Khu mộ cổ bí ẩn trên đồi Pọm Páng

Khu mộ cổ bí ẩn trên đồi Pọm Páng

Chủ nhật, 21/04/2013 | 19:26
0
Trên đồi Pọm Páng (Thanh Hóa) có hàng trăm mộ cổ, phía trên là những phiến đá chôn theo hình ô van, chữ nhật, hoặc elip. Xung quanh khu mộ này cư dân địa phương vẫn lưu truyền nhiều câu chuyện rợn người.

Đồng bào Thái ở bản Co Me, hay còn gọi là Cây Me theo tiếng Thái (xã Trung Sơn, huyện Quan Hóa, Thanh Hóa) gọi đồi Pọm Páng là đồi ma. Nằm lọt thỏm giữa Khu bảo tồn thiên nhiên Pù Hu, đồi ma cách TP Thanh Hóa chừng 200 km. Để đến được đây, du khách phải men theo quốc lộ 6 tới ngã ba Tòng Đậu, đi sang đường 15A theo tả ngạn sông Mã và phải mất gần ngày trời băng qua vô vàn đèo dốc, những khúc cua tay áo sâu hun hút.

Những cụ già cao niên trong bản Co Me kể lại, xưa kia trên đồi ma, những khúc xương người nằm vương vãi, lăn lốc giữa gai góc và cỏ dại. Nhiều cụ già tin rằng đó là xương cốt của những kẻ liều mạng dám bước qua lời nguyền truyền kiếp để vào rừng tìm vàng bạc châu báu. Không ai dám bén mảng tới đây, trừ tụi trộm mộ vãng lai băng rừng từ hướng Mường Lát, Lai Châu, Hòa Bình qua.

Miền trung - Khu mộ cổ bí ẩn trên đồi Pọm Páng
Do tác động của thời gian, nhiều ngôi mộ đã bị san ngang bằng mặt đất, chỉ còn viên đá trấn yểm nằm xiêu vẹo. Ảnh: Lê Hoàng.

Rót ly nước lá rừng mời khách trong ngôi nhà sàn truyền thống, Trưởng bản Co Me Phạm Bá Thược cho biết, ở bản có khu mộ cổ kỳ lạ mà theo đồn đại của người dân là mộ của những người xa xưa “may mắn” chỉ bị hổ tát tai. Người Thái địa phương tin rằng, khi “chúa sơn lâm” vồ người, nếu tay hổ chạm vào tai thì nó sẽ bỏ xác lại mà không thèm ăn thịt… Sau đó, người ta thường chôn kẻ xấu số trong rừng sâu, bên trên phải đặt những phiến đá lớn kè chặt để tránh bị loài thú khác đào bới. Nếu chẳng may bị thú dữ moi thấy xác, hồn phách người đó sẽ không thể siêu thoát mà cứ lởn vởn quanh làng, ám hại người dân.

Hết tuần trà, anh Thược dẫn khách đi tìm già làng Phạm Bá Tình, người đầu tiên dám đặt chân đến đồi ma và cũng là người hiểu rõ cấu trúc của khu mộ đá. Từ bản Co Me, già làng Tình đưa khách lên thuyền vượt thượng nguồn sông Luồng. Thuyền đi chừng 30 phút là tới đồi Pọm Páng. Nằm trên sườn đồi, phía dưới những tán cây cổ thụ là một quần thể hàng trăm ngôi mộ. Nhiều mộ cổ ở đây dài tới 5-7 m. Một số khác ngắn hơn cũng độ 3-4 m. Xung quanh các ngôi mộ đều được chôn nhiều phiến đá lớn theo hướng dựng đứng. Các phiến đá được chôn theo hình ô van, hoặc chữ nhật, hay hình elip. Nhiều phiến đã bị xô nghiêng, không rõ do tác động của bàn tay con người, hay thời gian...

Nằm ở vị trí trung tâm là ngôi mộ được cho là mộ tổ của người Thái cổ ở Co Me. Phía trên mộ này có phiến đá to cỡ chiếc chiếu một, cao đến quá đầu người, rộng hơn một m, dày khoảng 10-20 cm, bề mặt đã bị phong hóa nặng tạo nên lớp mùn mỏng, không còn nhìn rõ những nét chữ Hán khắc trên đó. Già làng Phạm Bá Tình khẳng định đó là mộ của ông Tiều, ông Tổ vùng đất này.

Miền trung - Khu mộ cổ bí ẩn trên đồi Pọm Páng (Hình 2).
Xung quanh các ngôi mộ đều được xếp những viên đá theo hình ô van, hình chữ nhật hay hình elip. Ảnh: Lê Hoàng.

