Cái 'duyên' của tượng Phật triệu đô nơi địa đầu Tổ quốc

Cái 'duyên' của tượng Phật triệu đô nơi địa đầu Tổ quốc

Thứ 6, 22/03/2013 | 16:25
0
Trước khi tượng Phật ngọc Thích ca Mâu ni Thiền định an tọa tại chùa Thành (Lạng Sơn), pho tượng này đã trải qua nhiều lần ngã giá đến cả triệu đô la Mỹ và thậm chí có người đặt cọc trước nhưng vẫn bất thành. Những người trong cuộc cũng không thể lý giải được vì sao lại có nhiều sự kiện sự trùng hợp đến kỳ lạ như thế mà chỉ có thể tựu trung trong một chữ "duyên".

Những điều trùng lặp kỳ l

Nếu câu chuyện chỉ dừng lại ở việc một pho tượng có giá trị lớn công đức cho một ngôi chùa thì cũng không đặc biệt cho lắm. Nhưng câu chuyện về hành trình của pho tượng, cũng như những sự kiện xảy ra hàng chục năm về trước và khi đem xâu chuỗi lại nhiều điều trùng lặp đến kỳ lạå mà không thể lý giải khiến bất cứ ai cũng tò mò.

Xã hội - Cái 'duyên' của tượng Phật triệu đô nơi địa đầu Tổ quốc

Sư thầy Thích Quảng Truyền (mặc áo cà sa) và ông Phạm Xuân Phương (người mặc áo sơ mi đeo cà vạt) đang bàn về ngày lễ hô thần nhập tượng.

Vị phật tử đi cùng nói: "Đến nơi bạn sẽ được những người trong cuộc kể cho nghe tường tận. Tôi biết đến đâu kể đó". Tượng Phật Thích ca Mâu ni Thiền định khi mới tạc xong có doanh nghiệp ở tỉnh Bình Dương đã trả một triệu USD (khoảng 21 tỉ đồng) và đặt trước 400 nghìn USD. Nhưng sau đó người môi giới mua pho tượng này đã nâng giá lên 200 nghìn USD. Biết chuyện, chủ nhân của bức tượng là nghệ nhân Nguyễn Văn Cam (tên thường gọi là Ba Cam - PV) không đồng ý "việc buôn thần bán thánh" nên đã từ chối thẳng thừng, dù phía doanh nghiệp đã đặt cọc. Sau đấy, nhiều doanh nghiệp cũng ngỏ ý muốn có được pho tượng quý này, nhưng không hiểu vì sao ông Ba Cam không nhận lời. Mà chính bản thân ông sau này cũng thừa nhận, không phải chuyện giá cả, có tiền chưa chắc đã mua được, mà có điều gì đó lạ kỳ lắm không thể giải thích được. Ông bảo nếu cái "duyên" chưa đến thì dù có chắc chắn đến 99% cũng bất thành.

Từ Hà Nội, hơn ba tiếng đồng hồ chạy xe, chúng tôi đã đặt chân đến chùa Thành. Pho tượng cũng vừa mới được cẩu xuống, vẫn còn bọc kín bằng vải đỏ. Tôi được chỉ gặp ông Phạm Xuân Phương, một đại gia đất Hà thành, ông cũng là người đóng góp chính công đức pho tượng này. Ông Phạm Xuân Phương  cho biết: "Tôi được một người bạn giới thiệu, có một pho tượng đặc biệt khó tin nhưng có thật là cây bồ đề mọc lên xung quanh. Tôi đã đến tận nơi nhìn tận mắt và xem có thật không. Đúng như những gì người ta đồn, tại xưởng đá của ông Ba Cam, đúng vị trí đặt pho tượng có năm cây bồ đề mọc xung quanh. Sự kiện này đã thu hút rất nhiều người hiếu kỳ đến xem. Nhiều người cho rằng, đây là một điều diệu kỳ, ngẫu nhiên đến kỳ lạ bởi cả khu đất trống năm cây bồ đề không mọc lại mọc xung quanh vị trí của tượng Phật, thật linh thiêng. Lần đầu nhìn thấy pho tượng, tôi rất ấn tượng và đề nghị được gặp chủ nhân tạc pho tượng để trao đổi và nói nguyện vọng của mình".

