Khu vực tư nhân chưa

Khu vực tư nhân chưa "mặn mà" với các dự án nước thải, rác thải

Nguyễn Minh Uyên
Thứ 3, 05/07/2022 | 14:50
0
Trên thực tế, việc triển khai hợp tác công tư trong lĩnh vực xử lý nước thải, chất thải rắn chưa có nhiều, chỉ có một số dự án thực hiện theo mô hình BT.

Ngày 5/7, tại Tọa đàm “Mô hình hợp tác công tư trong xây dựng và vận hành các nhà máy xử lý nước thải và chất thải rắn Việt Nam", TS. Vũ Tiến Lộc, Chủ tịch Trung tâm Trọng tài Quốc tế Việt Nam (VIAC), Đại biểu Quốc hội, Ủy viên Ủy ban Kinh tế của Quốc hội nhận định: “Kể cả trước khi có Luật và sau khi Luật PPP có hiệu lực, vì nhiều lý do khách quan và chủ quan, phương thức đối tác Công – Tư trong lĩnh vực xử lý nước thải và chất thải rắn vẫn chưa được triển khai nhiều tại Việt Nam”.

Mặc dù, vấn đề này được đánh giá nếu làm tốt sẽ cải thiện mạnh mẽ chất lượng môi trường đô thị nhờ nguồn lực dồi dào và sự năng động của khối tư nhân. 

Đối thoại - Khu vực tư nhân chưa 'mặn mà' với các dự án nước thải, rác thải

TS. Vũ Tiến Lộc, Chủ tịch VIAC

Áp lực từ sự phát triển

Ông Lộc cho biết thêm, hiện nay, song song với việc thu hút, khuyến khích các hoạt động đầu tư, kinh doanh, nhằm đẩy nhanh tăng trưởng kinh tế và đô thị hóa là những áp lực ngày một nặng nề hơn đối với nhiệm thu gom, xử lý nước thải, chất thải rắn đô thị. 

Ở các nước phát triển, bản thân rác thải, nước thải đã được chuyển thành nguồn tài nguyên tái tạo lớn và những nước này đang hướng tới sang nền kinh tế tuần hoàn, đem lại sự phát triển bền vững. 

Tại Việt Nam, riêng với lĩnh vực xử lý nước thải, tính đến năm 2018, Việt Nam có 43 nhà máy xử lý nước thải đô thị tập trung đang được vận hành với tổng công suất thiết kế trên 926 nghìn m3/ngày đêm, tỉ lệ nước thải được thu gom và xử lý đối với lượng nước thải được xả thẳng ra hệ thống tiêu thoát nước bề mặt mới chỉ đạt khoảng 13%.

Đối thoại - Khu vực tư nhân chưa 'mặn mà' với các dự án nước thải, rác thải (Hình 2).

Tỉ lệ nước thải được thu gom và xử lý đối với lượng nước thải được xả thẳng ra hệ thống tiêu thoát nước bề mặt mới chỉ đạt khoảng 13%

Trước thực tế ấy, Phó Thủ tướng Lê Văn Thành đã ký và ban hành Chiến lược quốc gia về tăng trưởng xanh giai đoạn 2021-2030, tầm nhìn 2050 với mục tiêu cụ thể: đến năm 2030 được Chiến lược đặt ra gồm tỷ lệ chất thải rắn sinh hoạt đô thị được thu gom, xử lý đảm bảo tiêu chuẩn, quy chuẩn theo quy định đạt 95%. 

Theo đó, tỉ lệ nước thải đô thị được thu gom và xử lý đảm bảo tiêu chuẩn, quy chuẩn theo quy định lần lượt đạt trên 50% đối với đô thị loại II trở lên và 20% đối với các loại đô thị còn lại.

Ngoài ra, tại Nghị quyết đại hội XIII cũng có mục chỉ tiêu xử lý nước thải là 70%. Theo đó, chỉ tính riêng trong lĩnh vực xử lý nước thải, việc tăng chỉ tiêu từ 15% lên 70% trong vòng 10 năm tới cần nguồn đầu tư rất lớn từ 10-20 tỷ USD.

Do vậy, Chủ tịch VIAC cho rằng, để hiện thực hóa mục tiêu trên, cần tìm hiểu giải pháp kỹ thuật, công nghệ, đồng thời nâng cao vai trò cộng đồng, thực hiện xã hội hoá nhằm phát huy mọi nguồn lực tham gia quản lý nước thải và chất thải rắn ngày càng tốt hơn. 

Tuy nhiên, trong thời gian trước đây, việc triển khai hợp tác công tư trong lĩnh vực xử lý nước thải, chất thải rắn chưa có nhiều, chỉ có một số dự án thực hiện theo mô hình BT, và Bộ TNMT cũng đánh giá là chưa đáp ứng được nhu cầu thực tế.

