Khi 'người rừng' trở thành 'món hàng' kinh doanh

Khi 'người rừng' trở thành 'món hàng' kinh doanh

Thứ 7, 17/08/2013 | 09:50
0
"Người rừng” đáng thương khi bị người nhà mang ra làm món hàng kinh doanh, nhưng có lẽ họ còn đáng thương hơn khi bị báo chí “cày xới”, khai thác quá sâu vào cuộc sống của mình. Họ là những con người đang rất yếu thế trong xã hội và họ cần trước tiên là người thân, họ hàng, sau đó tới cộng đồng giúp đỡ. Những hành vi đem “người rừng” ra để phục vụ cho lợi ích kinh doanh, thương mại, quảng bá đều không nên một chút nào.

Thông tin anh Hồ Văn Lâm, một người cháu của “người rừng” Hồ Văn Thanh đột ngột ra giá cho mỗi cuộc phỏng vấn về “người rừng” là 1 triệu đồng và hét giá tới 4 triệu đồng để dẫn đi thăm nơi cha con ông Thanh ở đang khiến dư luận khá bất ngờ.

Trên các trang mạng xã hội, những người có quan điểm trái chiều nhau về việc này đang có tranh luận khá gay gắt. Hầu hết mọi người đều bị “sốc” khi trước đây người nhà ông Thanh nhiệt tình kể chuyện về cha con “người rừng” bao nhiêu thì bây giờ họ lại “quay lưng” đòi thù lao và tuyên bố không cần báo chí nữa.

Không ít người bức xúc cho rằng người nhà ông Thanh đang vụ lợi kiếm tiền từ sự nổi tiếng của cha con “người rừng”. “Người rừng” thật đang thương khi bị người thân, họ hàng mang ra kinh doanh. Thế nhưng luồng ý kiến ủng hộ việc làm này của họ có vẻ như còn mạnh mẽ hơn. Và điều đáng chú ý hơn, trong số những ý kiến ủng hộ này, có người thẳng thắn bày tỏ quan điểm: “Người rừng đáng thương vì bị người nhà đem ra làm món hàng kinh doanh, hay họ đáng thương vì bị báo chí thương mại hóa, lợi dụng để câu view, bán báo?”.

Bất động sản - Khi 'người rừng' trở thành 'món hàng' kinh doanh                                   Tài sản của cha con "người rừng" đang được ông Hồ Văn Lâm bày ra. Ảnh: Tiền Phong. 

Trên trang mạng cá nhân của mình, chuyên gia chứng khoán Quách Mạnh Hào, phó tổng giám đốc Công ty CP chứng khoán Thăng Long, viết: “Thực ra nên ủng hộ gia đình họ "kinh doanh" vì nếu không thì sẽ chẳng biết nuôi 2 người rừng thế nào. Thậm chí, nên tạo ra một công việc kinh doanh bài bản, cần phải khuyến khích họ lưu giữ, bảo tồn vết tích của người rừng. Dù thế nào thì đó cũng là vết tích của cuộc sống nguyên thủy do người hiện đại thực hiện. Mọi thứ đều thật chứ không phải như hóa thạch trong bảo tàng. Đó là việc làm có ý nghĩa. Còn các nhà báo muốn có tin (để có người đọc và nhuận bút) thì trả tiền mua tin cũng là bình thường thôi”.

Thành viên Thanh Tít cũng bình luận trên Group Diễn đàn Nhà báo trẻ: “Không hiểu sao báo chí lại viết về người rừng nhiều thế. Gia đình người ta cũng cần ổn định cuộc sống, cần làm ăn mưu sinh, làm sao cứ tháp tùng không công các nhà báo mãi được. Người rừng cũng cần một môi trường "tĩnh" hơn để tái hoà nhập”.

Tương tự là ý kiến của thành viên Mỹ An: “Chỉ riêng sự kiện người rừng đã bị quá nhiều báo cày xới, mổ xẻ để bán báo. Thường xuyên tìm đến làm phiền người ta, nên việc (người nhà) tìm cách hạn chế cũng là lẽ thường. Ngày nào cũng muốn có tin độc, ảnh độc của người rừng, kể cả nơi trú ngụ ở trong rừng nhưng lại muốn người ta phục vụ vô điều kiện là quá bất công và vô lý”.

