Kỳ lạ xóm mộ cổ giữa trung tâm Sài thành

Kỳ lạ xóm mộ cổ giữa trung tâm Sài thành

Thứ 7, 14/09/2013 | 09:36
0
Từng bị cho là sống cùng với cõi âm, từng được chính quyền vận động bà con nơi xóm nghĩa địa giải tỏa những ngôi mộ nằm trên khu phố sầm uất, nhưng con cháu nhà họ Mai vẫn khẳng định, họ không muốn rời xa mảnh đất ông bà đã để lại.

Những ngôi mộ hơn 100 năm

Nằm trong con hẻm 94 trên đường Hoàng Hoa Thám (phường 7, quận Bình Thạnh, TP.HCM) có một dòng họ vẫn quây quần bên nhau bao đời nay, đó là dòng họ Mai. Điều đặc biệt, những người dân xóm này xây dựng nhà cửa chung sống với nhau bên cạnh những ngôi mộ của tổ tiên. Vì thế, người dân khu vực xung quanh còn gọi đây là "xóm nghĩa địa".

Bà Mai Kim Phượng (60 tuổi), con gái nhà họ Mai, kể lại: "Chúng tôi được sinh ra và lớn lên tại mảnh đất này, chỉ biết rằng những ngôi mộ xung quanh là của tổ tiên trong dòng họ. Hồi còn nhỏ, chúng tôi đều được ba má cho biết, đây là phần đất của dòng họ mình. Vì thế, con cháu cần phải giữ gìn cho muôn đời sau.

Hồi đó, khu này mộ nhiều hơn, có khoảng gần 100 ngôi mộ, nhưng vì nhà nước giải tỏa làm đường nên chúng tôi đã phải cất bớt đi, hiện còn khoảng 48 ngôi mộ nằm xen kẽ nhau bên những ngôi nhà nhỏ; bây giờ đã yên ổn, chúng tôi có nghèo đến đâu  cũng quyết giữ lại cho dòng họ".

Hầu hết những người già trong dòng họ đều khẳng định, những ngôi mộ được xây bằng đá tổ ong khoảng hơn 100 năm trước. Vì hồi đó, ông bà khắc tên bia mộ bằng tiếng Pháp và theo thời gian mưa gió đã bào mòn đi những dòng chữ này. Cho đến bây giờ, người ta chỉ biết tin vào lời truyền miệng của người đi trước.

Con cháu nhà họ Mai cho biết, những ngôi mộ lâu nhất được xây bằng đá tổ ong, ngày trước khi dân cư còn thưa thớt, những ngôi mộ này được che lấp bằng những bãi cỏ um tùm; sau đó mới được con cháu trong họ dọn dẹp, sạch sẽ, còn những ngôi mộ khác đều có tên khắc trên bia mộ.

Xã hội - Kỳ lạ xóm mộ cổ giữa trung tâm Sài thành

Những ngôi mộ nằm xen nhà cửa người dân.

Bà Mai Kim Cúc (55 tuổi), con cháu trong dòng họ, cho biết: "Kể từ sau khi đất nước giải phóng, nhiều người thấy đất ở Sài Gòn đắt đỏ nên bán lấy tiền rồi chuyển qua những nơi khác sinh sống. Còn anh chị em chúng tôi tuy là dân lao động nghèo nhưng vẫn bám lại nơi đây. Bởi chúng tôi không đành lòng bán lấy tiền để bỏ đi khi mộ của ông bà tổ tiên vẫn nằm lại đây.

Dù còn nghèo nhưng được sống trên mảnh đất của ông bà mình để lại vẫn cảm thấy tự hào hơn. Chúng tôi chỉ là những người chạy xe ôm, buôn bán nhỏ lẻ nhưng rất vui vẻ khi được quây quần ben nhau. Đây là di sản quý giá mà chúng tôi may mắn có và giữ gìn phát huy được, nên chúng tôi sẽ bảo vệ nó đến cùng".

Cũng theo bà Cúc, cũng nhờ sự  tồn tại của những ngôi mộ cổ này, những anh em bà con trong dòng họ có dịp quây quần bên nhau mỗi dịp tết đến xuân về. Nằm khuất dưới những tán lá bàng mát mẻ, những ngôi mộ nơi đây được xem là chốn dừng chân nghỉ ngơi lý tưởng, là sân chơi thú vị cho người già, trẻ con trong xóm.

