bộ GD&ĐT Phùng Xuân Nhạ.

GS.TS Phạm Tất Dong, Phó Chủ tịch hội Khuyến học Việt Nam nhận định: “Năm học mới, chắc chắn sẽ có sự đổi mới. Theo sự chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, phải đặc biệt quan tâm đến giáo dục đạo đức trong học đường, chắc chắn năm học này sẽ có sự chú trọng giáo dục đạo đức đầu tiên. Chữ “đức” cần xếp trước chữ “tài”.

Thứ hai, đây là năm học đòi hỏi môi trường học đường phải hạn chế tối đa những tiêu cực như bạo hành, tai nạn trong học đường… trong năm học qua để xảy ra hơi nhiều khiến dư luận không đồng tình. Sư phạm là môi trường mô phạm, cần phải đặc biệt chú trọng tấm gương nhà giáo.

Thứ ba, bộ GD&ĐT phải đảm bảo chương trình giáo dục phổ thông mới thật “trơn tru”, nếu không bảo đảm sẽ “mang tiếng” vô cùng. Tiếp theo, cần ứng dụng công nghệ nhiều hơn vào chương trình dạy và học trong học đường, đòi hỏi có sự đầu tư toàn diện.

Cuối cùng, nhà trường phải gắn liền với xã hội, không thể trở thành “ốc đảo”, phải gắn với xã hội, với các môi trường bên ngoài, phong trào, sản xuất… Trong năm học mới, cần thực hiện tính mở, mở về đối tượng, phương pháp, địa điểm,… để xóa rào cản không cần thiết về mặt pháp lý, quy chế, tình cảm, tâm lý, tài chính,… những rào cản làm hỏng hệ thống giáo dục. Xây dựng xã hội học tập, luôn luôn có tư tưởng “học tập suốt đời”, “học, học nữa, học mãi”…”.

Sẵn sàng trước thềm năm học mới, bà Vũ Kim Loan, Hiệu trưởng trường Tiểu học Đoàn Kết (Hà Đông, Hà Nội) cũng chia sẻ: “Đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên trong trường đã được tập huấn kỹ càng đối với tất cả các khối lớp để có thể tự tin giảng dạy trước chương trình giáo dục phổ thông mới.

Đặc biệt, nhà trường đã thông tin đến phụ huynh, làm công tác tâm lý trước sự thay đổi này, trong chương trình giáo dục phổ thông mới cũng có thêm nội dung giáo dục trải nghiệm, chắc chắn thu hút học sinh tham gia. Chúng tôi luôn luôn quan niệm “Nụ cười của bé là niềm vui của mẹ”, mỗi giáo viên là một người mẹ thứ hai, luôn lựa chọn phương pháp giáo dục tối ưu học sinh có thể khám phá kiến thức thông qua những trải nghiệm vui”.

Vì một năm học giảm áp lực

Bà Phạm Thị Lệ Hằng, Trưởng phòng GD&ĐT quận Hà Đông chia sẻ: “Trước thềm năm học mới 2019-2020, quận Hà Đông đã sẵn sàng tinh thần bước vào năm học mới với chương trình giáo dục phổ thông mới. Năm nay, quận có 96.005 học sinh. Để chuẩn bị cho năm học mới, quận đã xây dựng thêm các trường mới, hoàn thiện và bổ sung cơ sở vật chất kỹ thuật.

Về đội ngũ, tổ chức bồi dưỡng cán bộ quản lý giáo viên về chính trị, đổi mới phương pháp giảng dạy, tập huấn kỹ năng giảng dạy, kỹ năng phòng chống tai nạn, thương tích, phòng chống xâm hại, an toàn trường học, phòng chóng tệ nạn trong và ngoài trường học, tổ chức đề án bơi hỗ trợ cho hơn 300.000 học sinh”.

“Trước đây, Hà Đông áp lực mỗi năm tăng 7.000 học sinh so với năm trước. Những năm gần đây, quận Hà Đông cũng tiến hành xây mới thêm các trường, thêm các đơn nguyên cho các trường, để giảm áp lực sĩ số. Bên cạnh đó, sự tuyên truyền để các phụ huynh không đổ xô vào một “trường điểm” nào đó để tránh sự quá tải. Đặc biệt đối với mầm non, sự bốc thăm là rất ít, vận động phụ huynh để giảm áp lực”, Trưởng phòng GD&ĐT quận Hà Đông thông tin thêm.

Ngành giáo dục của quận năm nay thiếu hơn 700 giáo viên, vì tăng thêm nhiều trường lớp. Vì vậy, các trường chủ động tìm nguồn bổ sung giáo viên từ sinh viên sư phạm mới ra trường, cho dự giờ, dạy thử và ký hợp đồng để giảm áp lực về thiếu giáo viên”.