"Sau vài lần hẹn gặp, tôi mới gặp được ông chủ bức tượng. Tôi đặt vấn đề muốn đưa bức tượng về chùa Thành, (Lạng Sơn), trấn ải nơi địa đầu Tổ quốc. Lúc đó, ông Ba Cam bảo đã có một doanh nghiệp ở thành phố Hồ Chí Minh đặt tiền mua nhưng ông còn đang do dự chưa muốn bán, một phần vì bận, phần vì ông không muốn đưa tượng Phật về đó. Sau một hồi suy nghĩ, ông Ba Cam bảo, nếu đưa pho tượng về Lạng Sơn thì tôi đồng ý, còn không thì thôi, tôi chưa muốn bán", ông Phương kể.

Xã hội - Cái 'duyên' của tượng Phật triệu đô nơi địa đầu Tổ quốc (Hình 2).

Tượng Phật Thích ca Mâu ni Thiền định được bao bọc cẩn thận để  vận chuyển đến chùa Thành (Lạng Sơn)

Trấn ải nơi địa đầu Tổ quốc

Tôi không khó nhận ra ông Ba Cam với mái tóc dài lãng tử, giọng đặc người Đà Nẵng. Ông chia sẻ: "Từ Nam ra Bắc tôi đều có những bức tượng Phật ngọc đá quý do chính tay mình tạc. Bởi vậy, ngay khi nói đưa tượng về Lạng Sơn, không hiểu sao tôi rất vui và ủng hộ dù chưa biết sẽ được trả giá thế nào. Tôi rất thích và cảm động trước cách đặt vấn đề của ông Phương. Pho tượng không chỉ có ý nghĩa tâm linh mà còn có ý nghĩa trấn ải nơi địa đầu Tổ quốc". 

Xung quanh pho tượng Phật kỳ lạ này còn là câu chuyện của vị trụ trì chùa Thành, Đại đức Thích Quảng Truyền, người đồng ý nhận pho tượng quý này. Trong tâm trí của vị sư trụ trì vẫn nhớ như in, một hôm có hai phật tử ôm theo một túi vải được gói rất cẩn thận, đứng lấp ló ngoài cửa xin gặp. Hai phật tử mới kể đầu đuôi câu chuyện chiếc áo cà sa mang từ khu thánh địa thiêng liêng Bồ Đề Đạo Tràng (Ấn Độ) về trao tận tay cho ông.

Chuyện xảy ra cách đây đã hơn chục năm, một đoàn Việt Nam cả trăm người đến Bồ Đề Đạo Tràng vãn cảnh, thắp hương và khấn Phật. Điều bất ngờ, vị sư thầy ở một đất nước xa xôi, khác về ngôn ngữ, văn hóa, đứng hầu dưới chân tượng Phật Tổ giữa biển người nhận ra có hai phật tử người Việt. Ông vẫy hai phật tử lại gần và nhờ một thông dịch viên giúp đỡ. Sư thầy nước Ấn mới hỏi hai con là người Việt Nam và đến từ vùng địa đầu Tổ quốc phải không? Hai vị phật tử gật đầu và vô cùng kinh ngạc bởi sao vị sư thầy lại biết rõ như thế.

Biết đã tìm đúng người, sư thầy cởi chiếc áo cà sa trên bức tượng Phật Tổ, gấp gọn cho vào một bọc vải để mọi người không nhìn thấy và nhờ hai phật tử về Việt Nam trao lại cho một vị trụ trì trẻ tuổi. Hai vị phật tử nhận áo nhưng đáp, chùa ở quê nhà con chưa có sư, chúng con biết trao cho ai? Vị sư thầy đáp cứ cầm về đi rồi sẽ có sư thầy đến làm trụ trì.

Xã hội - Cái 'duyên' của tượng Phật triệu đô nơi địa đầu Tổ quốc (Hình 3).

