Kỳ bí tộc người hàng thế kỷ vô danh giữa đại ngàn Tây Bắc

Kỳ bí tộc người hàng thế kỷ vô danh giữa đại ngàn Tây Bắc

Chủ nhật, 14/07/2013 | 08:45
0
Trải qua nhiều cuộc đại thiên di, đến nay, bản sắc văn hóa, ngôn ngữ của tộc người này đã biến mất. Và từ bao đời nay, tộc người kỳ lạ này vẫn miệt mài đi tìm lại tên chính mình.

Khởi nguồn từ Mường Giôn (Quỳnh Nhai, Sơn La) du canh du cư lang thang khắp cánh rừng Tây Bắc, rồi đến bản Pá Pằng (Pha Mu, Than Uyên, Lai Châu), tộc người kỳ lạ này chính thức định canh tại bản Sài Lương (Tà Mít, Tân Uyên, Lai Châu) vào giữa năm 1969.

Ám ảnh “con ma đói” và những cuộc đại thiên di

Theo lão cao niên 103 tuổi, Lò Văn Tom kể lại, tộc người của ông ngày xưa tập trung hết ở Mường Giôn (Quỳnh Nhai, Sơn La), con cháu sinh sôi đông quá, thiếu đất sinh sống, họ phải đắp thang đất lên đánh trời để chiếm đất, không may ông trời xô đổ thang, người chết la liệt. Từ hàng trăm năm nay, con cháu chúng họ cứ lang thang khắp núi rừng để tìm chỗ định cư mới.

Xã hội - Kỳ bí tộc người hàng thế kỷ vô danh giữa đại ngàn Tây Bắc

Sau nhiều cuộc thiên di khắp đại ngàn Tây Bắc, đến nay chỉ những người già nhất làng còn nhớ cái tên của tộc người mình

Người Thái, Mông nơi đây gọi tộc người này là “Xá vàng lá”, chỉ cuộc sống gắn liền với lều, lán được dựng lên bằng lá. Và mỗi lần lá trên lán, trên lều của họ chuyển từ màu xanh sang màu vàng là họ lại chuẩn bị di cư sang một miền đất mới sinh sống.

“Tôi không nhớ rõ lắm, lúc đó có khoảng 20 gia đình từ Mường Giôn di cư sang Pá Pằng (Pha Mu, Than Uyên), định cư chỉ được một thời gian, cái nương, cái rẫy kém quá, bụng cả bản đị đói, năm 1969, chúng tôi di cư sang Sài Lương (Tà Mít, Tân Uyên). Dọc con song Nậm Mu đâu cũng là xá (lều, nhà) của tộc người chúng tôi” – Ông Lò Văn Tom đôi mắt nhập nhèm chi biết.

Xã hội - Kỳ bí tộc người hàng thế kỷ vô danh giữa đại ngàn Tây Bắc (Hình 2).

Mỗi mùa đói là một lần di cư. Và ông Lò Văn Tom chỉ nhớ mang máng về nơi tộc người của ông bắt đầu

Sinh ra từ đại ngàn, bám núi rừng để tồn tại, cuộc sống của tộc người này gắn liền với những cuộc đại du canh, du cư để kiếm miếng ăn. Đốt rừng, làm nương, trồng rẫy, khai thác cạn kiệt mảnh đất này họ lại tìm đến mảnh đất khác màu mỡ hơn, nhưng “con ma đói” như một nỗi ám ảnh với họ.

“Chúng tôi làm nương, trồng rẫy ở mọi nơi chúng tôi đến và nhờ vào cái nắng, cái mưa của ông trời để kiếm miếng ăn, nhưng làm lâu, đất cũng bạc màu, lo đến đời con cháu không trồng trọt được, chúng tôi lại tha con, tha cái đến vùng khác khai phá. Tôi cũng không nhớ rõ trước khi đến Sài Lương (Tà Mít) chúng tôi đã đi qua những đâu, nhưng hình như tôi đã trải qua 3 hay 5 mùa đói gì đó ” – ông Lò Văn Nếch, người bản Sài Lương chia sẻ.

Vào những mùa đói, món ăn chính của những người trong tộc người này chủ yếu là măng rừng, họ tích măng rừng, sắn để chống chọi với cái đói. Ông trưởng bản Sài Lương Hoàng Văn Bun, cho biết: “Vào những mùa đói, thanh niên cả bản phải lên rừng kiếm cái măng. Nguồn măng cạn, chúng tôi phải vào tận rừng già để kiếm. Gùi được nhiều, ăn không hết thì cho vào ngâm tích lại”.

Xã hội - Kỳ bí tộc người hàng thế kỷ vô danh giữa đại ngàn Tây Bắc (Hình 3).

Mặc dù liên tục di cư, nhưng con ma đói cứ đeo bám lấy họ

Sinh ra từ núi, bám rừng để sống, bản sắc văn hóa du canh, du cư ngấm sâu vào máu tộc người này. Năm 1969 khi đến Sài Lương, chính quyền huyện Than Uyên (Lai Châu) đã nhiều lần cử cán bộ xuống vận động họ định canh định cư, rồi phát cuốc, xẻng, phân bón… nhưng họ vẫn cứ bỏ bản lên rừng đốt nương, trồng rẫy, săn bắt thú. Và “con ma đói” vẫn cứ đeo bám lấy họ.

