‘Không khuyến khích hành động của các hiệp sỹ ở Bình Dương’

‘Không khuyến khích hành động của các hiệp sỹ ở Bình Dương’

Thứ 4, 09/01/2013 | 09:58
0
Nhà văn trinh thám Di Li nhận định rằng, người đô thị hiện nay vô cảm với những gì xảy ra với người khác là hiển nhiên. Sự vô cảm ngoài liên quan đến lối sống của người đô thị, nó còn liên quan đến sự sợ liên lụy.

Tính chất côn đồ, dã man của tội phạm bây giờ càng ngày càng gia tăng nên họ sợ luyên lụy. Nhà chức trách cần biết được tâm lý đó của người dân và tăng cường những đường dây nóng, những trung tâm bảo vệ,...

Ví dụ như bây giờ thấy 1 vụ phạm tội nào đó diễn ra trên đường phố thì tôi cũng khó mà biết gọi cho ai, gọi đến đâu để thông báo kịp thời cho nhà chức trách đến giải quyết. Tôi là 1 trí thức cũng không biết được điều đó thì những người dân bình thường làm sao họ biết được.

Còn nếu bây giờ nhìn thấy cướp có vũ trang mà xông ra để hô hào bắt cướp, ngăn chặn, tôi nói thật hành động đó đôi khi chẳng khác gì tự sát. Không phải ai cũng có kỹ năng để bắt cướp trong khi cướp lại có mã tấu, súng, lựu đạn rất là nguy hiểm.

Tôi có một lo ngại lớn là, tội phạm ở nước ta đang gia tăng rất nhanh. Các nước họ có hệ thống chế tài rất rõ ràng, các hệ thống bảo vệ cũng như là công nghệ hình sự của họ phát triển, chúng ta có lẽ là cũng cần tăng cường những đường dây nóng.

Luật sư - ‘Không khuyến khích hành động của các hiệp sỹ ở Bình Dương’

Nữ nhà văn trinh thám Di Li

Hỏi: Các hiệp sĩ nghĩa hiệp ở tỉnh Bình Dương và thành phố HCM đơn phương độc mã xông vào săn bắt cướp, không có sự trợ giúp gì cả. Xin hỏi nhà văn Di Li, chị nghĩ thế nào về hành động này?

Nhà văn Di Li: Xã hội thì có nhiều tuýp người. Ở Trung Quốc có anh chàng vợ bị cưỡng hiếp mà sợ quá trốn biệt trong gian bếp, run cầm cập không dám ló mặt ra, trong khi tai thì nghe tiếng vợ rên la thảm thiết mà báo chí đã đưa tin. Lại có những người mang máu Lục Vân Tiên, hình thành nên phong trào săn bắt cướp tự phát, chủ yếu ở mạn trong Nam.

Có người nghiện bắt cướp đến mức không chỉ “thấy chuyện bất bằng chẳng tha” mà còn chủ động đi lòng vòng hàng ngày trên phố tìm cướp để bắt.

Tất nhiên đó là những anh hùng của đời thường, đáng khen ngợi và tôn vinh nhưng theo tôi không nên khuyến khích.

Bắt cướp cần có kỹ năng, kỹ xảo. Nghề gì cũng phải học, nữa là vịêc liên quan đến sự sống cái chết. Các sĩ quan công an học ở các học viện đào tạo cảnh sát 4 năm trời, ra trường còn phải đi thực tế chán chê rồi mới được phép đi bắt cướp. Đằng này những người bắt cướp chỉ có mỗi tinh thần Lục Vân Tiên và tay không, làm sao chống chọi được với mã tấu và những thứ hàng nóng mà những tên tội phạm mang theo.

Đó là hành vi tự sát khi mà không có tên cướp nào chuẩn bị đi cướp lại chỉ đi tay không, bị rượt theo chúng rất dễ manh động. Nếu người thường bắt cướp cầm đại con dao hay thứ vũ khí gì đó chớp được trên đường rượt theo thì lại thành vi phạm pháp luật. Bắt cướp phải dùng xe rượt đuổi, chắc sao được vụ rượt đuổi xa lộ như phim hành động đó không hại đến dân thường. Mà báo chí cũng đã đưa tin rồi đấy thôi, có vụ bắt cướp thậm chí còn gây thêm tai nạn.

Tôi không hâm mộ những người đàn ông nhìn thấy sự vụ gì thì rúm cả người lại, nhưng cũng không khuyến khích người thân của tôi hay bất kỳ người đàn ông nào xả thân vì cướp. Nếu tôi có bị cướp cũng không mong bất cứ người đàn ông không quen nào trên đường vì túi đồ của tôi (cho dù giá trị bao nhiêu chăng nữa) mà bị hại, bị thương, thậm chí nguy hiểm đến tính mạng.