Nghệ nhân Nguyễn Văn Cam

Ngày Đại đức Thích Quảng Truyền về làm trụ trì chùa Thành, tuổi còn rất trẻ, mới tròn 30.  Nhận chiếc áo cà sa mà sư thầy tưởng mình đang mơ, vô cùng bất ngờ và lấy làm kinh ngạc. Bản thân sư thầy có lúc không dám tin bởi ở một đất nước xa xôi mà vị sư thầy Ấn Độ như biết trước điều gì sẽ đến và sẽ có một vị sư trẻ tuổi về trụ trì ở một tỉnh mà Phật giáo còn non trẻ, chưa phát triển. Từ ngày nhận được chiếc áo quý, sư thầy Thích Quảng Truyền cất giữ rất cẩn thận và chưa bao giờ mở ra xem lại.

Nói về mảnh đất xứ Lạng, chùa Thành tọa lạc bên con sông Kỳ Cùng lảng bảng sương mờ, chảy ngược "độc nhất vô nhị" tại Việt Nam. Nơi đây có bến đò Thạch Độ, nay là cầu Kỳ Lừa thơ mộng. Dưới thời Lý Trần, triều đình đã cho xây dựng nhà công quán làm nơi nghỉ chân của sứ thần hai nước Việt - Trung. Nhân dân đã xây dựng chùa gần nhà công quán đặt tên là Diên Khánh Tự, cũng vì nằm gần Đoàn Thành phía bắc nên dân gian vẫn quen gọi là chùa Thành như hiện nay. Theo vị trụ trì Thích Quảng Truyền, chùa Thành ở vị trí đắc địa nơi địa đầu Tổ quốc.

Kết quả pho tượng Phật về đến xứ Lạng mà những người trong cuộc như ông Phạm Xuân Phương, trụ trì Thích Quảng Truyền hay nghệ nhân Ba Cam chỉ có thể đúc kết trong một chữ "duyên", "một vòng tròn hoàn hảo".                                                  

Độ cứng chỉ thua kim cương

"Tượng Phật Thích ca Mâu ni Thiền định được chế tác bằng đá saphir tự nhiên nguyên khối, có màu xám phớt lục chứa một số gân mạch màu lam đến lam phớt xám. Độ cứng của bức tượng Phật này chỉ thua kim cương, nếu kim cương có độ cứng là 10 thì loại đá saphir này là 9. Pho tượng có giá hàng triệu đô la Mỹ dự định đặt tên là Tượng Lam Ngọc Phật Tổ. Dự kiến buổi lễ đón nhận công đức và hô thần nhập tượng sẽ diễn ra vào ngày 22/5 (tức ngày 13/4 âm lịch). Pho tượng nặng 8,6 tấn, cao 2,8m, bề rộng 1,56m, dày 0,9m. Tất cả các số liệu này chúng tôi nhờ trung tâm Ngọc học và Giám định vàng bạc đá quý DOJI giám định", nghệ nhân Nguyễn Văn Cam nói.

 Thiên Vũ

Yếu tố lịch sử tượng Phật 'lạ' phạm sắc giới

Thứ 2, 05/08/2013 | 16:34
Một tượng Phật bị “ném đá” trên mạng vì tạo hình được cho là quá sắc dục.

Những pho tượng Phật lớn nhất Việt Nam

Thứ 5, 27/12/2012 | 23:55
(Nguoiduatin) – Đạo Phật là tôn giáo lớn nhất ở Việt Nam. Khắp mọi miền của nước ta đều có những ngôi chùa cùng những pho tượng Phật – biểu tượng của tôn giáo có số lượng tín đồ đông nhất này.

Người nước ngoài lừa bán tượng Phật cổ

Thứ 5, 27/12/2012 | 23:54
Cơ quan cảnh sát điều tra Công an TP. Hà Nội vừa có kết luận điều tra vụ án 2 người nước ngoài vào Việt Nam lừa đảo, bán cổ vật giả.

Gian nan chế tác tượng Phật Bà bằng ngọc bích lớn nhất Việt Nam

Thứ 5, 27/12/2012 | 23:45
Nghe tin ở đất nước Canada xa xôi tìm được khối ngọc bích lớn, ông Trịnh Hữu Hòa lập tức lên đường bởi niềm đam mê nghệ thuật đã ngấm vào máu thịt của ông.