Khẩu súng

Khẩu súng "huyền thoại" bảo vệ lãnh đạo Nga: Đến Mỹ cũng phải cấm sử dụng vì "khiếp sợ" hỏa lực quá mạnh

Trương Mạnh Kiên
Thứ 5, 28/05/2020 | 10:00
0
Một khẩu SR-1 phải trải qua các bài thử nghiệm trong môi trường khắc nghiệt nhất, từ bão cát, mưa lớn đến cái lạnh khắc nghiệt. Nếu không, chúng sẽ thành phế liệu.
Quân sự - Khẩu súng 'huyền thoại' bảo vệ lãnh đạo Nga: Đến Mỹ cũng phải cấm sử dụng vì 'khiếp sợ' hỏa lực quá mạnh

SR-1 Vektor.

Vào giữa những năm 90, các kỹ sư người Nga sống ở vùng ngoại ô Moscow đã quyết định tạo ra một loại súng ngắn với thiết kế gọn nhẹ nhưng lại vô cùng mạnh mẽ. Thời kỳ đó, những mẫu súng Beretta nổi tiếng của Italy vẫn được sử dụng rộng rãi không chỉ bởi các đơn vị đặc nhiệm hoạt động ở khu vực đô thị, mà còn bởi sĩ quan bảo vệ các nhà lãnh đạo đất nước.

Các nhà sáng tạo Nga đã quyết định sản phẩm của họ phải có uy lực và hiệu quả hơn trong chiến đấu tầm gần. Kết quả đã vượt qua sự mong đợi, khi SR-1 Vektor (còn được gọi là Gurza ở Nga) vừa mới xuất hiện đã ngay lập tức được Cơ quan Bảo vệ Liên bang (chuyên trách bảo vệ các tổng thống Nga) chấp nhận. Nhưng điều thú vị nhất là nó lại bị cấm ở Mỹ chỉ vì hỏa lực quá đáng gờm.

Ưu nhược SR-1

Khẩu súng mới được thiết kế phù hợp cho băng đạn 9x21mm, cung cấp hỏa lực mạnh hơn, vượt trội so với các mẫu 9x19mm hiện có, thường được các mẫu súng ngắn Beretta châu Âu và súng ngắn Glock 17 sử dụng. Thậm chí, SR-1 còn hiệu quả hơn cả súng ngắn hiện đại của Nga như Yarigin và Mararov.

Cụ thể hơn, loại đạn xuyên giáp tiêu chuẩn được sử dụng bởi SR-1 có thể xuyên thủng 30 lớp kevlar – loại chất liệu làm áo giáp được sử dụng rộng rãi nhất trong thập niên 90. Nó cũng có thể xuyên thủng một tấm thép 4 mm từ khoảng cách 50m. Băng đạn cung cấp cho các vệ sĩ bảo vệ tổng thống Nga lợi thế hơn trước các vụ xả súng trong không gian đô thị tầm gần.

Tuy nhiên, lợi thế vượt trội của SR-1 cũng chính là nhược điểm. Băng đạn có đủ hỏa lực xuyên thủng cả những tấm áo giáp hiện đại thì cũng có khả năng gây thương tích cho người đi đường vô tội hoặc thậm chí bắn xuyên qua người địch thủ.

“Quy tắc của Cơ quan Bảo vệ Liên bang nghiêm cấm các trường hợp bắn nhầm có thể xảy ra. Những vệ sĩ phải vượt qua các khóa đào tạo để tránh những thương vong như vậy, nhưng vẫn phải đảm bảo trọng tâm chính là bảo vệ nhà lãnh đạo đất nước bằng mọi giá, bất kể điều gì. Do đó, sẽ có một cuộc điều tra nội bộ trong trường hợp thương vong bất ngờ xảy ra trong trường hợp không gây hậu quả nghiêm trọng và nhà lãnh đạo an toàn”, tổng biên tập tạp chí Homeland Arsenal - Viktor Murahovsky, nói với RBTH.