Đồng tình với quan điểm trên nhưng lại mở ra một hướng nhìn mới, thành viên Truyền thông Mẹc nêu quan điểm: Phóng viên Việt Nam quen phỏng vấn miễn phí nên nhiều khi cứ tỏ ra bất bình trước những sự việc như thế này nhưng thiết nghĩ đây là việc bình thường. Tại sao nhà báo viết bài được nhuận bút, báo in/phát hành thì được tiền còn người trả lời phỏng vấn thì không được gì?

“Công dân họ có quyền không trả lời phỏng vấn nhà báo. Nếu muốn phỏng vấn họ, anh phải trả công xứng đáng cho người ta. Vì ít nhất thì người ta cũng mất công sức, thời gian, nước nôi mời anh. Với các chuyên gia cũng thế, chúng ta cứ quen phỏng vấn họ 1 cách miễn phí mà không nghĩ rằng họ mất thời gian, chất xám để trả lời mình”.

Theo tiến sĩ, chuyên gia xã hội học Trịnh Hòa Bình (Viện Khoa học và Xã hội Việt Nam), nói “người rừng” đáng thương khi bị người nhà mang ra làm món hàng kinh doanh cũng đúng, nhưng có lẽ “người rừng” còn đáng thương hơn khi bị báo chí “cày xới”, khai thác quá sâu vào cuộc sống của họ. Họ là những con người đang rất yếu thế trong xã hội và họ cần trước tiên là người thân, họ hàng, sau đó tới cộng đồng giúp đỡ. Những hành vi đem “người rừng” ra để phục vụ cho lợi ích kinh doanh, thương mại, quảng bá đều không nên một chút nào.

Khánh Hà 

Muốn phỏng vấn 'người rừng': 1 triệu đồng

Thứ 6, 16/08/2013 | 08:25
Giá một cuộc phỏng vấn “người rừng” 500 ngàn -1 triệu đồng! Dẫn vào thăm nhà “người rừng” 4 triệu đồng. “Người rừng” đang bị mang ra kinh doanh!?

Đưa 'người rừng' về: Không thể làm khác!

Thứ 5, 15/08/2013 | 22:36
Theo GS.TSKH Trần Ngọc Thêm, việc đưa cha con “người rừng” về với cộng đồng xuất phát từ mục tiêu nhân đạo, là việc làm tốt. Còn đánh giá như thế nào là tùy thuộc vào mỗi người.

Chuyện ly kỳ về xóm 'người rừng'

Thứ 5, 15/08/2013 | 14:01
Dưới chân dãy Giăng Màn quanh năm mây mù bao phủ, mấy hộ dân người Mày ở xã Trọng Hóa (Minh Hóa, Quảng Bình) sống theo phương thức săn bắn, hái lượm. Đêm họ không đèn, ốm không thuốc, con cái lớn lên không học hành.

TS. Vũ Thế Long: Cha con Hồ Văn Thanh không phải là người rừng

Thứ 5, 15/08/2013 | 09:15
Liên quan đến câu chuyện hai cha con “người rừng” được “giải cứu” sau 40 năm sống trong rừng sâu ở huyện Tây Trà (Quảng Ngãi), Tiến sĩ Vũ Thế Long – nguyên trưởng ban nghiên cứu Con người và Môi trường (Viện Khảo cổ Việt Nam) cho rằng đó là câu chuyện bình thường và cũng không có gì lạ.

Giải pháp để cha con 'người rừng' hoà nhập thế giới văn minh

Thứ 4, 14/08/2013 | 11:06
Không biết nói tiếng Kinh, câu nói trọ trẹ từ được từ mất bằng tiếng dân tộc Cor của Hồ Văn Lang với thế giới văn minh là "nhớ rừng, muốn về với rừng". Với nhiều người, việc đưa hai cha con Hồ Văn Lang về với thế giới loài người là một sự "giải cứu" đậm chất nhân văn.