“Tôi nhớ, hồi đó huyện có hỗ trợ họ cả các giống lúa, nhưng họ nhất quyết không trồng, bởi họ sợ trồng không quen sẽ mất mùa, đói chết. Hơn nữa do họ quen với việc ăn nếp nương, bám lấy nương rẫy quen rồi. Mãi sau này, sau nhiều tháng bám bản, bám nương rẫy, thuyết phục họ mới dần hiểu ra” – ông Tòng Văn Đỉnh, trưởng phòng dân tộc huyện Tân Uyên cho biết.

Báu vật văn hóa cuối cùng

Như cánh chim giữa đài ngàn, tộc người kỳ lạ này di cư không đơn thuần chỉ để để kiếm cái ăn, hình thức di cư là một phương thức để bảo tồn, đẩy lùi xự xâm lấn các nền văn hóa khác vào bản sắc dân tộc họ.

Xã hội - Kỳ bí tộc người hàng thế kỷ vô danh giữa đại ngàn Tây Bắc (Hình 4).

Phép toán tử vi và bộ lịch sườn trâu là 2 di sản cuối cùng của tộc người này

Bởi, “ở Tây Bắc, người Thái, văn hóa Thái chiếm đa số, nếu họ ở chỗ sẽ bị văn hóa Thái đồng hóa. Hiện nay, bản sắc tộc người này đã và đang bị văn hóa Thái xâm chiếm. Bằng chứng là họ đang sử dụng ngôn ngữ của người Thái. Nhưng họ vẫn giữ được những nét tinh túy của dân tộc mình” – ông Tòng Văn Đỉnh, Phó trưởng phòng dân tộc huyện Tân Uyên cho hay.

Nét đặc trưng trong văn hóa của tộc người kỳ lạ này còn lưu trữ lại là phép toán tử vi và hai công cụ để xem tử vi: bộ lịch sườn trâu và bói thẻ. Tuy nhiên, chỉ có số ít những lão cao niên trong bản mới biết cách tính toán dựa trên hai công cụ đại diện cho văn minh tộc người này. Đến ngay trưởng bản Sài Lương, ông Hoàng Văn Bun cũng chỉ, mới nghe kể lại chứ chư bao giờ được thấy.

Theo chân ông Bun, chúng tôi tìm đến nhà ông Hoàng Văn Păn, người cuối cùng trong bản còn lưu giữ bộ lịch quý giá, biểu tượng của nền văn minh tộc người kỳ lạ này.

Xã hội - Kỳ bí tộc người hàng thế kỷ vô danh giữa đại ngàn Tây Bắc (Hình 5).

Trưởng bản Sài Lương, Hoàng Văn Bun một mực khẳng định, mình không phải người khơ mú

Tuy nhiên, khi đến nới chúng tôi mới té ngửa, bộ lịch ông thường mang theo mình như một vật bất ly thân đã thất truyền gần 2 năm nay. “Tao cũng dạy cho nhiều người, nhưng chẳng ai chịu học. Hồi đó có người hỏi mua, tao bán mất rồi” – ông Păn cho hay.

Tuy bộ lịch sườn trâu, một báu vật truyền đời của cả tộc người này đã biến mất nhưng ông Păn còn nhớ như in từng nhát khắc trên chiếc sưỡn trâu dài chừng 30 phân này. Ông cho hay: “Nó hình cong, dài chừng 30 đến 35 phân, chiều rộng cỡ 2 phân, trên đó có mười đốt, mỗi đốt 3 vạch. Nhờ nó, chúng tôi có thể tính được ngày tốt, ngày xấu để lên nương làm rẫy, dựng vợ gả chồng cho con cháu trong bản…”

Vốn là một thầy mo, ông còn cho chúng tôi xem bộ thẻ bói 30 chiếc làm bằng tre lứa. Ông chi sẻ, trước đây do ở quá xa, người bản bị bệnh thường nhờ ông cúng để đuổi con ma, nhưng từ khi ra khu tái định cư, không mấy khi sử dụng đến nó nữa.

Đoàn Tân

Những phong tục kỳ lạ trên đảo Long Sơn

Thứ 2, 22/04/2013 | 13:36
Mang hình dáng một con rồng xoãi mình trên sóng biển, đảo Long Sơn đang lôi cuốn nhiều người ưa thích nét mộc mạc, thuần khiết. Không những thế, trên hòn đảo này còn lưu giữ nhiều phong tục kỳ lạ, và cả những tư tưởng tiến bộ không thể ngờ tới.

Bộ tộc 'người ngoài hành tinh' ở Congo

Thứ 3, 05/02/2013 | 15:25
Bộ tộc Mangtebu tại nước Cộng hòa dân chủ Congo cho rằng, đầu càng dài thì càng ở tầng lớp cao và thông minh hơn những người khác. Họ chấp nhận đau đớn kéo đầu để được thông minh và được "đẹp hơn".

Tục treo chân kỳ lạ của người Mông ở miền biên viễn

Thứ 7, 06/07/2013 | 10:59
Không chỉ được gặp những nạn nhân phải bỏ một phần thân thể vì bom mìn, trong chuyến đi này, chúng tôi còn được tận mắt chứng kiến cách lưu giữ chân, tay, của những người gặp nạn vô cùng độc đáo. Quả thật, khi nhìn những phần cơ thể được chủ nhân đưa ra, chúng tôi cảm thấy rợn tóc gáy...