Chưa đáp ứng nhu cầu thực tế

Để có cái nhìn cụ thể hơn về vấn đề này, đại diện Bộ Tài nguyên & Môi trường, ông Nguyễn Thượng Hiền, Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Môi trường cho biết sự tham gia của các thành phần kinh tế trong hoạt động xử lý nước thải (XLNT) và chất thải rắn sinh hoạt (CTRSH) chủ yếu vẫn phải dựa vào nguồn vốn ODA và ngân sách Nhà nước.

Nhưng vấn đề ở chỗ, nguồn vốn này ngày càng hạn chế và không đáp ứng được nhu cầu. Trong khi đó, khu vực kinh tế tư nhân chưa mặn mà với các dự án trong lĩnh vực này, chỉ có ít dự án đầu tư được triển khai theo hình thức BT, BOT như Dự án nhà máy XLNT lưu vực kênh Tham Lương - Bến Cát (TP. Hồ Chí Minh), Dự án đầu tư xây dựng Nhà máy XLNT Yên Sở (Hà Nội)… 

Đối thoại - Khu vực tư nhân chưa 'mặn mà' với các dự án nước thải, rác thải (Hình 3).

Ông Nguyễn Thượng Hiền, Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Môi trường, Bộ TNMT

Trên thực tế, Nhà nước đã có Chính sách của Nhà nước đối với hợp tác công tư trong lĩnh vực xử lý nước thải và chất thải rắn đô thị. Tuy nhiên, vẫn chưa đủ sức hấp dẫn trong mắt các nhà đầu tư bởi một số nguyên do như: cơ sở hạ tầng chưa đáp ứng được tình hình thực tế, công nghệ xử lý CTRSH nhập khẩu một số loại còn chưa phù hợp với thực tế CTRSH tại Việt Nam chưa được phân loại tại nguồn.

Ông cho biết, hiện nay, Bộ TNMT đã ban hành tiêu chí về công nghệ xử lý CTRSH tại Thông tư 02/2022/TT-BTNMT, nhà đầu tư có thể sử dụng làm căn cứ để xác định đầu tư loại hình công nghệ phù hợp với đặc thù CTRSH tại Việt Nam

Bên cạnh đó, giá dịch vụ xử lý nước thải, chất thải rắn còn thấp, trong khi chi phí vận hành, bảo dưỡng hệ thống xử lý yêu cầu kinh phí cao, liên tục. Hiện nay, các địa phương đang áp dụng các giá xử lý khác nhau cho các phương pháp xử lý khác nhau.

Song, cơ chế huy động nguồn lực từ tư nhân vẫn chưa phát huy hiệu quả, thiếu các cam kết, hỗ trợ cụ thể để tạo môi trường đầu tư thuận lợi thông thoáng và an toàn cho nhà đầu tư…

Gia tăng sức hút

Từ những hạn chế đó, ông Hiền đề xuất một số ý kiến nhằm cải thiện vấn đề này.

Thứ nhất, xây dựng chiến lược, quy hoạch hợp lý về phát triển hệ thống hạ tầng cơ sở và hình thành một khung pháp lý rõ ràng cho PPP, trong đó có các cơ chế, chính sách về tín dụng, phí dịch vụ, đất đai,... để thu hút đầu tư của tư nhân.

Thứ hai, hoàn thiện  hệ thống văn bản pháp luật, cơ chế, chính sách, đi kèm với hướng dẫn chi tiết đối với các chính sách ưu đãi, hỗ trợ của Nhà nước đối với lĩnh vực xử lý nước thải và chất thải rắn đô thị.

Thứ ba, xây dựng và ban hành hướng dẫn quy trình lựa chọn chủ đầu tư dự án xử lý CTRSH theo hướng tạo thuận lợi cho các nhà đầu tư có áp dụng công nghệ sạch, thân thiện với môi trường.

Thứ tư, đẩy mạnh hình thức đấu thầu rộng rãi lựa chọn nhà đầu tư, ưu tiên đấu thầu quốc tế; hạn chế tối đa tình trạng chỉ định thầu.

Thứ năm, đối với nhà đầu tư được lựa chọn qua đấu thầu, Nhà nước và nhà đầu tư thương thảo các nội dung quan trọng, đặc biệt là phân chia trách nhiệm, cơ chế phối hợp.

Toạ đàm là hoạt động trong khuôn khổ Dự án “Hỗ trợ kỹ thuật nhằm nâng cao năng lực, tăng cường khả năng thích ứng và phát triển bền vững” của USAID phối hợp với VCCI và VIAC.

Tọa đàm có sự tham dự của hơn 100 đại biểu đến từ cơ quan nhà nước, hiệp hội doanh nghiệp trong và ngoài nước, doanh nghiệp, công ty/văn phòng luật sư lớn cũng như cơ quan truyền thông trên địa bàn thành phố Hà Nội. Tọa đàm cũng nhận được sự theo dõi đông đảo từ hàng trăm đại biểu trên các nền tảng trực tuyến của VIAC.

