Kiềm chế cơn giận, vơi bớt khổ đau

Kiềm chế cơn giận, vơi bớt khổ đau

Thứ 4, 02/10/2013 | 10:46
0
Giả sử trong một gia đình mà hai cha con giận nhau. Giữa cha và con không còn có sự truyền thông. Cả hai cha con đều khổ và cùng mong thoát ra khỏi tình trạng bế tắc do giận hờn gây nên nhưng không biết phải làm thế nào.

Một pháp môn tốt là một pháp môn có thể đem áp dụng vào đời sống hằng ngày và giúp chuyển hóa khổ đau. Khi buồn giận ta đau khổ như bị thiêu đốt trong địa ngục. Những lúc đó ta phải tìm tới những người bạn có tu tập để xin giúp đỡ, để học hỏi cách thức đối trị buồn giận, ganh tị, tuyệt vọng trong ta, hầu mong có thể chuyển đổi tình trạng.

Thiền++ - Kiềm chế cơn giận, vơi bớt khổ đau

Một người mà lời nói đầy sân hận, căm hờn là vì người ấy đang vô cùng đau khổ. Vì đau khổ mà người ấy nói ra những lời chua chát, cay đắng, trách móc khiến cho ta khó chịu và tìm cách xa lánh. Muốn thấu hiểu và chuyển hóa cơn giận thì phải học phép thực tập hạnh lắng nghe với tâm từ bi và sử dụng ái ngữ. Có một vị Bồ Tát có khả năng lắng nghe với tâm từ bi rộng lớn, đó là Bồ Tát Quán Thế Âm. Chúng ta phải thực tập hạnh lắng nghe sâu như Ngài thì mới có thể hướng dẫn một cách cụ thể khi một người đầy sân hận tìm đến xin giúp đỡ để tái lập truyền thông.

Lắng nghe với tâm từ bi có thể làm người khác bớt khổ. Tuy nhiên, mặc dầu có nhiều thiện chí ta cũng khó lắng nghe một cách sâu sắc nếu ta không thực tập lắng nghe với tâm từ bi. Nếu ta có thể ngồi yên và lắng nghe người ấy với tâm từ bi chỉ trong một giờ thì ta có thể làm vơi bớt khổ đau của người ấy rất nhiều. Ta lắng nghe với một mục đích duy nhất là để cho người kia có cơ hội giãi bày tâm tư và nguôi bớt khổ đau.

Phải lắng nghe thật chăm chú. Phải lắng nghe với tai, với mắt, với cả thể xác lẫn tâm hồn. Nếu ta chỉ giả vờ lắng nghe, nếu ta không lắng nghe hết mình thì người kia sẽ nhận ra ngay và khó mà vơi bớt khổ đau. Phải luôn luôn giữ tâm từ bi trong khi lắng nghe. Muốn vậy trong khi lắng nghe ta phải theo dõi hơi thở chánh niệm và duy trì ý hướng muốn giúp người kia.

Lắng nghe với tâm từ bi là một phép thực tập rất sâu sắc. Ta lắng nghe mà không phán xét, không trách móc. Ta lắng nghe chỉ vì ta muốn giúp người kia vơi bớt khổ đau. Người kia có thể là cha, là mẹ, là con trai, con gái, là vợ hay chồng của ta. Thực tập lắng nghe sâu sắc chắc chắn có thể giúp người khác chuyển hóa sân hận và khổ đau của họ.

Thiền sư Thích Nhất Hạnh

Kiềm chế tình dục qua cuộc đời một nhà sư

Thứ 7, 18/05/2013 | 09:57
Kiềm chế tình dục, giữ gìn sự trinh bạch là câu chuyện không hề dễ dàng. 'Bạn có biết không, giai đoạn đầu hết sức khó khăn. Nhất là vào thời kỳ tôi còn trẻ, từ thời niên thiếu cho đến khi tôi hai mươi tuổi, đó thật là một sự thử thách lớn lao'. Đoạn cuối cuộc phỏng vấn với nhà sư Bhante Gunaratana.

Những hình ảnh của cảnh sát làm công chúng giận dữ

Thứ 5, 27/12/2012 | 23:59
Nhiều hành vi, thái độ trong khi thực thi nhiệm vụ của cảnh sát cấp phường làm dân chúng giận giữ.

'Tài sản tiềm ẩn khổ đau nhiều hơn hạnh phúc'

Thứ 3, 17/09/2013 | 08:12
Được xem là giàu có, với tuệ giác của Như Lai là cá nhân đó phải thành tựu được bảy thứ tài sản tinh thần.

Nhân viên Google học hỏi cách chuyển hóa khổ đau

Thứ 6, 27/09/2013 | 08:46
Số lượng người tham gia vào chương trình “Tìm kiếm trong tự thân” (Search Inside Yourself) – chương trình thiền tập chính thức của Google – ngày càng tăng. Các phòng dành cho thiền tập cũng đã được thiết kế bên trong nhiều tòa nhà làm việc của Google.

'Loại bỏ ham muốn thì hạnh phúc liền có mặt'

Thứ 2, 23/09/2013 | 10:46
Tình cờ, tôi được biết một câu chuyện thật hay và sâu sắc. Chuyện kể rằng, có một người đàn ông muốn hạnh phúc nên viết lên bảng dòng chữ tôi muốn hạnh phúc. Một nhà sư đi ngang qua thấy vậy bèn xóa đi chữ tôi và bảo: “Hãy bỏ cái tôi đi”.

Làm việc thiện, cội nguồn của hạnh phúc đích thực

Thứ 3, 17/09/2013 | 09:18
Thành ngữ cổ của Trung Hoa “Vi thiện tối nhạc” thể hiện một nguyên lý rằng, làm việc thiện là cội nguồn của hạnh phúc tuyệt vời.