Bà Cúc nói: "Mặc dù chúng tôi không biết tên ông tổ là ai nhưng anh em trong dòng họ thì thì rất đoàn kết. Con cháu tập trung về dọn  dẹp, thắp nhang, rồi tổ chức họp mặt ăn uống rất khí thế. Có những người vì hoàn cảnh đi xa cũng tìm về tụ họp rất đông đủ.  Khu dân cư gần đây hầu hết đều là con cháu họ Mai, vì thế mỗi khi những hộ gia đình nào có chuyện vui buồn là chúng tôi tổ chức thăm hỏi, động viên nhau để sống. Những người dân nhập cư tại khu  vực này đã nhiều lúc tò mò vì sao chúng tôi sống rất gần gũi thân quen, chứ không phải lúc nào cũng cửa đóng then cài như dân thành phố. Mãi sau này ở lâu thì họ mới nhận ra chúng tôi đều là anh em trong dòng họ".

Kỳ lạ chuyện phụ nữ duy trì dòng họ

Sẽ vận động người dân giải toả mộ cổ

Ông Phạm Văn Tồn (Phó chủ tịch UBND phường 7, quận Bình Thạnh, TP.HCM) cho biết: "Những người dân họ Mai hiện đang sống trên đất của ông bà để lại và những ngôi mộ đó cũng nằm trên đất của họ. Sắp tới, chúng tôi sẽ mời những hộ dân này lên  để vận động họ giải toả những ngôi mộ này. Đồng  thời, chúng tôi sẽ hỗ trợ họ về mặt pháp lý nhằm thuyết phục họ giải toả những ngôi mộ, góp phần cải thiện môi trường sống xung quanh…". 

 Chia sẻ với PV, một bộ phận bà con ở đây lại không đồng tình khi nghe chuyện giải tỏa những hộ dân này. Anh Mai Văn Thủy (32 tuổi), cũng là con cháu trong họ, khi nghe PV hỏi về  chuyện những ngôi mộ cổ, anh này tỏ vẻ bức xúc: "Chúng tôi không biết gì cả, nếu có lên báo rồi mai mốt người ta kêu bốc mộ của ông bà chúng tôi thì sẽ ra sao, khi đó chúng tôi sẽ sống như thế nào; trong khi những người dân khu này đã gắn bó hơn cả trăm năm để bảo vệ  di sản của ông bà chúng tôi".

Được biết, thời gian qua, chính quyền phường 7 (quận Bình Thạnh) từng có nhiều lần mời những hộ dân nơi đây lên làm việc, nhằm giải thích cho họ hiểu về việc sống chung với những ngôi mộ như thế sẽ ảnh hưởng đến môi trường, sức khỏe...

Nhưng tất cả ý kiến bà con dòng họ Mai lại cho rằng, họ sống trên đất ông bà mình để lại đã mấy chục năm, nên sẽ không có chuyện ảnh hưởng đến sức khỏe. Môi trường ở đây vẫn rất tốt so với những khu phố khác".

Bà Phượng cho biết thêm: "Thời gian qua, có nhiều người nói ra nói vào rằng, chúng  tôi đang sống cùng người âm. Thực ra, chúng tôi ở đây đã bao nhiêu thế hệ, nhưng sức khỏe vẫn bình thường, đâu có bệnh tật nào đâu. Thậm chí, những bậc cao niên ở đây đều có tuổi thọ cao, hầu hết đều thọ tới hàng 80-90 tuổi. Chúng tôi cũng muốn có một nơi ở rộng rãi thoáng mát hơn, nhưng vì bảo vệ mộ tổ tiên nên chúng tôi phải ở lại. Đã có nhiều lần cán bộ địa phương góp ý với chúng tôi là nên giải toả, nhưng chúng tôi không làm gì phi pháp ảnh hưởng đến người dân xung quanh, cũng không làm mất an ninh trật tự xã hội thì không có lý do gì chúng tôi phải giải tỏa…".

Điều đáng nói, theo những người dân ở đây, từ trước đến nay, con gái nhà họ Mai có đặc điểm khác nhiều dòng họ đó là khi đi lấy chồng đều không cần phải lo chuyện nhà cửa và họ cũng chính là những người đứng ra duy trì dòng họ. Đó là vì họ đã có đất đai ông bà để lại.

