Khám phá bí quyết 'thả lỏng' của nhà vô địch Olympia 2013

Khám phá bí quyết 'thả lỏng' của nhà vô địch Olympia 2013

Thứ 2, 15/07/2013 | 15:28
0
"Thời gian ấy, em liên tục được các bạn luyện cho thói quen phản ứng nhanh trước mọi tình huống, kể cả lúc ăn, ngủ cũng bị "bỏ bom" bằng những câu hỏi trắc nghiệm rồi bấm giờ để buộc em cho ra kết quả. Áp lực thật đấy nhưng cũng vui và bây giờ thì không thể lập lại được nữa" - Thế Anh bộc bạch.

Với 285 điểm sau 4 vòng leo núi, một số điểm đáng nể đã giúp Chu Thế Anh (lớp 12 chuyên Toán, trường THPT chuyên Bắc Giang, tỉnh Bắc Giang) ẵm gọn giải vô địch cuộc thi Đường lên đỉnh Olympia năm 2013. Bất ngờ hơn nữa, Thế Anh cũng là người đầu tiên dành tấm vé vào chung kết năm của Đường lên đỉnh Olympia. Ánh mắt luôn lấp lánh sau cặp kính cận cùng lối trò chuyện cởi mở, thật thà là những ấn tượng khó quên về  nhà vô địch Thế Anh. Tuy nhiên, ít ai biết đằng sau vẻ bề ngoài dễ gần ấy lại là một Thế Anh khá "ương bướng" khi nhất quyết không nối nghiệp cha mẹ để theo đuổi ước mơ trên giảng đường đại học chuyên ngành Điện tử - Viễn thông.

Xã hội - Khám phá bí quyết 'thả lỏng' của nhà vô địch Olympia 2013

Hoàng Thế  Anh trên bục vinh quang nhận vòng nguyệt quế của cuộc thi Đường lên đỉnh Olympia 2013.

Nhiều người sẽ giật mình...

Có thể nói Thế Anh may mắn khi sinh ra trong một gia đình khá cơ bản, có bố là hiệu trưởng trường THCS An Dương (huyện Tân Yên, Bắc Giang), mẹ là bác sĩ điều dưỡng tại bệnh viện tỉnh Bắc Giang. Thế Anh kể về bố rất thành tâm pha chút hài hước: "Bố em là một nhà giáo nên khá nghiêm khắc, đôi lúc hơi mô phạm. Tuy thê,ë bố cũng là người vô cùng tâm lý và tinh tế bởi ông hiểu rằng, để đạt kết quả tốt nhất trong học tập của con cái, có nhiều cách thức học tập khác nhau. Bố thường giáo dục con cái mình theo lối "thả lỏng" để con hoàn toàn tự lập rồi lặng lẽ đứng theo dõi từng bước tiến của con từ phía sau". Và có lẽ, chính cái sự "thả lỏng" ấy, làm nên một Thế Anh bây giờ.

Thế Anh quen với cách sống tự lập ngay từ khi còn học cấp 2. Đó là tự quyết định cuộc sống sớm xa gia đình để ra thành phố theo học chuyên Toán - trường PTTH chuyên Bắc Giang. "Ngày ấy một cậu học trò ở quê như em mà thi đỗ vào trường chuyên, lớp chọn của tỉnh đồng nghĩa với việc mình phải nỗ lực rất nhiều để vượt qua hàng trăm bạn khác trong kì thi tuyển đầy cam go. Đỗ rồi em thấy rất vui nhưng chẳng tự mãn gì mà biết rằng, con đường học phía trước sẽ vất vả hơn ở trường huyện rất nhiều" - Thế Anh bộc bạch.

Đặc biệt, Thế Anh là con út trong gia đình nên tuy rất nghiêm khắc trong giáo dục nhưng cậu vẫn được bố mẹ có phần cưng nựng hơn anh trai. Mặc dù kết quả thi đỗ vào trường chuyên của tỉnh là niềm tự hào của bố mẹ đối với bà con làng xóm nhưng để đồng ý cho con đi học xa nhà cũng không hề đơn giản. Bình thường mẹ cứng rắn là thế nhưng tâm lý lo lắng cho con khi lần đầu tiên rời vòng tay bố mẹ cũng khiến mẹ cậu đứng ngồi không yên. Đáng nói hơn nữa mặc dù gia đình thuộc hàng có điều kiện, có thể lo cho con chỗ ăn, ở tươm tất nhưng với bản tính giản dị, luôn coi việc học mới là quan trọng nên Thế Anh chọn cách sống hòa đồng trong ký túc xá của trường cùng với bạn bè đồng trang lứa.