 

Rác thải hoàn toàn có thể trở thành nguồn lực đầu vào cho kinh tế

Thứ 6, 18/03/2022 | 13:43
Mỗi phút có một triệu chai nhựa trên thế giới được tiêu thụ, mỗi năm có tới 5000 tỷ túi nhựa được thải ra môi trường, nhưng chỉ 9% trong số đó được tái chế.

Lí do doanh nghiệp vẫn phải đóng Quỹ BVMT để xử lý rác thải "lậu"

Thứ 6, 11/03/2022 | 19:26
Bộ TN&MT cho biết, sẽ ban hành Thông tư về quy chế sử dụng khoản tiền được đóng góp vào Quỹ BVMT bởi nhà sản xuất, nhà nhập khẩu, để đảm bảo tính minh bạch.

Đề xuất miễn phí thẩm định đề án xả nước thải vào nguồn nước

Thứ 5, 23/09/2021 | 12:47
Bộ Tài chính vừa có công văn lấy ý kiến 2 dự thảo Thông tư, nội dung đề xuất sửa đổi một số mức phí liên quan đến môi trường.
Cùng tác giả

Blockchain là một trong những "then chốt" của chuyển đổi số

Thứ 5, 28/07/2022 | 19:56
Blockchain được ứng dụng trong rất nhiều lĩnh vực như đô thị thông minh, công nghệ tài chính, kinh tế chia sẻ, chuỗi cung ứng, dịch vụ công....

[Info]10 startup Việt được rót vốn nghìn tỷ nửa đầu năm 2022

Thứ 4, 27/07/2022 | 14:03
Vốn đầu tư mạo hiểm cho các startup Việt Nam năm 2021 đạt mức cao kỷ lục với tổng số tiền đầu tư 1,4 tỷ USD. Nửa đầu năm 2022 cũng đang cho thấy tín hiệu khả quan.

Hà Nội có lợi thế trong tăng tốc số hoá dịch vụ thanh toán

Thứ 2, 25/07/2022 | 14:02
Theo EVNHANOI, tỉ lệ khách hàng giao dịch, thanh toán theo phương thức điện tử của Thủ đô đã đạt trên 98%.

Clip: Chiêm ngưỡng mô phỏng không gian văn hoá Nhật tại sông Tô Lịch

Thứ 4, 20/07/2022 | 16:00
Đề xuất Dự án cải tạo sông Tô Lịch thành Công viên Lịch sử - Văn hoá - Tâm linh của Tập đoàn JVE thời gian qua đã nhận được nhiều phản hồi.

Việt Nam có thể học hỏi gì từ "điểm sáng" của Abenomics?

Chủ nhật, 17/07/2022 | 19:42
Trong bối cảnh Việt Nam đang đối mặt với tình trạng tốc độ già hoá dân số nhanh, một trong những mũi tên chính của Abenomics có thể đem lại bài học quý báu.
Cùng chuyên mục

Bộ Công an thông tin về điểm trung bình môn được dự tuyển các trường công an

Thứ 7, 20/04/2024 | 08:00
Ngày 19/4, cổng TTĐT Bộ Công an đã nhận được một thắc mắc của bạn đọc tên N.M.T về vấn đề điểm trung bình môn để được dự tuyển các trường Công an nhân dân.

Điều chỉnh chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2024

Thứ 6, 19/04/2024 | 17:26
Dự án Luật Phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ được bổ sung vào chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2024, trình Quốc hội cho ý kiến tại kỳ họp thứ 7.

Quốc hội dự kiến Kỳ họp thứ 7 khai mạc ngày 20/5, xem xét nhiều nội dung

Thứ 4, 17/04/2024 | 20:12
Dự kiến tại Kỳ họp thứ 7, Quốc hội sẽ xem xét 24 nội dung thuộc công tác lập pháp; 16 nội dung về kinh tế - xã hội, ngân sách Nhà nước, giám sát...

Báo cáo nghiên cứu tiền khả thi dự án cao tốc Gia Nghĩa - Chơn Thành

Thứ 4, 17/04/2024 | 15:02
Dự án đầu tư xây dựng đường cao tốc Bắc - Nam phía Tây đoạn Gia Nghĩa - Chơn Thành có tổng chiều dài khoảng 128,8km.

Đề xuất giảm mức hình phạt tù với người chưa thành niên phạm tội

Thứ 4, 17/04/2024 | 12:47
Tòa án nhân dân tối cao đề xuất giảm mức phạt tù đối với người dưới 18 tuổi phạm tội so với quy định tại Bộ luật Hình sự.
     
Nổi bật trong ngày

Bộ Công an thông tin về điểm trung bình môn được dự tuyển các trường công an

Thứ 7, 20/04/2024 | 08:00
Ngày 19/4, cổng TTĐT Bộ Công an đã nhận được một thắc mắc của bạn đọc tên N.M.T về vấn đề điểm trung bình môn để được dự tuyển các trường Công an nhân dân.

Điều chỉnh chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2024

Thứ 6, 19/04/2024 | 17:26
Dự án Luật Phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ được bổ sung vào chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2024, trình Quốc hội cho ý kiến tại kỳ họp thứ 7.