Khánh kiệt vì chữa bệnh cho chồng, cả nhà sống bờ mương

Khánh kiệt vì chữa bệnh cho chồng, cả nhà sống bờ mương

Thứ 7, 27/07/2013 | 17:06
0
Mong muốn chữa khỏi bệnh cho chồng, chị Hạnh đã bán toàn bộ gia tài bao gồm cả căn nhà đang ở. Thế nhưng, tiền thì hết sạch mà bệnh chồng vẫn không khỏi. Gia cảnh vốn đã nghèo nàn nay lại càng thêm xơ xác, không còn gì để bán, cả nhà chị đành phải sống lay lắt ngoài mương chờ chết.

Long đong một gánh cơ hàn

Căn lều ọp ẹp, xập xệ được phủ bởi một lớp bạt mỏng dánh đủ để che mưa che nắng qua ngày là nơi ở của gia đình anh Tần Quang Phi và chị Ngô Thị Hạnh (thuộc xóm 4, thôn Cảnh An 2, xã Phước Thành, huyện Tuy Phước, tỉnh Bình Định). Trước lều, một số vật dụng bếp núc đơn sơ, cũ kĩ nằm ngổn ngang, nửa trên nửa dưới. Bên trong chẳng có vật dụng gì đáng giá ngoài hai bàn thờ tổ tiên đặt xiêu vẹo trên nền đất lởm chởm khiến chúng tôi không khỏi chạnh lòng. Thấy chúng tôi bước vào, người đàn ông gầy còm, nằm liệt trên võng mời chúng tôi ngồi bằng một giọng run run, yếu ớt như thể hơi thở không thoát ra được, rồi ông nước mắt ngắn dài bộc bạch về số phận éo le của mình.

Xã hội - Khánh kiệt vì chữa bệnh cho chồng, cả nhà sống bờ mương

Vợ con chung tay chăm sóc cho chồng - cha.

Sinh ra trong một gia đình nghèo khó, cuộc sống vất vả quanh năm, bố mất sớm, mẹ lại đau ốm thường xuyên nên anh Phi không được ăn học đến nơi đến chốn, quanh quẩn mãi ở nhà, bươn chải đủ mọi công việc thuê mướn để kiếm sống và giúp đỡ gia đình. Lớn hơn một chút, Phi theo chân những người anh trong xóm để làm phụ hồ kiếm sống. Rồi mấy anh em Phi lần lượt lập thành gia thất, mỗi người sinh sống ở mỗi vùng đất khác nhau, người thì lên Gia Lai lập nghiệp, người thì vào Phú Yên kiếm sống... Còn Phi ở lại quê nhà và kết hôn với chị Ngô Thị Hạnh cũng là một cô gái có gia cảnh nghèo khó chẳng khác gì mình. Anh chị lấy nhau chẳng có gì làm của hồi môn ngoài một miếng đất nhỏ nằm dọc con mương do cha mẹ để lại. Từ ngày lấy chồng, chị Hạnh nuôi thêm vài ba con lợn để bán lại kiếm lời. Tiền bạc không đủ để xây nhà, xây cửa, anh chị đành phải dựng một cái lều bạt nhỏ để tạm bợ qua ngày. Sau một thời gian, những đứa con kháu khỉnh lần lượt ra đời trong niềm hạnh phúc vỡ òa của đôi vợ chồng trẻ.

Tấm bạt mỏng manh chẳng thể chở che cho gia đình nghèo thoát khỏi mưa gió, bão bùng. Mỗi lần mưa bão kéo đến là anh chị lại khốn đốn bội phần, có khi gió thổi mạnh đến nỗi làm tung cả tấm bạt khiến cả nhà ước đầm như mưa. Thấy thế, Nhà nước mới hỗ trợ 3 triệu đồng cho anh chị xây nhà. Làm lụng quanh năm suốt tháng, chắt chiu từng đồng, từng cắc, anh chị cũng dành dụm được một số tiền ít ỏi, cộng thêm số tiền mà Nhà nước trợ cấp, anh chị đã xây được một căn nhà vững chắc hơn, tuy nhỏ nhưng vẫn ấm áp tình nghĩa vợ chồng.

Căn bệnh quái ác

Năm tháng trôi qua, hai vợ chồng anh Phi và chị Hạnh lúc nào cũng làm việc chăm chỉ, chưa một ngày được nghỉ ngơi, thư giãn, chỉ mong các con đủ ăn đủ mặc và học hành đến nơi đến chốn. Ấy thế mà, tai họa giáng trời lại đổ ập xuống khi anh Phi mắc phải một chứng bệnh quái ác.