Bà Phượng chia sẻ: "Chúng tôi tuy nghèo nhưng được cái có sẵn đất đai  từ lâu, do đó khi đi lấy chồng không phải chịu cảnh làm dâu rồi về nhà chồng ở. Thực tế, cái xóm nhỏ này hầu hết đều như vậy. Vì thế nên chị em chúng tôi mới giữ đất được lâu đời vậy. Có nhiều người  từng đặt câu hỏi với chúng tôi rằng, chắc hồi trước, dòng họ này giàu có lắm nên mới làm được điều kỳ diệu như vậy. Họ cho rằng, ngày nay giữa chốn Sài thành đất chật người đông làm gì có nghĩa địa hay mộ nào mọc lên đây được. Thực sự tài liệu về dòng họ vẫn là điều bí mật đối với chúng tôi".      

Ái Minh

Chuyện khó tin quanh ngôi mộ cổ ở Núi Lãn

Thứ 2, 01/07/2013 | 16:22
Ngôi mộ cổ trên đồi Gò Cao ở xóm Núi Lãn, thôn Phú Đa (xã Cần Kiệm, huyện Thạch Thất, Hà Nội) gắn với những câu chuyện ly kỳ đến khó tin.

Giải mã về ngôi mộ cổ với xác ướp kỳ bí ở Sài Gòn

Thứ 5, 27/12/2012 | 23:45
Trong quá trình di dời nghĩa trang trong khu vực trung tâm TP.HCM ra ngoại thành, người ta đã phát hiện ra nhiều ngôi mộ độc đáo, thu hút giới khảo cổ nói riêng và cộng đồng khoa học nói chung.

Hãi hùng chuyện trộm mổ cổ bị 'báo oán'

Thứ 6, 30/08/2013 | 08:51
Sau cái đêm vì tham tiền mà đi đào trộm ngôi mộ cổ giữa cánh đồng rồi sợ “vãi linh hồn” khi gặp dòng nước 5 màu xanh đỏ tím vàng chảy ra từ áo quan, nhóm thanh niên đào trộm mộ tự nhận mình đã “tàn đời”.

Xót lòng cảnh xóm chài 'trói' con để mưu sinh

Thứ 6, 06/09/2013 | 18:13
Trên dòng nước mênh mông của sông Đồng Nai đang "cưu mang" hàng trăm mảnh đời nghèo khổ, nhưng để có thể kiếm được bữa ăn, có những bậc cha mẹ phải "trói" con trên thuyền...

Đám cưới 'có một không hai' xôn xao xứ Nghệ

Thứ 2, 29/07/2013 | 08:42
Trải qua thời gian dài quan hệ yêu đương, Tiến mới nhận được cái gật đầu ưng thuận của Hòa. Mừng như “vớ được vàng”, chàng trai nhanh chóng thúc giục gia đình tổ chức một đám cưới linh đình.

Những vụ tự tử 'bá đạo', hài hước chỉ có ở Việt Nam

Thứ 4, 24/07/2013 | 09:24
Có những vụ tự tử đã khiến bác sĩ phải cười ra nước mắt vì những lý do tự tử hài hước và những nhầm lần khó tin của những người có ý định tự tử

Làng 'nổi tiếng' vì xới nền nhà tìm mộ để chữa bệnh

Thứ 2, 22/07/2013 | 09:05
Xã Nga Liên, huyện Nga Sơn (Thanh Hóa) bỗng nhiên “nổi tiếng” trước thông tin nhiều hộ dân đào xới nền nhà tìm mộ để chữa bệnh theo sự hướng dẫn qua điện thoại của một người được cho là ở Đồng Nai.

Sự kỳ lạ của 2 ngôi mộ bị xiềng ở Đà Nẵng

Thứ 3, 09/07/2013 | 08:20
Từ những năm cuối thế kỷ 19, đầu thế kỷ 20, những cư dân sinh sống ở vùng đất phía tây bắc của huyện Hòa Vang, TP Đà Nẵng, đã phát hiện thấy sự kỳ lạ của 2 ngôi mộ cổ bị xiềng xích sắt nằm ở nơi rất heo hút giữa cỏ tranh ngút ngàn.