Chúng ta nhìn thấy cướp thì không nên vô cảm kiểu mắt nhìn thẳng tiếp tục việc của mình mà nên tỉnh táo tuỳ tình hình để đối phó. Và việc đầu tiên phải ghi lại, chụp lại số xe của tên cướp rồi ngay lập tức thông báo với đường dây nóng. Nếu người bị nạn vừa bị cướp vừa bị ngã xuống đất thì nên ưu tiên cho việc cấp cứu họ trước đã.

Hỏi: Xin hỏi nhà văn Di Li phải chăng cần có một  môn học là giáo dục kỹ năng sống trong trường học cho các cháu?

Nhà văn Di Li: Bây giờ các trường học không biết thế nào nhưng trường học của con gái tôi có môn kỹ năng sống rồi. Môn này dạy cháu cách ứng xử và xử lý các vấn đề trong cuộc sống như thế nào.

Mỗi một lớp học, bậc học cũng chỉ dạy đến vậy thôi. Nhưng cách dạy như vậy nó mang tính lý thuyết, rất nhàm chán, không đem lại hiệu quả. Cách dạy vẫn là mang sách ra và nói cần như thế này thế kia, xong các cháu về cũng quên luôn.

Ở các nước khác, họ không dạy trong trường, họ dạy trong công viên, và coi như một buổi vui chơi. Họ dạy cách khi bị mắc kẹt trên núi thì xử lý như thế nào, lúc bị rơi xuống nước thì làm sao, khi bị kẹt trong tòa nhà bị cháy nên làm sao. Tất cả các kỹ năng đó đều được thực hành như thật cho các em trải nghiệm vừa học vừa chơi.

Chúng ta cũng phải có sự chuyên nghiệp hóa trong việc dạy kỹ năng sống để ngay từ nhỏ các cháu có thể đối mặt với nhiều trường hợp nguy hiểm. Cái đó mới là cái quan trọng, các con có thể học kém 1 tí cũng không quan trọng bằng những việc liên quan đến tính mạng.

Đối mặt với tội phạm là nguy cơ ai cũng gặp, cho nên chúng ta không nên đi về khuya và phải trau dồi kỹ năng để ứng xử với từng trường hợp cụ thể. Cuối cùng, tôi vẫn giữ quan điểm tăng cường những đường dây nóng và các tổ chức phòng chống tội phạm, bảo vệ nhân thân.

* Cập nhật chi tiết buổi giao lưu trực tuyến ‘Ngăn chặn, phòng chống tội phạm dã man hiện nay’ do báo Người đưa tin và Kênh truyền thông Tin mới tổ chức thực hiện ngày 21/12/2012.

Quý vị luật sư, luật gia và độc giả quan tâm đến đề tài này, có thể gửi ý kiến về email: luatsu@nguoiduatin.vn để cùng thảo luận.

> Tin tức hấp dẫn, thiết thực trên chuyên mục Luật sư báo Người đưa tin

Ban Thư ký - Biên tập

‘Kinh hoàng ở nơi tưởng không có bóng dáng tội phạm’

Thứ 3, 08/01/2013 | 09:10
Theo nhà văn trinh thám Di Li, ở đô thị, tình trạng vô cảm với đồng loại cao hơn nông thôn, ở nông thôn không như vậy. Chị báo động: tội phạm dã man, rùng rợn hiện nay không loại trừ tầng lớp trí thức. ‘Thú thật là tôi kinh hoàng quá, không dám đọc những tin tức như thế’.

Khi bắt tạm giam trở thành 'truy bức nhục hình'

Thứ 2, 07/01/2013 | 19:17
Luật sư Ngô Ngọc Trai, Đoàn Luật sư tỉnh Nam Định phân tích những bất cập của chế tài bắt tạm giam trong bộ luật tố tụng hình sự.

Những vụ cảnh sát dùng nhục hình gây bức xúc dư luận

Thứ 3, 08/01/2013 | 16:16
Nhiều vụ cảnh sát dùng nhục hình với nghi phạm đã xảy ra. Hành vi này của người cảnh sát là nguy hiểm cho xã hội, đã xâm phạm tới sức khỏe, danh dự của công dân, gây mất niềm tin của quần chúng nhân dân đối với các cơ quan bảo vệ pháp luật, tạo ra bức xúc trong dư luận xã hội.

Trường đại học luật nước Mỹ thăm báo Người đưa tin

Thứ 6, 04/01/2013 | 22:37
Sáng 4/1/2013 tại Hà Nội, ĐH Luật John Marshall (The John Marshall Law School) của Mỹ đã thăm và giao lưu với báo điện tử Người đưa tin trong khuôn khổ chuyến thăm và làm việc với Hội Luật gia Việt Nam.