Khoa học thần kinh giải thích trải nghiệm cận tử

Khoa học thần kinh giải thích trải nghiệm cận tử

Thứ 6, 13/12/2013 | 11:10
0
Những trải nghiệm lúc cận kề cái chết (NDEs) đã được báo cáo bởi những người sắp qua đời – hoặc nghĩ là mình đã chết – và hồi sinh.

Mặc dù không phải tất cả những trải nghiệm đều như nhau, chúng có một số dấu hiệu đặc trưng: nhìn thấy một đường hầm ánh sáng; nhìn thấy những người thân yêu đã qua đời; cảm thấy hạnh phúc hoặc bay bổng; có một trạng thái nhận thức cao; cảm nhận một tình thương lớn; hồi tưởng lại toàn bộ cuộc đời, thường là trong một khoảng thời gian rất ngắn; và cảm thấy như linh hồn rời khỏi thể xác. NDEs cũng có khuynh hướng cải biến cuộc đời của những người đã trải nghiệm chúng – làm cho họ cố gắng trở thành người tốt hơn.

Thiền++ - Khoa học thần kinh giải thích trải nghiệm cận tử

Những trải nghiệm phong phú và thú vị này đã đặt ra câu hỏi liệu chúng ta có linh hồn hay không, hay là ý thức của chúng ta chỉ là sản phẩm của bộ não. Cùng với sự tiến bộ của khoa học về não bộ, ngày càng có nhiều khẳng định rằng NDEs có thể được giải thích đơn thuần bằng khoa học thần kinh, do đó tránh bất cứ sự giải thích nào dựa vào linh hồn.

Nhưng những giải thích dựa trên khoa học thần kinh này chính xác đến đâu?

Một thông tin rất quan trọng là khoảng một nửa những NDEs xuất hiện khi những cá nhân này nghĩ rằng họ chuẩn bị lìa đời, nhưng không thật sự là cận kề cái chết y học. Chẳng hạn như, nếu một người rơi khỏi nhà cao tầng, và nghĩ rằng họ đang chết, nhưng chỉ chịu những chấn thương nhẹ. Nghĩa là nếu chúng ta quan sát não bộ để giải thích tất cả những yếu tố khác nhau của NDEs, chúng ta cần một sự giải thích bao gồm cả những trường hợp một người thật sự đang chết đi và trường hợp những người không thực sự nguy hiểm đến tính mạng, cùng với tình trạng sức khỏe của người đó.

Một giải thích thông thường được đề xuất bởi một số khoa học gia là: khi não bộ thiếu Oxy, bạn có thể phát hiện ra nhiều trạng thái phản ứng, đặc biệt là cảm giác có ánh sáng ở vùng trung tâm của thị giác. Dạng trải nghiệm này có thể được kết luận là do thiếu Oxy, nhưng vấn đề ở đây là, không phải tất cả những NDEs đều có hiện tượng anoxia (sự thiếu Oxy), nhưng nhiều trường hợp vẫn có cảm giác một đường hầm ánh sáng.

Hơn nữa, khi bộ não hết Oxy, nó bắt đầu kích thích rất nhanh một cách lộn xộn – nó không còn hoạt động như bình thường. Từ kiến thức của chúng ta về não bộ, sẽ không có một trải nghiệm tuần tự khi đang trong một trạng thái như vậy, nhưng sự lộn xộn có lẽ là tương tự với trường hợp một người bị lên cơn hay bị bệnh tâm thần – những thí dụ khác về việc não bộ hoạt động không bình thường.

Nhưng những gì chúng ta thấy là những trải nghiệm sống động, tuần tự và biến ảo – những người này nói rằng cảm giác NDEs của họ “thực tại hơn cả trong thực tế,” họ cảm thấy tự do, họ hiểu về vũ trụ một cách sâu sắc hơn, và cảm thấy chưa bao giờ hạnh phúc hơn thế. Điều này xuất hiện cả khi não bộ không bị nguy hiểm tức thời, lẫn khi nó chịu sự thúc ép dữ dội bởi tình trạng bị đe dọa mạng sống.

Ta cần làm gì lúc hấp hối?