Theo những người cao niên, bản Chiềng (đối diện với Co Me qua sông Luồng) được lập do công một vị thủ lĩnh người Thái. Vì không ai biết rõ tên, họ của ông nên dân gian quen gọi một cách kính cẩn là ông Tiều (ông Cả, ông Trưởng). Mấy trăm năm về trước, ông Tiều dẫn đoàn thuyền lớn chất đầy gạo, muối, cung nỏ, đạn dược ngược dòng sông Luồng đến khúc sông này. Thấy thế đất đẹp, ông bèn dừng thuyền lập bản, đặt tên là bản Chiềng (bản Trung tâm). Gần đây, khi dân bản Chiềng đã đông đúc, người ta qua sông lập thêm bản Co Me. Người bản Chiềng, bản Co Me bây giờ chính là hậu duệ nhiều đời của ông Tiều.

Điều đặc biệt theo cụ Tình là trong vùng không hề có loại đá dùng để táng quanh khu mộ này. Và cho đến tận bây giờ, người dân địa phương vẫn chưa thể lý giải khu mộ có từ bao giờ, đá này được vận chuyển từ đâu tới? Làm cách nào mà người xưa với những phương tiện thô sơ có thể ghè đẽo được những tấm đá lớn nặng hàng tấn như vậy?

Tiến sĩ Phạm Văn Tuấn, Trưởng ban Quản lý di tích và danh thắng Thanh Hóa cho biết, sau khi khu mộ đá ở bản Co Me được phát hiện, ngành chức năng đã có văn bản yêu cầu chính quyền địa phương kiểm tra thực trạng để có biện pháp bảo tồn. “Thời gian tới, chúng tôi sẽ mời các nhà nghiên cứu ở Viện khảo cổ học Viện Nam về kiểm tra, đánh giá để giải mã những bí ẩn về khu mộ đá cổ này”, ông Tuấn nói.

Theo Lê Hoàng (Vnexpress)

Khám phá khu mộ cổ kỳ bí xứ Thanh

Thứ 6, 08/03/2013 | 10:12
Những khu mộ đá cổ nằm tọa lạc dưới tán rừng ở vùng đất sơn cùng thủy tận, thuộc địa bàn xã Trung Thành, huyện Quan Hóa (Thanh Hóa) đã và đang chứa đựng nhiều bí ẩn, ngay cả người dân bản địa vẫn không thể lý giải được.

Tìm thấy mộ cổ giữa nút giao thông ở Thủ đô

Thứ 6, 25/01/2013 | 14:16
Nút giao Đào Tấn - Bưởi vừa được các nhà khảo cổ khai quật để nghiên cứu và di dời di tích, di vật, trước khi khởi công xây dựng tuyến đường vành đai 2 kéo dài từ cầu Nhật Tân đến đường Láng.
Cùng chuyên mục

Nghệ An: Chưa có cơm tối, con trai đánh chết mẹ

Thứ 2, 09/12/2013 | 19:57
Dù mẹ già ốm nặng không gượng dậy nổi để nấu cơm nhưng Hoàng Khắc Thắng đã đánh mẹ đến ngất xỉu.

Quảng Nam: Bơi qua sông, một người chết đuối

Thứ 2, 09/12/2013 | 19:54
Vào ngày 9/12, thông tin từ chính quyền xã Đại An (Đại Lộc, Quảng Nam) cho hay, một người đã chết đuối khi tự bơi qua sông.

Gia Lai: Công nông lật, 25 người nhập viện cấp cứu

Thứ 2, 09/12/2013 | 13:38
Chiếc xe công nông chở hơn 30 người dân tộc Bahnar đi thăm người quen ở Bệnh viện Đa khoa tỉnh Gia Lai về, bất ngờ bị lật. 25 người phải vào viện cấp cứu.

Đảo lộn cuộc sống vì bị rác bủa vây

Chủ nhật, 08/12/2013 | 15:21
Mấy tháng nay, nhiều hộ dân ở khối 12, thị trấn Nghèn (Can Lộc – Hà Tĩnh) khốn khổ vì bãi tập kết rác thải sinh hoạt của địa phương đang trong tình trạng quá tải gây ô nhiễm nghiêm trọng. Mùi nồng nặc hôi thối, ruồi nhặng và khói bụi khi đốt rác bay vào nhà người dân.

Hà Tĩnh: Tài xế gây tai nạn rồi bỏ trốn đã ra đầu thú

Chủ nhật, 08/12/2013 | 14:42
Ngày 8/12, thông tin từ CSGT huyện Kỳ Anh cho biết, tài xế gây ra vụ tai nạn chết người, khiến người dân dựng rạp trên QL1A tại khu vực Đèo Con đã ra đầu thú.