Thế Anh hào hứng cho biết: "Ở ký túc xá điều kiện vật chất không được như thuê ngoài nhưng gần bạn bè nên không khí học tập lúc nào cũng rất lôi cuốn. Ngoài giờ học, em còn cùng các bạn tham gia các hoạt động thể thao như cầu lông, bóng chuyền ngay dưới sân ký túc xá. Như thế là rất vui và tốt cho sức khỏe". Nói về cuộc sống tập thể, Thế Anh luôn khiêm tốn cho rằng, phải luôn cảm ơn quãng thời gian đó, bởi nhờ có nó mà cậu học hỏi được từ bạn bè rất nhiều. "Với em, san sẻ những kiến thức cho bạn bè cũng là một phương pháp học khá hiệu quả" - Thế Anh nói. Chính vì thế trong suốt 3 năm học phổ thông, điểm tổng kết của Thế Anh ở 3 môn sở trường là Toán, Lý, Hóa luôn đạt học lực hơn 9 phẩy và được bạn bè và thầy cô trong trường gọi với cái tên trìu mến "Thế Anh chín phẩy".

Xã hội - Khám phá bí quyết 'thả lỏng' của nhà vô địch Olympia 2013 (Hình 2).

Bạn bè đón tiếp sự trở về của Thế Anh với niềm tự hào pha lẫn hài hước.

Có "duyên" với những ô chữ bí ẩn

Bất kỳ ai tận mắt chứng kiến từ đầu đến cuối vòng thi chung kết Olympia năm nay cũng đều ấn tượng với những tình cảm chân thành mà không kém phần hài hước của đội ngũ cổ động viên gồm thầy cô, bạn bè, gia đình... đi theo để cổ vũ tinh thần cho Thế Anh. Thấy chúng tôi thắc mắc về những băng rôn, khẩu hiệu cổ vũ hài hước như: "Thế mới là Anh", cậu chỉ cười hiền cho biết, sở dĩ mọi người đặt nhiều hy vọng vào em bởi trước khi đến với cuộc thi Olympia 2013 em đã trải qua 2 vòng thi Olympia do trường tổ chức và đều giành giải nhất.  Tuy nhiên, Thế Anh cũng thành thật cho biết, có lúc sự kỳ vọng này cũng khiến cậu cảm thấy bị áp lực rất lớn. Thế nhưng chính nhờ áp lực đó mà Thế Anh nhận ra được những tình cảm đích thực của mọi người dành cho mình, đặc biệt là các thầy cô trong trường rất nhiệt tình, lập hẳn một ban cố vấn để phối hợp với các bạn học sinh trong trường sưu tập câu hỏi, đáp án trả lời cũng như củng cố thêm kiến thức cho cậu tự tin đi thi.

"Thời gian ấy, em liên tục được các bạn luyện cho thói quen phản ứng nhanh trước mọi tình huống, kể cả lúc ăn, ngủ cũng bị "bỏ bom" bằng những câu hỏi trắc nghiệm rồi bấm giờ để buộc em cho ra kết quả. Áp lực thật đấy nhưng cũng vui và bây giờ thì không thể lập lại được nữa" - Thế Anh bộc bạch.

Thế Anh tâm sự, trước đây, khi cuộc thi Đường lên đỉnh Olympia phát sóng những số đầu tiên, cậu đã vô cùng yêu thích và luôn thu xếp thời gian theo dõi, không bỏ sót một số nào. Thế Anh đặc biệt ấn tượng với anh Huỳnh Anh Vũ - vô địch Olympia năm thứ 8 bởi phong cách "chơi" tự tin. Cho đến khi tham gia cuộc thi và bước vào vòng chung kết thì "vòng nguyệt quế" vẫn nằm ngoài mơ ước thực tế của Thế Anh: "Lúc đó em chỉ tâm niệm một điều có thể mình không phải là người đứng lên bục vinh quang nhưng mình phải tự tin như anh Vũ để có một cái kết đẹp, sao cho mình không hổ thẹn với chính bản thân và mọi người là mình đã "chơi" hết mình".

Trong suốt thời gian tham gia cuộc thi, Thế Anh tỏ ra mình là một người có duyên với việc lật mở ô chữ ở phần thi Vượt chướng ngại vật khi lập kỷ lục 3 lần bấm chuông giành quyền trả lời. Khi được hỏi bí quyết, Thế Anh chỉ thật thà cho biết, đây là vòng thi đòi hỏi lượng kiến thức rất phong phú. Chính những kiến thức mà ban tư vấn của nhà trường bồi dưỡng cho em kèm với những cái hít thở sâu để lấy lại bình tĩnh khi trả lời câu hỏi đã giúp Thế Anh đạt được thành công ngoài mong đợi.