Hôm ấy, khi đi làm về, anh cảm thấy trong người nhức mỏi, khó chịu, vợ chồng anh cứ nghĩ do bị cảm lạnh như thường ngày nên không mấy quan tâm lắm, chỉ cần mua thuốc về uống là khỏi. Nào ngờ, thuốc thì uống hoài nhưng chứng đau nhức khắp cơ thể, từ cổ, lưng, chân tay đều rụng rời như thể không cử động được. Để có tiền đưa anh Phi đi bác sĩ, chị Hạnh đã chạy đôn chạy đáo khắp nơi, từ vay mượn bạn bè và họ hàng thân thiết, đến bán lần lượt tất cả những gì có giá trị trong nhà từ máy móc, xe cộ đến đàn lợn mà vẫn không đủ. Giờ trong ngôi nhà của vợ chồng anh chẳng có gì đáng giá ngoài mấy vật dụng thiết yếu. Các con anh đành phải nghỉ học để phụ mẹ chăm sóc bố.

Không có tiền đưa chồng đi chữa trị, cứ những lúc trái gió trở trời anh Phi lại lên cơn đau nhức, nhìn xót thương trong lòng, chị Hạnh mong sao có tiền để cứu chữa cho người chồng tội nghiệp. "Chúng tôi đã bán sạch những gì có thể, từ máy móc đến xe cộ để chữa bệnh mà vẫn không đủ. Từ Nam ra Bắc chúng tôi đều đi hết cả nhưng vẫn không tìm ra bệnh, phải nằm viện để theo dõi. Khám gì cũng cần đến tiền mà gia đình tôi lại quá nghèo nên cứ nằm ở bệnh viện hoài, bệnh tình vì thế mà ngày càng trầm trọng hơn", chị Hạnh chia sẻ.

Sau khi chụp em-rai, bác sĩ cho biết anh Phi bị "U trong ống sống ngoài màng cứng đoạn thắt lưng D4 và D5", cần phải mổ gấp, nếu không sẽ rất nguy hiểm. Nghe xong, chị Hạnh càng thêm rụng rời, bởi tiền ăn, tiền đi lại còn chẳng biết xoay xở ở đâu chứ đừng nói đến chi phí mổ là rất lớn. Gia cảnh vốn đã khó khăn nay lại thêm bế tắc, đến bước đường cùng, chị Hạnh đành phải giấu chồng, bán luôn mảnh đất và căn nhà đang ở để có tiền làm phẫu thuật cho chồng. "Ở nhà, nghe con trai gọi về là ba (bố) cần phải mổ mới cứu được, tôi như rụng rời tay chân, không biết kiếm đâu ra số tiền lớn như vậy. Tôi băn khoăn mãi, giờ đến nước này rồi, đành phải bán nốt căn nhà thôi. Thà sống bờ sống bụi cũng được, cực khổ mấy mẹ con tôi cũng chịu được, miễn sao có thể cứu được chồng, bắt tôi làm gì tôi cũng bằng lòng...", chị Hạnh bộc bạch trong nước mắt.

Xã hội - Khánh kiệt vì chữa bệnh cho chồng, cả nhà sống bờ mương (Hình 2).

Căn lều ọp ẹp, nơi gia đình anh Phi đang ở.

Bán nhà sống cảnh... chờ chết

Trao đổi với PV, bà Hồ Lê Mỹ Nhàn, phó chủ tịch UBND xã Phước Thành cho biết: "Trường hợp của gia đình anh Phi và chị Hạnh, xã cũng mới nhận được thông báo từ trưởng thôn. Chúng tôi đã trình lên cấp trên và chỉ đạo hội Chữ thập đỏ của xã cùng nhân dân địa phương chung tay giúp đỡ cho gia đình này. Hiện chúng tôi đang tập trung kêu gọi, vận động các doanh nghiệp, các tổ chức, cá nhân từ thiện ủng hộ, giúp đỡ".  

Anh Phi tiếp lời vợ: "Lúc tôi được đưa về nhà thì mới biết nhà mình đã không còn, thay vào đó là một căn lều được phủ bằng tấm bạt mà trước đây tôi đã từng dùng nó để che mưa che nắng. Phấn đấu mấy mươi năm mới được một căn nhà nhỏ, vậy mà chỉ trong chốc lát, căn bệnh quái ác không chỉ cướp đi tất cả mà còn khiến vợ con phải khổ sở như thế này đây...", nói đến đây, anh nghẹn ngào không thốt nên lời, nước mắt ngắn dài lăn đều trên khuôn mặt khắc khổ vì bệnh tật. 

Hiện nay, gia đình anh đang sống trong một túp lều tạm bợ che bằng nilon có diện tích 12m2 trên đất của người anh ruột vợ cho, chỉ đủ để chiếc giường nhỏ cho anh nằm khi nắng mưa, còn lại tất cả nằm trên đất. Thường ngày, hễ khi nắng lên là vợ con anh lại khiêng anh ra bờ mương trước túp lều để nằm cho mát, đợi đến khi trời dịu hẳn lại đưa anh quay vào nhà. "Ở nhà bạt này, nếu chồng tôi không bệnh thì mẹ con tôi có khổ đến mấy cũng không sao, nhưng đằng này, ảnh bị bệnh nặng, nằm một chỗ, ăn uống, thuốc thang, vệ sinh cũng nhờ vào mấy mẹ con tôi, nhiều đêm nằm nghĩ cũng thấy rơi nước mắt. Còn về phần ảnh, khi biết chuyện, không đêm nào chợp mắt được, nghĩ đến gia cảnh hiện giờ mà nước mắt cứ ngắn dài suốt đêm. Từ ngày che tấm bạt, tôi buồn lắm chứ, mong sao ảnh bớt, ảnh đi được, không cần ảnh làm gì cho mẹ con tôi cũng được, mẹ con tôi sẽ đùm bọc nhau gây dựng lại", người vợ tha thiết nói.