Bà Hoàng Thị Thu Trinh, Hiệu trưởng trường THCS Yên Nghĩa (Hà Đông, Hà Nội) chia sẻ: “Phương châm giáo dục của chúng tôi luôn là “không áp lực”, nhưng phải có nền tảng, nền nếp và ý thức để học sinh tự thân phấn đấu học học hết khả năng.

Đồng thời, tổ chức các câu lạc bộ năng khiếu, thể thao trong trường để động viên, khích lệ sự hứng thú đối với các môn học cho học sinh. Những câu lạc bộ cũng góp phần giảm tải áp lực học đường cho học sinh”.

Giáo dục - Khai giảng năm học 2019-2020: Năm học “bản lề”, giảm áp lực và vươn mình mạnh mẽ (Hình 3).

Bà Hoàng Thị Thu Trinh, Hiệu trưởng trường THCS Yên Nghĩa (Hà Đông, Hà Nội).

Giáo dục vươn mình mạnh mẽ

Tự chủ là xu hướng tất yếu để phát triển của các trường đại học. Thực tế thí điểm tự chủ ở một số trường những năm qua cho thấy đã có bước tiến vượt bậc về chất lượng đào tạo, chất lượng quản trị.

Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ bày tỏ: “Có thể nói, năm học 2018-2019, giáo dục đại học đã có một bước tiến dài trong tiến trình thực hiện tự chủ. Các nút thắt về tổ chức, nhân sự, tài chính, học thuật cơ bản đã được tháo gỡ, tạo điều kiện cho các trường đại học nâng cao chất lượng đào tạo.

Song hành với mở rộng tự chủ, công tác kiểm định chất lượng giáo dục đại học cũng được đẩy mạnh trong năm học vừa qua.

Bên cạnh đó, quá trình thực hiện tự chủ của các trường đại học cũng bộc lộ nhiều bất cập, yếu kém, Bộ sẽ tiếp tục tăng cường hướng dẫn, hỗ trợ các trường đại học thực hiện quyền tự chủ đồng thời siết chặt kiểm tra, thanh tra các điều kiện đảm bảo chất lượng, trách nhiệm giải trình của các trường đại học bảo đảm quyền lợi cho người học và chất lượng nguồn nhân lực của đất nước”.

Trước thềm năm học mới, Bộ trưởng bộ GD&ĐT cũng gửi gắm: “Năm học 2019-2020 là năm ngành giáo dục tiếp tục triển khai 9 nhóm nhiệm vụ chủ yếu và 5 nhóm giải pháp cơ bản, trong đó tập trung vào 5 nhóm nhiệm vụ trọng tâm là:

Quy hoạch mạng lưới các cơ sở giáo dục mầm non, phổ thông; rà soát sắp xếp các trường sư phạm, các cơ sở giáo dục đại học; Giải quyết vấn đề thừa thiếu giáo viên, chuẩn bị đội ngũ giáo viên thực hiện chương trình giáo dục phổ thông mới; Đổi mới mạnh mẽ cơ chế quản lý các trường mầm non, phổ thông, đổi mới tự chủ đại học; Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao đáp ứng nhu cầu, tăng năng suất lao động và hội nhập quốc tế; Đẩy mạnh giáo dục đạo đức lối sống, kỹ năng sống cho học sinh, sinh viên.

Năm học này sẽ là năm “bận rộn” của ngành giáo dục để chuẩn bị các điều kiện triển khai chương trình giáo dục phổ thông mới. Tôi mong rằng, mỗi thầy cô giáo hãy tham gia tích cực vào quá trình đào tạo, bồi dưỡng, tự bồi dưỡng để trở thành một nhân tố quan trọng thúc đẩy quá trình đổi mới; mỗi bậc phụ huynh, mỗi địa phương và toàn xã hội sẽ đồng hành và chung tay với sự nghiệp đổi mới. Chỉ khi có sự vào cuộc của toàn xã hội, sự nghiệp đổi mới giáo dục mới đi đến thành công”.

Nhà giáo ưu tú, TS. Nguyễn Tùng Lâm, Chủ tịch hội Tâm lý giáo dục Hà Nội bày tỏ: “Chúng tôi, những người làm giáo dục luôn hy vọng: Mỗi học sinh hãy trở thành công dân “đẳng cấp thế giới”!

Nhân ngày khai giảng mở đầu năm học mới, tôi xin nhắn gửi đến các học trò, ghi nhớ lời dạy của Bác Hồ nhân dịp kỷ niệm 50 năm Bác đã đi xa, nhớ quan niệm của Bill Gates để hiểu ý nghĩa của việc cắp sách đến trường để tham gia xây dựng người công dân “đẳng cấp thế giới” của mỗi gia đình, mỗi nhà trường, mỗi quốc gia và càng thấy được ý nghĩa của việc phát huy truyền thống của môi trường học đường.

