Không được thử việc quá một lần đối với một công việc

Không được thử việc quá một lần đối với một công việc

Chủ nhật, 01/09/2013 | 07:51
0
Thời gian thử việc căn cứ vào tính chất và mức độ phức tạp của công việc nhưng chỉ được thử việc 1 lần đối với một công việc và bảo đảm các điều kiện theo quy định của pháp luật lao động.

Tôi làm việc trong 1 đơn vị sự nghiệp từ tháng 6/2011 đến nay, hợp đồng thử việc là 1 năm, hưởng 85% lương. Hiện ông phải ký tiếp hợp đồng thử việc 1 năm và hưởng 85% lương. Luật sư cho hỏi khi nào thì tôi được hưởng 100% lương. Đơn vị của tôi làm vậy có đúng quy định không? (Trịnh Văn Sung).

Luật sư Lê Văn Đài, Văn phòng luật sư Khánh Hưng , Đoàn luật sư Hà Nội trả lời:

Trường hợp tuyển dụng vào viên chức

Trước ngày 1/6/2012, áp dụng quy định tại khoản 2 Điều 19 Nghị định số 116/2003/NĐ-CP, thời gian thử việc đối với người tuyển dụng vào làm việc trong các đơn vị sự nghiệp khi ký hợp đồng làm việc lần đầu như sau: Viên chức loại A: thời gian thử việc là 12 tháng (riêng bác sĩ là 9 tháng); Viên chức loại B: thời gian thử việc là 6 tháng; Viên chức loại C: thời gian thử việc là 3 tháng.

Luật sư - Không được thử việc quá một lần đối với một công việc

Ảnh minh họa

Hiện nay, theo khoản 2 Điều 27 Luật Viên chức, người trúng tuyển viên chức phải thực hiện chế độ tập sự, trừ trường hợp đã có thời gian từ đủ 12 tháng trở lên thực hiện chuyên môn, nghiệp vụ phù hợp với yêu cầu của vị trí việc làm được tuyển dụng. Thời gian tập sự từ 3 tháng đến 12 tháng và phải được quy định trong hợp đồng làm việc.

Trường hợp giao kết hợp đồng lao động

Đối với người giao kết hợp đồng lao động thực hiện một số loại công việc trong cơ quan hành chính nhà nước, đơn vị sự nghiệp theo quy định tại Nghị định 68/2000/NĐ-CP thì thời gian thử việc được áp dụng theo quy định của Bộ Luật Lao động.

Trước ngày 1/5/2013, theo quy định tại Điều 32 Bộ luật lao động năm 1994, thời gian thử việc không được quá 60 ngày đối với lao động chuyên môn kỹ thuật cao và không được quá 30 ngày đối với lao động khác. Khi việc làm thử đạt yêu cầu thì người sử dụng lao động phải nhận người lao động vào làm việc chính thức như đã thoả thuận.

Hiện nay, theo quy định tại Điều 27, khoản 1 Điều 29 Bộ luật Lao động năm 2012, thời gian thử việc căn cứ vào tính chất và mức độ phức tạp của công việc nhưng chỉ được thử việc 1 lần đối với một công việc và bảo đảm các điều kiện sau đây:

Không quá 60 ngày đối với công việc có chức danh nghề cần trình độ chuyên môn, kỹ thuật từ cao đẳng trở lên. Không quá 30 ngày đối với công việc có chức danh nghề cần trình độ chuyên môn kỹ thuật trung cấp nghề, trung cấp chuyên nghiệp, công nhân kỹ thuật, nhân viên nghiệp vụ. Không quá 6 ngày làm việc đối với công việc khác.

Khi kết thúc thời gian thử việc, việc làm thử đạt yêu cầu thì người sử dụng lao động phải giao kết hợp đồng lao động với người lao động.

Căn cứ các quy định nêu trên, nhận thấy đơn vị sự nghiệp công lập nơi ông Trịnh Văn Sung làm việc đã thực hiện không đúng quy định của pháp luật về thời gian thử việc, tập sự. Việc ký hợp đồng thử việc có thời hạn 1 năm nhiều lần đối với một công việc, với mức lương bằng 85% là không đảm bảo quyền lợi của ông Sung.