Tỉnh táo không say “men” chiến thắng

Tự nhận mình là người khá tỉnh táo nên không quá sa đà với men chiến thắng vừa giành được, Thế Anh tạm gác những hào quang sang một bên để dốc sức cho kỳ thi đại học. Cậu tâm sự: "Không phủ nhận những kiến thức trong quá trình ôn luyện chuẩn bị cho cuộc thi Đường lên đỉnh Olympia hỗ trợ rất nhiều cho em trong kỳ thi đại học vừa qua. Tuy nhiên tính chất kỳ thi đại học chỉ tập trung vào những môn học được coi là sở trường của em nên ngay sau khi cuộc thi kết thúc, em đã phải tự cân bằng để lượng kiến thức dàn trải trong đủ mọi lĩnh vực của cuộc thi không làm ảnh hưởng đến 3 môn chính là Toán, Lý, Hóa". Dường như đã quen với việc chủ động lập kế hoạch cho chính bản thân mình nên Thế Anh nhanh chóng trở lại thói quen sinh hoạt hàng ngày rất đỗi tự nhiên. "Tính thời gian từ lúc kết thúc cuộc thi đến ngày thi đại học chỉ vỏn vẹn chưa đến nửa tháng nên em buộc phải từ chối mọi liên lạc của giới truyền thông cũng như những ảnh hưởng khách quan làm phân tâm để tập trung vào ôn luyện" - Anh nói.

Thế Anh không hề thấy nặng nề khi đi thi đại học mà trái lại còn cảm thấy tự hào bởi mình đang đi trên con đường để thực hiện ước mơ là được ngồi trên giảng đường khoa Điện tử Viễn thông - đại học Bách khoa Hà Nội. "Nhiều người thắc mắc tại sao em không nối nghiệp bố mẹ nhưng ngay từ nhỏ em đã đam mê những thứ liên quan đến kỹ thuật điện tử và đặc biệt bị chinh phục từ những tài năng ở cuộc thi robocon nên cảm thấy vô cùng thích thú khi được bố mẹ cho phép lựa chọn trường học theo đúng sở thích của mình" - Thế Anh cho biết thêm.          

Du học không phải là mốt

Với Thế Anh việc dự thi đại học không phải là cái đích cuối cùng mà cậu vẫn đang chờ cơ hội giành học bổng để du học. Đối với Thế Anh, quyết định này không phải để chạy theo một thứ mốt thời thượng mà là một dự định cậu ấp ủ từ nhiều năm nay: "Em nghĩ rằng, ngoài những kiến thức thu nạp được ở nước bạn thì môi trường mới lạ sẽ rèn luyện cho mình được sự tự tin cũng như bản lĩnh. Em tin rằng giấc mơ trở thành một kỹ sư điện tử của mình không còn xa..." - Thế Anh tâm sự.

Tuệ Linh

'Cướp' Hà Linh: Kịch bản định trước của The Voice?

Thứ 2, 15/07/2013 | 14:40
Hà Linh là thí sinh duy nhất mà các huấn luyện viên sử dụng quyền cướp thí sinh trong tập 2 vòng Đối đầu Giọng hát Việt. 5 cặp thí sinh, 10 giọng hát, tập 2 này đã để lộ nhiều nhược điểm của họ dù được chọn hay không. Và chính Hà Linh sẽ là một trong những nhân tố hứa hẹn đi sâu các vòng trong.

4 lý do dập tắt ước mơ thi HH của Angela Phương Trinh

Thứ 2, 15/07/2013 | 13:15
Nửa đùa nửa thật khi tuyên bố sẽ tham gia thi hoa hậu vào năm sau, song thành tích hiện tại của "cô nàng lắm chiêu" này đã hoàn toàn dập tắt ước mơ xa vời của Angela Phương Trinh.

Mr. Đàm bỏ rơi Hà Linh, cư dân mạng bức xúc

Thứ 2, 15/07/2013 | 14:41
Dù có phần thể hiện tốt hơn hẳn, nhưng Hà Linh vẫn bị Đàm Vĩnh Hưng loại. Tuy nhiên, may mắn là cô gái cá tính này đã được cả 3 HLV còn lại nhấn nút cứu.