Giáo dục - Khai giảng năm học 2019-2020: Năm học “bản lề”, giảm áp lực và vươn mình mạnh mẽ (Hình 4).

TS. Nguyễn Tùng Lâm.

Tôi cũng mong rằng, trong năm học mới, các học sinh sẽ có một nỗ lực mới, có một quyết tâm mới để có được phong cách học sinh với “5 tự” là: biết tự học sáng tạo; biết sống tự chủ, tự tin, tự trọng và biết tự chịu trách nhiệm về những việc mình đã làm”.

“Bên cạnh đó, luôn luôn ghi nhớ đã làm tốt những điều chúng ta mong muốn thì mỗi người luôn phải có ý thức xây dựng cho mình một văn hóa phát triển. Đến trường học không phải học vì bằng cấp mà mỗi người phải có lẽ sống, biết cách trở thành những người tử tế, mang lại niềm vui, hạnh phúc cho chính mình và những người thân trong gia đình, những bạn bè thân thuộc để đóng góp cho xã hội, cho đất nước phát triển”, TS. Nguyễn Tùng Lâm nhấn mạnh.

Công Luân - Thủy Tiên

Nhiều trường học lùi ngày khai giảng do mưa lớn kéo dài

Thứ 4, 04/09/2019 | 19:52
Các trường học trên địa bàn TP.Hà Tĩnh và 3 huyện miền núi tỉnh Hà Tĩnh đều phải hoãn lễ khai giảng năm học mới vào ngày mai do mưa lũ. Sở GD&ĐT Nghệ An cũng vừa có công văn gửi các phòng GD&ĐT về việc có thể xem xét lùi ngày khai giảng nếu thời tiết không thuận lợi.

Đà Nẵng: Chủ trương khai giảng không quá 45 phút và lãnh đạo không phát biểu

Thứ 3, 03/09/2019 | 11:21
Lãnh đạo đến tham dự lễ khai giảng chỉ tặng hoa, chúc mừng, không phát biểu. Đối với hiệu trưởng nhà trường, phát biểu trọng tâm, chúc mừng năm học mới, không trình bày dài dòng.

Huế: Sở GD&ĐT phát đi công văn những việc không làm ngày khai giảng, nhiều người ủng hộ

Thứ 6, 16/08/2019 | 18:49
Công văn sau khi phát đến các trường học từ Mầm non đến THPT và Trung tâm Giáo dục nghề nghiệp – Giáo dục thường xuyên trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên-Huế đã nhận được nhiều ủng hộ của các giáo viên, phụ huynh.

Tâm thư đề nghị lễ khai giảng không bóng bay: Đâu phải chuyện trẻ con

Thứ 3, 30/07/2019 | 07:00
Bé Nguyệt Linh năm nay lên lớp 6, là học sinh trường Marie Curie, Hà Nội đã gửi tâm thư đến 40 hiệu trưởng ở Hà Nội với mong muốn trường không thả bóng bay dịp lễ khai giảng để bảo vệ môi trường.

Học sinh viết tâm thư, Thứ trưởng bộ GD&ĐT khuyến khích khai giảng “không bóng bay”

Thứ 2, 29/07/2019 | 20:52
Thứ trưởng bộ GD&ĐT Nguyễn Thị Nghĩa biểu dương, khen ngợi em Nguyễn Nguyệt Linh (học sinh lớp 5M2, Trường Marie Curie, Hà Nội) - học sinh đã viết bức thư gửi tới 40 trường học ở Hà Nội nhằm kêu gọi ngừng hoặc hạn chế thả bóng bay trong ngày khai giảng và cho biết, ngành Giáo dục khuyến khích khai giảng “không bóng bay”.
Cùng tác giả

Trường học “tung” ưu đãi học phí mùa Covid

Thứ 6, 28/05/2021 | 09:32
Với bước đầu tư phát triển mới, St. Nicholas có chương trình học bổng và ưu đãi học phí cho học sinh Đà Nẵng và miền Trung nhằm giảm bớt khó khăn do dịch Covid-19.

Hà Nội: Kết thúc năm học sớm và điều chỉnh lịch tuyển sinh lớp 10

Thứ 5, 13/05/2021 | 18:20
Ngày 13/5, UBND TP.Hà Nội đã đồng ý với đề nghị của sở GD&ĐT về đề xuất cho học sinh nghỉ hè sớm 2 tuần và điều chỉnh lịch tuyển sinh vào lớp 10.