Do ông Sung không nêu rõ ông vị trí tuyển dụng là viên chức theo hợp đồng làm việc, hay là người lao động theo hợp đồng lao động quy định tại Nghị định 68/2000/NĐ-CP; Chức danh nghề nghiệp, loại viên chức, trình độ chuyên môn nghiệp vụ thế nào? Vì vậy, không thể xác định chính xác thời gian thử việc, tập sự của ông là bao nhiêu. Tuy nhiên căn cứ vào quy định thì thời gian thử việc, tập sự tối đa là 12 tháng. Kết thúc thời gian thử việc, tập sự mà người thử việc, tập sự đạt yêu cầu thì đơn vị phải ký kết hợp đồng chính thức.

Nếu thực hiện đúng quy định, khi kết thúc thời hạn của hợp đồng thử việc 1 năm (từ tháng 6/2011 đến hết tháng 6/2012), mà đơn vị tiếp tục sử dụng ông Sung, thì từ tháng 7/2012, người đứng đầu đơn vị phải ký hợp đồng làm việc hoặc hợp đồng lao động chính thức với ông Sung, với mức 100% tiền lương theo ngạch, bậc được xếp.

Theo Chinhphu.vn

Mọi thắc mắc, yêu cầu được luật sư tư vấn pháp luật xin gửi câu hỏi về hòm thư luatsu@nguoiduatin.vn

Đọc thêm những bài viết hay trong chuyện mục Luật sư

Tâm sự 'người gác cổng' văn bản pháp luật

Thứ 2, 26/08/2013 | 09:33
Với vai trò là "người gác cổng về mặt pháp lý" cho các văn bản quy phạm pháp luật (VBQPPL) trước khi ban hành, đáng lẽ công tác thẩm định phải được đặt ở vị trí ưu tiên trong quá trình hoàn thiện VBQPPL và được các cấp, các ngành liên quan quan tâm thích đáng.

Bút ký luật sư: 12 người chết thảm trên con tàu định mệnh

Thứ 3, 27/08/2013 | 16:00
"Tôi cầu mong những cánh hoa theo gió bay xa, như những linh hồn của các nạn nhân sẽ được siêu thoát", luật sư Phan Trung Hoài nói.

Luật sư danh tiếng bị thân chủ trả thù

Thứ 4, 28/08/2013 | 14:36
Phiên toà xử luật sư Robert George gây nhiều tranh cãi. Nó bắt đầu từ một cuộc gặp của Robert tháng 3/2009 với Ronald Dardinski - một trong các thân chủ cũ của mình, đã đưa Robert George vào vào lao lý. George cho rằng ông bị các cơ quan điều tra và công tố Mỹ "gài bẫy" để trả thù.

Phải tốt nghiệp đào tạo luật sư mới được 'học' giúp pháp lý?

Thứ 3, 27/08/2013 | 08:56
Trang thông tin phổ biến, giáo dục pháp luật tỉnh Khánh Hòa có đăng bài “Về điều kiện tham dự khóa bồi dưỡng nghiệp vụ Trợ giúp pháp lý” phản ánh sự bất cập giữa điều kiện để tham dự khóa bồi dưỡng nghiệp vụ Trợ giúp pháp lý (TGPL)với điều kiện để bổ nhiệm Trợ giúp viên pháp lý.

Bút ký luật sư: Về với mẹ

Thứ 5, 22/08/2013 | 10:14
Nghe tin mẹ anh vừa mất, tôi lặng người không nói được thành lời. Những ngày cuối năm đầy biến động, một đồng nghiệp thân thiết cùng cơ quan cũ cách đây ba mươi năm hay người mới quen cũng đột ngột rũ bỏ cuộc chơi mà ra đi mãi mãi…

Trò chuyện với nữ luật sư thành đạt về cái tâm nghề luật

Thứ 4, 21/08/2013 | 09:43
“Mình thấy người khác bị chèn ép là sẵn sàng xông vào cuộc, sẵn sàng làm miễn phí. Nếu không phải vì yêu nghề, đam mê với nghề thì có lẽ những lúc vấp phải những khó khăn mình đã bỏ cuộc”, luật sư Hà Thị Thanh chia sẻ.