Theo chuyên gia này, lượng hỏa lực dư thừa của khẩu súng không phải là mối lo ngại đối với các sĩ quan Nga trong nội địa, nhưng lại trở thành một vấn đề trong các chuyến đi nước ngoài, vì một số quốc gia đã cấm khẩu súng này sử dụng trên lãnh thổ của họ.

Murahovsky cho biết, người Mỹ không cho phép đặc nhiệm Nga sử dụng SR-1 trên lãnh thổ của họ do hỏa lực quá lớn và các nhân viên của Cơ quan Bảo vệ Liên bang phải chuyển sang sử dụng súng ngắn băng đạn 9x19 mm trong các chuyến đi nước ngoài.

Cận cảnh SR-1

Quân sự - Khẩu súng 'huyền thoại' bảo vệ lãnh đạo Nga: Đến Mỹ cũng phải cấm sử dụng vì 'khiếp sợ' hỏa lực quá mạnh (Hình 2).

SR-1 Vektor có khả năng xuyên giáp.

Theo các chuyên gia, xem xét về mặt công thái học và thiết kế, có thể nói rằng khẩu SR-1 của Nga không trở thành một biểu tượng về phong cách và sự thanh lịch như Beretta của Italy. SR-1 được làm bằng hợp kim kim loại nặng, hình dáng thô với các góc cạnh vát nhỏ. Một tay súng sử dụng SR-1 cũng sẽ không nhanh tay bằng một tay súng có khẩu Glock 17 hoặc Beretta, do hành trình cò súng của SR-1 dài hơn.

Nhưng ngược lại, nó có lợi thế rất lớn về độ tin cậy so với các khẩu súng châu Âu thanh lịch. SR-1, giống như AK-47, được tạo ra để hoạt động trong mọi điều kiện khắc nghiệt đến mức không thể tưởng tượng được.

Mỗi khẩu súng đều vượt qua các bài thử nghiệm môi trường gắt gao, bao gồm hoạt động suốt một giờ trong môi trường mô phỏng bão cát, mưa nhiệt đới, sau đó tiếp tục hoạt động trong môi trường mô phỏng Bắc cực với nhiệt độ xuống đến -65 độ C. Nếu một khẩu SR-1 không vượt qua được bất kỳ bài thử nghiệm nào trên đây, nó sẽ trở thành phế liệu.

Trung Quốc nên lo lắng vì "Chiến tranh Lạnh mới" Nga sẽ về một phe với Mỹ?

Chủ nhật, 24/05/2020 | 20:00
Theo The Diplomat, giữa lúc một cuộc Chiến tranh Lạnh mới đang nổi lên giữa Mỹ và Trung Quốc, giới quan sát đã đặt câu hỏi về việc liệu có sự hồi sinh nào đối với chính sách ngoại giao “tam giác” của Kissinger?
Cùng tác giả

Các nước trên thế giới áp dụng EPR ra sao?

Chủ nhật, 26/09/2021 | 06:00
Trách nhiệm mở rộng của nhà sản xuất (EPR) được áp dụng thành công từ cuối những năm 1980 tại các quốc gia như Nhật Bản, Hàn Quốc, Pháp, Đức...

Vì sao các thương hiệu lớn đổ xô đi sản xuất... tiếng cười?

Thứ 3, 29/06/2021 | 16:22
Hài độc thoại trở thành phương thức quảng cáo mới để các công ty như JD.com, Meituan, Alibaba thu hút người tiêu dùng thế hệ Z.

Vụ chặn tàu khu trục: "Gậy nhỏ" của Anh khó đấu "chiến ý lớn" của Nga?

Chủ nhật, 27/06/2021 | 10:00
Hành động mạo hiểm của tàu HMS Defender với Nga được cho là đã có tính toán từ trước, nhưng cách tiếp cận của Anh bị coi là “miệng to nhưng gậy nhỏ”.

Thả bom chặn tàu khu trục: Nga "rắn" là có ý đồ, Anh hành động kỳ lạ?

Thứ 7, 26/06/2021 | 10:00
Nga đã hành động "rắn" hơn mức cần thiết khi tuyên bố thả bom chặn tàu khu trục Anh nhưng hành trình "nhạy cảm" của tàu HMS Defender cũng được cho là mạo hiểm.

