Kiểm tra giám sát tài sản 1.000 cán bộ cấp cao với 3 trường hợp

Kiểm tra giám sát tài sản 1.000 cán bộ cấp cao với 3 trường hợp

Thứ 7, 27/05/2017 | 11:35
0
Bộ Chính trị vừa ban hành quy định kiểm tra, giám sát việc kê khai tài sản các đối tượng là cán bộ thuộc diện Bộ Chính trị, Ban Bí thư quản lý.

Trả lời phỏng vấn bên hành lang Quốc hội, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Trung ương Lê Thị Thủy (ĐBQH tỉnh Hải Dương) cho biết, Bộ Chính trị vừa ban hành quy định về việc kiểm tra, giám sát kê khai tài sản với cán bộ thuộc diện Bộ Chính trị, Ban Bí thư quản lý.

Xã hội - Kiểm tra giám sát tài sản 1.000 cán bộ cấp cao với 3 trường hợp

 ĐBQH Lê Thị Thủy trả lời phỏng vấn bên hành lang Quốc hội.

Thông tin với PV, ĐBQH Lê Thị Thủy cho biết: “Ngày 23/5/2017, Bộ Chính trị đã ban hành quy định kiểm tra, giám sát việc kê khai tài sản các đối tượng là cán bộ thuộc diện Bộ Chính trị, Ban Bí thư quản lý. Văn bản này có hiệu lực kể từ ngày ký”.

Còn các đối tượng khác, Tỉnh ủy, Thành ủy, Đảng ủy trực thuộc căn cứ quy định này để quy định việc kiểm tra, giám sát đối tượng thuộc diện cấp ủy mình quản lý để bảo đảm việc kiểm tra, giám sát kê khai tài sản hiệu quả.

Băn khoăn về việc, quy định mới này liệu có khắc phục tình trạng kiểm tra, giám sát kê khai tài sản với cán bộ còn hạn chế mà dư luận phản ánh thời gian qua, ĐBQH Lê Thị Thủy cho rằng: “Kê khai tài sản là một trong các giải pháp phòng ngừa tham nhũng, nhưng được đánh giá chưa hiệu quả. Có nhiều nguyên nhân, trong đó có nguyên nhân kiểm tra, giám sát chưa đầy đủ, chứ không phải chưa kiểm tra, giám sát. Có kiểm tra, giám sát rồi, nhưng chưa thành hệ thống bài bản.

Quy định của Bộ Chính trị đã quy định rõ, chủ thể kiểm tra đối tượng thuộc diện Bộ Chính trị, Ban Bí thư quản lý là Bộ Chính trị, Ban Bí thư và Ủy ban Kiểm tra Trung ương. Còn chủ thể giám sát đối tượng này là Bộ Chính trị, Ban Bí thư, Ủy ban Kiểm tra Trung ương và Chi bộ mà các cán bộ đó đang sinh hoạt. Cấp dưới cũng có quy định tương tự như vậy”.

Theo ĐBQH Lê Thị Thủy, việc kiểm tra, giám sát được thực hiện trong 3 trường hợp: Thứ nhất, là khi có kế hoạch. Theo đó, từ nay trở đi sẽ có lộ trình kế hoạch kiểm tra như thế nào, giám sát như thế nào khi có yêu cầu của cơ quan, tổ chức có thẩm quyền. Tức là, cơ quan, tổ chức có thẩm quyền yêu cầu, cần phải kiểm tra, giám sát tài sản của cán bộ này vì lý do như thế này. Đối tượng thuộc diện quản lý của Bộ Chính trị, Ban Bí thư thì Bộ Chính trị, Ban Bí thư giao Ủy ban Kiểm tra Trung ương làm.

Thứ hai, là khi có kiến nghị, phản ánh, đơn thư tố cáo có việc kê khai tài sản không trung thực.

Thứ ba, là khi có dấu hiệu vi pham quy định của Đảng, Nhà nước về kê khai tài sản.

Không nêu chính xác con số về cán bộ thuộc diện Bộ Chính trị, Ban Bí thư quản lý chịu sự điều chỉnh của quy định mới này, nhưng Phó Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Trung ương nói: “Có khoảng 1.000 cán bộ thuộc diện Bộ Chính trị, Ban Bí thư quản lý”.

Cũng trao đổi với PV, ĐBQH Lê Thị Thủy cho hay, sau khi có quy định này, Ủy ban Kiểm tra Trung ương sẽ có văn bản hướng dẫn việc xây dựng kế hoạch như thế nào, thực hiện yêu cầu của cơ quan tổ chức có thẩm quyền như thế nào, xử lý kiến nghị, phản ánh, đơn thư tố cáo như thế nào, khi có dấu hiệu vi phạm như thế nào…

Có nghĩa là, sẽ có một hướng dẫn cụ thể để trên cơ sở đó hàng năm xây dựng kế hoạch tiến hành kiểm tra, giám sát bao nhiêu cuộc và giám sát như thế nào.

“Tôi cho rằng, kiểm tra, giám sát bao nhiêu cuộc trong 1 năm không phải là vấn đề quan trọng. Vấn đề là, các trường hợp có dấu hiệu vi phạm, có đơn thư phản ánh việc kê khai không trung thực thì được kiểm tra xem xét ngay, kịp thời”, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Trung ương nói.