Hà Nội: Học sinh nghỉ học từ 4/5 để phòng dịch Covid-19

Thứ 2, 03/05/2021 | 18:44
Theo thông tin mới nhất từ sở GD&ĐT Hà Nội, toàn bộ học sinh và học viên các cấp trên địa bàn thành phố sẽ tạm dường đến trường để phòng dịch Covid-19.

Bồi hồi những ngày đầu chập chững vào nghề báo

Thứ 7, 27/02/2021 | 11:00
Hôm nay là ngày thứ 138 tôi làm việc tại Đời sống & Pháp luật Online. Lần đầu tiên bước vào môi trường công sở, bỡ ngỡ có, sợ có nhưng thực sự niềm vui cũng nhiều.

Học sinh tát cô giáo tại Hà Nội: "Có biểu hiện trầm cảm"

Thứ 6, 19/02/2021 | 18:11
Nam sinh tát cô giáo trong giờ học tại Hà Nội đã được trung tâm Giáo dục nghề nghiệp - Giáo dục thường xuyên quận Ba Đình (Hà Nội) chấp thuận cho đi học trở lại.
Cùng chuyên mục

Tìm hướng đi cho đào tạo nhân lực ngành bán dẫn tại Việt Nam

Thứ 4, 24/04/2024 | 19:33
Đại diện các trường đại học cho rằng việc doanh nghiệp cùng tham gia hợp tác đào tạo là một trong những yếu tố then chốt để giải quyết các vướng mắc hiện nay.

Học phí đại học tăng cao, lối đi nào cho thí sinh khi chọn trường?

Thứ 4, 24/04/2024 | 16:02
Theo các chuyên gia, các sĩ tử nên cân nhắc tìm hiểu học phí trong quá trình đăng ký nguyện vọng, tuy nhiên cũng không nên để tài chính làm hạn chế đam mê.

Kết quả kiểm tra, xử lý nhóm học sinh đánh hội đồng dã man nữ sinh

Thứ 4, 24/04/2024 | 10:49
Cơ quan chức năng đã có kết quả kiểm tra, xử lý nhóm học sinh đánh và xúc phạm nữ sinh N.T.H.

Tốt nghiệp THPT 2024: Những nội dung sĩ tử cần nắm chắc trước kỳ thi

Thứ 4, 24/04/2024 | 10:37
Để có kết quả tốt nhất trong kỳ thi tốt nghiệp THPT, các thí sinh cần có những “chiến thuật” ôn tập phù hợp, tránh gây mất thời gian nhưng không đem lại hiệu quả.

Hướng dẫn thí sinh đăng ký dự thi tốt nghiệp THPT năm 2024 trực tuyến

Thứ 4, 24/04/2024 | 10:18
Việc đăng ký thử nhằm giúp các thí sinh tập dượt, làm quen với việc đăng ký dự thi theo hình thức trực tuyến, từ đó hạn chế các sai sót, nhầm lẫn...
     
Nổi bật trong ngày

Phát hiện rùa xanh từ Malaysia đến Côn Đảo đẻ 108 trứng

Thứ 4, 24/04/2024 | 17:24
Một cá thể rùa xanh (vích) mẹ đeo thẻ quản lý của Malaysia được phát hiện đến hòn Bảy Cạnh, Côn Đảo (tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu) đẻ trứng.

Cảnh báo miền Bắc lại sắp có mưa dông, sấm động

Thứ 4, 24/04/2024 | 12:15
Dự báo thời tiết hôm nay (24/4) ở khu vực Bắc Bộ, Thanh Hóa và Nghệ An có mưa rào và dông rải rác, cục bộ có mưa to với lượng mưa từ 15-30mm, có nơi trên 50mm.

Dự báo thời tiết ngày 25/4/2024: Sau đợt mưa to, miền Bắc nắng gay gắt

Thứ 5, 25/04/2024 | 05:00
Tin tức dự báo thời tiết mới nhất trong hôm nay (25/4). Cập nhật tin tức dự báo thời tiết nhanh và chính xác nhất trên Người Đưa Tin.

Tìm hướng đi cho đào tạo nhân lực ngành bán dẫn tại Việt Nam

Thứ 4, 24/04/2024 | 19:33
Đại diện các trường đại học cho rằng việc doanh nghiệp cùng tham gia hợp tác đào tạo là một trong những yếu tố then chốt để giải quyết các vướng mắc hiện nay.

Dự báo thời tiết ngày 24/4/2024: Hôm nay thời tiết có mát mẻ?

Thứ 4, 24/04/2024 | 05:00
Tin tức dự báo thời tiết mới nhất trong hôm nay (24/4). Cập nhật tin tức dự báo thời tiết nhanh và chính xác nhất trên Người Đưa Tin.