Cha con người rừng khát khao trở lại rừng sâu

Thứ 4, 14/08/2013 | 08:51
Khi biết cha và anh trai mình còn sống trong rừng sâu, người con út còn sinh sống ở làng liền quyết định vào rừng đi tìm gặp. Nhiều lần thuyết phục cha và anh trai về làng sinh sống nhưng không được, người con út đành thuận theo ý của họ. Hàng năm, người con út đem lương thực, thực phẩm, vật dụng... cho cha và anh trai, nhưng hầu như họ không sử dụng.
Cùng chuyên mục

Những khu đất "vàng" được Savina quản lý giờ ra sao?

Thứ 5, 18/04/2024 | 10:58
Sách Việt Nam từng kỳ vọng sẽ xây dựng Savina Plaza tại khu đất đắc địa bậc nhất Thủ đô, nhưng đến nay các khu đất được giao quản lý đều chỉ cho thuê kinh doanh.

Hà Nội: Cận cảnh những vi phạm "uy hiếp" cầu Đông Trù

Thứ 5, 18/04/2024 | 07:51
Hàng loạt vi phạm xung quanh khu vực chân cầu Đông Trù tại xã Đông Hội (huyện Đông Anh, Tp.Hà Nội) tiềm ẩn nguy cơ cháy nổ, đe dọa đến an toàn của cả công trình.

Đất "vàng" ghi tên Tân Hoàng Minh bị "hô biến" thành bãi trông xe

Thứ 5, 18/04/2024 | 07:02
Khu đất “vàng” đã bỏ không nhiều năm nay nằm cạnh hồ Tây (phường Yên Phụ, quận Tây Hồ) được rào chắn với bảng hiệu Tân Hoàng Minh bất ngờ trở thành bãi xe ôtô.

Lộ diện phân khúc đất nền đang có mức tăng giá tới 40%

Thứ 5, 18/04/2024 | 07:00
Với các sản phẩm đất nền có giá dưới 2 tỉ đồng tại vùng ven trung tâm, tại các tỉnh thành phố có pháp lý đảm bảo, hạ tầng tiện ích, có mức tăng tới 40%.

HoREA: Cần có quy định ngoại lệ trong điều chỉnh quy hoạch NƠXH

Thứ 4, 17/04/2024 | 21:53
Theo HoREA, NƠXH được ưu đãi về mật độ xây dựng, hệ số sử dụng đất theo Luật Nhà ở, do đó cần có quy định ngoại lệ trong điều chỉnh Luật Quy hoạch đô thị, nông thôn.
     
Nổi bật trong ngày

3 tháng đầu năm, Việt Nam nhập khẩu ngô nhiều nhất từ nước nào?

Thứ 4, 17/04/2024 | 07:00
3 tháng đầu năm 2024, Việt Nam nhập khẩu ngô các loại đạt trên 2,78 triệu tấn, trị giá gần 702,74 triệu USD, trong đó Brazil là thị trường cung cấp ngô lớn nhất.

3 tháng đầu năm, Nghệ An thu hút đầu tư gần 15.000 tỷ đồng

Thứ 5, 18/04/2024 | 07:00
Thu hút đầu tư tiếp tục là điểm nhấn trong bức tranh kinh tế-xã hội của tỉnh Nghệ An. Ba tháng đầu năm, thu hút đầu tư của tỉnh đạt gần 15.000 tỷ đồng.

Bộ Xây dựng yêu cầu xử lý hành vi thổi giá chung cư

Thứ 4, 17/04/2024 | 15:25
Bộ Xây dựng đề nghị UBND Hà Nội tập trung chỉ đạo tăng cường công tác quản lý thị trường bất động sản và có báo cáo gửi về Bộ Xây dựng trước ngày 20/4/2024.

Nhà đầu tư Nhật Bản “rót tiền” vào dự án bất động sản ở Bình Dương

Thứ 4, 17/04/2024 | 19:00
4 nhà đầu tư Nhật Bản sẽ hợp tác phát triển dự án quy mô gần 50ha, có vốn đầu tư hơn 1 tỷ USD.

Những khu đất "vàng" được Savina quản lý giờ ra sao?

Thứ 5, 18/04/2024 | 10:58
Sách Việt Nam từng kỳ vọng sẽ xây dựng Savina Plaza tại khu đất đắc địa bậc nhất Thủ đô, nhưng đến nay các khu đất được giao quản lý đều chỉ cho thuê kinh doanh.