Từ sau khi phẫu thuật, bệnh tình không những không hết mà bác sĩ còn cho biết thêm là anh mắc phải chứng "u trong gan" nữa, trông anh ngày càng gầy khô như tàu lá chuối. Khó khăn chồng chất, gia đình anh không biết phải xoay xở vào đâu, niềm tuyệt vọng dần hiện rõ trên những khuôn mặt khắc khổ. Với vẻ tuyệt vọng, chị Hạnh thở dài nói: "Bán thì tôi cũng đã bán hết đồ đạc rồi, vay thì cũng vay hết rồi, giờ còn gì nữa đâu mà vay với bán. Còn may là có bà con lối xóm và họ hàng thân thuộc giúp đỡ, chứ gia đình tôi sức cùng lực kiệt cũng không biết sống ra sao nữa...".

Hoàn cảnh gia đình anh Tần Quang Phi và chị Ngô Thị Hạnh rất cần sự giúp đỡ kịp thời của chính quyền, các nhà hảo tâm và các mạnh thường quân trên khắp mọi miền đất nước. Mọi sự giúp đỡ xin gửi về địa chỉ của anh Tần Quang Phi, xóm 4, thôn Cảnh An 2, xã Phước Thành, huyện Tuy Phước, tỉnh Bình Định.

Thanh Trúc

Cám cảnh những 'phu đá' nữ kiếm bạc lẻ ở bãi đá Cô Tô

Thứ 6, 15/03/2013 | 16:15
Công việc gánh đá nặng nhọc những tưởng chỉ dành cho cánh đàn ông khỏe mạnh với thân thể cường tráng. Thế nhưng, đến với bãi đá Cô Tô (xã Cô Tô, huyện Tri Tôn, tỉnh An Giang) không khó để bắt gặp hình ảnh những người phụ nữ nhỏ bé với gánh đá oằn trên vai, bước đi những bước khó nhọc dưới cái nắng chói chang như thiêu đốt.

Cám cảnh cậu bé câm nhặt rác mưu sinh

Thứ 5, 27/12/2012 | 23:56
Đã nhiều tháng nay, người dân xã Đại Yên, huyện Chương Mỹ, TP. Hà Nội chẳng lạ gì với hai mẹ con chị Đỗ Thị Thu. Hàng ngày hai con người, hai số phận ấy vẫn lận đận nhặt rác mưu sinh. Càng đặc biệt hơn, cậu bé đã 9 tuổi mà không biết nói, không mảnh vải che thân, bất kể trời nắng, mưa hay mùa đông giá rét vẫn lặn lội nhặt rác cùng mẹ kiếm sống…

Cám cảnh 6 người phụ nữ lấy chung một chồng

Thứ 5, 27/12/2012 | 23:44
Cả sáu người phụ nữ ấy, mỗi người đến từ một nơi, một công việc khác nhau nhưng điều đặc biệt, họ có chung một người chồng với những cảm nhận về đời sống vợ chồng không giống ai.

Cám cảnh sự sống của hai đứa trẻ mồ côi và tật nguyền

Thứ 4, 24/04/2013 | 14:40
Hai đứa trẻ thiểu năng trí tuệ cứ cười ngặt nghẽo suốt ngày. Chúng cũng không biết mẹ đã bỏ đi, bố đã mất. Chúng sống nhờ bà nội đã ngoài 80 tuổi. Nếu một ngày bà cụ mất đi, không biết chúng có thể sống tiếp?

Cám cảnh người mẹ nhốt con đẻ suốt 8 năm

Thứ 6, 28/12/2012 | 00:05
Mối lần dùng khóa nhốt con lại, bà như đứt từng khúc ruột. 8 năm qua, đã hàng ngàn lần bà phải cắn răng làm việc đau lòng đó để bảo vệ tính mạng của bản thân và người dân trong thôn xóm mỗi khi con trai bà lên cơn điên!

Cám cảnh chuyện chung “chồng” của hai chị em ruột

Thứ 5, 27/12/2012 | 23:50
(Nguoiduiatin.vn) Khi chị Phan Thị Bình sinh đứa con thứ 3, em gái của chị là Phan Thị Vui được bố mẹ cho bắt xe từ Thừa Thiên Huế ra Vinh (Nghệ An) chăm nom, giúp đỡ chị gái. Trong thời gian sống trong một nhà, Vui bỗng dưng có tình cảm với anh rể. Khi bị phát hiện thì oái oăm thay, Vui đã có bầu và một hai chỉ muốn lấy anh rể.