“Sau kiểm tra, giám sát phát hiện có việc kê khai tài sản không trung thực thì được xử lý theo quy định của Đảng và Nhà nước. Ở góc độ Đảng, hiện đang sửa Quy định số 181-QĐ/TW ngày 30/3/2013 về Quy định xử lý kỷ luật Đảng viên vi phạm. Trong đó, sẽ có điều khoản quy định nếu kê khai tài sản không trung thực, không đầy đủ, không kịp thời sẽ xử lý theo điểm nào, khoản nào. Sau này ai vi phạm cái gì sẽ áp vào như lâu nay chúng ta xử lý cán bộ vi phạm. Còn quy định của Nhà nước, tới đây sửa luật Phòng chống tham nhũng cũng sẽ nói rõ. Chính phủ cũng sửa nghị định về kỷ luật cán bộ”, bà Thủy thông tin.

Bà Thủy cho biết, toàn bộ hoạt động kiểm tra, giám sát việc kê khai tài sản thực hiện theo đúng như là quy trình kiểm tra giám sát của Đảng. “Sau khi làm xong, Ủy ban Kiểm tra Trung ương sẽ có thông cáo, công khai rất đầy đủ để trên cơ sở đó các cơ quan báo chí thông tin rộng rãi; đồng thời để các tổ chức, cá nhân, nhân dân biết có việc như thế”, bà Thủy khẳng định.

Sau khi ban hành quy định này, việc kiểm tra việc kê khai tài sản khi bổ nhiệm cán bộ thì như thế nào? Câu hỏi này của PV được ĐBQH Lê Thị Thủy trả lời: “Quy trình kiểm tra việc kê khai tài sản khi bổ nhiệm cán bộ đã có rồi. Các cơ quan, tổ chức đã làm rồi thì bây giờ vẫn tiếp tục làm bình thường, chứ không phải vì có quy định mới này mà thay đổi. Quy định mới này chỉ thực hiện kiểm tra, giám sát khi có 3 trường hợp mà tôi đã nói ở trên”.

Dương Thu

Nguyên Chủ nhiệm VP Quốc hội đề nghị kiểm soát tài sản quan chức

Thứ 5, 02/01/2014 | 16:19
"Phải ban hành luật Kê khai tài sản để phòng ngừa tham nhũng và kiểm soát được tài sản của người tham nhũng", ông Vũ Mão, nguyên Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội, nói.

Nữ nhà báo bị hành hung vì điều tra tài sản của quan chức

Thứ 4, 01/01/2014 | 09:02
Hoa Kỳ và Liên Hiệp Châu Âu cực lực lên án hành động bạo lực đánh đập dã man nữ phóng viên điều tra Tetyana Chornovol vào đêm Giáng sinh tại Kiev. Nữ nhà báo trẻ này thường xuyên có mặt trong các cuộc biểu tình gần đây của phe đối lập và viết nhiều phóng sự điều tra tham nhũng chỉ trích các quan chức cấp cao trong chính phủ. Cô bị những kẻ lạ mặt đánh đập và bị vứt xuống một con mương.

Nguyên Chủ nhiệm VP Quốc hội đề nghị kiểm soát tài sản quan chức

Thứ 5, 02/01/2014 | 16:19
"Phải ban hành luật Kê khai tài sản để phòng ngừa tham nhũng và kiểm soát được tài sản của người tham nhũng", ông Vũ Mão, nguyên Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội, nói.

Nữ nhà báo bị hành hung vì điều tra tài sản của quan chức

Thứ 4, 01/01/2014 | 09:02
Hoa Kỳ và Liên Hiệp Châu Âu cực lực lên án hành động bạo lực đánh đập dã man nữ phóng viên điều tra Tetyana Chornovol vào đêm Giáng sinh tại Kiev. Nữ nhà báo trẻ này thường xuyên có mặt trong các cuộc biểu tình gần đây của phe đối lập và viết nhiều phóng sự điều tra tham nhũng chỉ trích các quan chức cấp cao trong chính phủ. Cô bị những kẻ lạ mặt đánh đập và bị vứt xuống một con mương.
Cùng tác giả

ĐBQH Vũ Thị Lưu Mai: Đầu tư công hiếm nơi nào như Việt Nam

Thứ 2, 29/10/2018 | 09:44
Đề cập đến vấn đề đầu tư công dàn trải thời gian qua, ĐBQH Vũ Thị Lưu Mai (TP.Hà Nội) cho rằng, từ “đầu tư dàn trải” trở nên quen thuộc.

Tín dụng đen tạo ra “chị Dậu thời đại mới”

Thứ 6, 26/10/2018 | 15:27
Thảo luận về kinh tế - xã hội, nhiều đại biểu bày tỏ lo ngại, băn khoăn về tình trạng tín dụng đen hoành hành gây bức xúc trong dư luận, ảnh hưởng đến đời sống của người dân.

"Chúng ta không được phép quên những hy sinh của thế hệ cha anh"

Thứ 6, 27/07/2018 | 08:30
Trong 71 năm qua, với đạo lý “uống nước nhớ nguồn”, Đảng, Nhà nước và nhân dân ta luôn luôn quan tâm chăm lo công tác thương binh, liệt sĩ và người có công với cách mạng.

"35 cảnh sát cơ động được tổ chức ôn thi rất kỹ"

Thứ 6, 20/07/2018 | 06:00
PV báo Người Đưa Tin có cuộc phỏng vấn Thiếu tướng Lê Vân, Cục trưởng cục An ninh chính trị nội bộ A83, (bộ Công an) về những bất thường trong điểm thi THPT Quốc gia 2018 tại Lạng Sơn, nơi có 35 cảnh sát cơ động dự thi.

Nguyên ĐBQH Phạm Thị Mỹ Lệ đột ngột qua đời

Thứ 4, 04/07/2018 | 11:26
Bà Phạm Thị Mỹ Lệ, đoàn ĐBQH tỉnh Bình Phước khóa XIII đột ngột qua đời sau khi đến một cơ sở làm đẹp trên địa bàn.