Xe ô tô điện Mitsubishi giá chỉ 400 triệu đồng sắp đổ bộ thị trường Đông Nam Á

Thứ 6, 25/06/2021 | 16:39
Dựa vào những chính sách trợ giá và tối ưu chi phí sản xuất, Mitsubishi sẽ ra mắt mẫu xe điện cỡ nhỏ có giá khoảng 18.000 USD ở Đông Nam Á vào năm 2023.
Cùng chuyên mục

Hơn 4.600 thanh niên Hải Phòng và Quảng Ninh lên đường nhập ngũ

Chủ nhật, 25/02/2024 | 17:04
Các địa phương trên địa bàn Tp.Hải Phòng và tỉnh Quảng Ninh đồng loạt tổ chức lễ giao nhận quân năm 2024 trong sáng 25/2.

Hải Phòng: Cặp song sinh tình nguyện nhập ngũ vì yêu màu áo lính

Chủ nhật, 25/02/2024 | 11:41
Yêu màu áo lính và mong được cống hiến cho Tổ quốc, cặp song sinh ở huyện Vĩnh Bảo, Tp.Hải Phòng tình nguyện nhập ngũ dù một người được tạm hoãn nghĩa vụ quân sự.

Chuyên gia nêu hậu quả nếu Ukraine phản công thất bại trước Nga

Thứ 6, 09/06/2023 | 15:11
Ukraine đã dành 6 tháng để chuẩn bị cho thời điểm này. Nhưng phía Nga cũng có ngần ấy thời gian để củng cố các vị trí phòng thủ của mình và điều thêm lực lượng đến.

2 thanh niên không chấp hành lệnh gọi nhập ngũ bị phạt 125 triệu đồng

Thứ 3, 28/02/2023 | 20:28
Dù nằm trong danh sách và có lệnh gọi nhập ngũ nhưng Nghiêm Văn C. và Chu Mạnh H. không chấp hành lệnh gọi nhập ngũ của cơ quan chức năng.

Hà Nội: Bất ngờ siêu cơ Su-30MK2 bay lượn trên bầu trời

Thứ 6, 04/11/2022 | 20:08
Ngày 4/11, nhiều tiêm kích Su-30MK2 và trực thăng họ Mi thao diễn trên bầu trời Thủ đô.
     
Nổi bật trong ngày

Vì sao NASA muốn thiết lập múi giờ cho Mặt trăng?

Thứ 2, 22/04/2024 | 08:58
Chính phủ Mỹ giao Cơ quan Hàng không vũ trụ Mỹ (NASA) thiết lập múi giờ Mặt trăng, còn gọi là Giờ Mặt trăng phối hợp (CLT).

Ở khu vực “Chìa khóa”: Ukraine kháng cự mạnh mẽ, Nga dùng chiến thuật chậm mà chắc

Thứ 3, 23/04/2024 | 10:45
Rabotino và phía tây bắc Verbovoy được coi là “chìa khóa” để kiểm soát vùng Zaporozhye quan trọng. Vì vị trí chiến lược mà giao tranh vẫn sẽ tiếp tục căng thẳng.

Lý do khoản viện trợ 61 tỷ USD của Mỹ được coi là cứu cánh cho Ukraine

Thứ 2, 22/04/2024 | 11:40
Đối với Mỹ, dự luật có nghĩa là các nhà cung cấp có thể bắt đầu chuyển vũ khí vào Ukraine ngay lập tức – còn đối với Ukraine, điều này mang lại sự yên tâm.

Chuyên gia nói về việc Mỹ tự sản xuất HALEU

Thứ 2, 22/04/2024 | 06:00
Trước đó, Tổng thống Mỹ Joe Biden tuyên bố nước ông đã sản xuất được 200 pound (90,7 kg) uranium làm giàu đầu tiên.

Nga đáp trả bằng 34 cuộc tấn công tổng hợp, Kiev tổn thất nhiều khí tài

Thứ 2, 22/04/2024 | 09:55
Trong số những khí tài bị quân đội Nga phá huỷ tuần qua có nhiều loại vũ khí hiện đại Mỹ cung cấp cho Ukraine.