Khải Đơn

Ý nghĩa cái chết theo quan điểm Phật giáo (1)

Thứ 4, 20/11/2013 | 14:33
"Bên trong thân xác bằng một sải tay mang đầy giác cảm này, Như Lai xem đấy cũng chẳng khácgì như toàn thế giới, sự hình thành của thế giới và cả con đường đưa đến sự chấm dứt của thế giới".

Ý nghĩa cái chết theo quan điểm Phật giáo (2)

Thứ 5, 21/11/2013 | 14:32
Cái chết chỉ là hình ảnh phản chiếu sự sống hiện tại của mình trong một tấm gương. Nếu giữ được một cuộc sống nghiêm minh và thực hiện được phép thiền định thật sâu xa thì biết đâu mình cũng có thể đạt được một mức độ giải thoát nào đó ngay trong kiếp sống này?

Ý nghĩa cái chết theo quan điểm Phật giáo (3)

Thứ 6, 22/11/2013 | 09:10
Cái chết chỉ là sự chấm dứt của tổng thể vận hành của năm thứ cấu hợp do các quy luật tương liên và nguyên-nhân-hậu-quả tạo ra và chi phối nó. Nếu một người tu tập xóa bỏ được "cái tôi tạo dựng" đó thì có nghĩa là người này đã đạt được thể dạng A-la-hán, tức là niết-bàn.

Cô gái với giấc ngủ kề cận tử thần

Thứ 5, 27/12/2012 | 23:59
Với Emma (24 tuổi, người Anh), giấc ngủ không phải là điều tuyệt vời hay bình yên như nhiều người mà là nỗi khiếp sợ. Một khi chìm vào giấc ngủ, cô sẽ ngừng thở ngay lập tức.

Cách tu hành để khi chết tái sinh vào cõi lành

Thứ 5, 19/09/2013 | 14:00
Theo Thế Tôn, những ai đã tu tập lâu ngày trọn vẹn về tín, giới, sở văn, thí xả và trí tuệ thì dù chết bất ngờ do tai nạn nhưng với nền tảng tu tập vững chắc, trọn vẹn đối với các thiện pháp sẽ giúp họ đi đến chỗ thù thắng, tái sinh vào cõi lành, không hề bị đọa lạc.

Ý nghĩa cái chết theo quan điểm Phật giáo (1)

Thứ 4, 20/11/2013 | 14:33
"Bên trong thân xác bằng một sải tay mang đầy giác cảm này, Như Lai xem đấy cũng chẳng khácgì như toàn thế giới, sự hình thành của thế giới và cả con đường đưa đến sự chấm dứt của thế giới".

Ý nghĩa cái chết theo quan điểm Phật giáo (2)

Thứ 5, 21/11/2013 | 14:32
Cái chết chỉ là hình ảnh phản chiếu sự sống hiện tại của mình trong một tấm gương. Nếu giữ được một cuộc sống nghiêm minh và thực hiện được phép thiền định thật sâu xa thì biết đâu mình cũng có thể đạt được một mức độ giải thoát nào đó ngay trong kiếp sống này?

Ý nghĩa cái chết theo quan điểm Phật giáo (3)

Thứ 6, 22/11/2013 | 09:10
Cái chết chỉ là sự chấm dứt của tổng thể vận hành của năm thứ cấu hợp do các quy luật tương liên và nguyên-nhân-hậu-quả tạo ra và chi phối nó. Nếu một người tu tập xóa bỏ được "cái tôi tạo dựng" đó thì có nghĩa là người này đã đạt được thể dạng A-la-hán, tức là niết-bàn.

Cô gái với giấc ngủ kề cận tử thần

Thứ 5, 27/12/2012 | 23:59
Với Emma (24 tuổi, người Anh), giấc ngủ không phải là điều tuyệt vời hay bình yên như nhiều người mà là nỗi khiếp sợ. Một khi chìm vào giấc ngủ, cô sẽ ngừng thở ngay lập tức.

Cách tu hành để khi chết tái sinh vào cõi lành

Thứ 5, 19/09/2013 | 14:00
Theo Thế Tôn, những ai đã tu tập lâu ngày trọn vẹn về tín, giới, sở văn, thí xả và trí tuệ thì dù chết bất ngờ do tai nạn nhưng với nền tảng tu tập vững chắc, trọn vẹn đối với các thiện pháp sẽ giúp họ đi đến chỗ thù thắng, tái sinh vào cõi lành, không hề bị đọa lạc.