Kỳ nhân trị rắn cắn không màng lợi lộc

Kỳ nhân trị rắn cắn không màng lợi lộc

Thứ 5, 07/03/2013 | 16:59
0
Người dân khu vực Thới Bình (phường Thới An thuộc quận Ô Môn, TP.Cần Thơ) gọi bà Nguyễn Thị Chanh với cụm từ thân thương là bà Sáu Chanh cho thuốc rắn cắn.

Người ta gọi là cho vì bà đã cứu sống biết bao người bị rắn độc cắn mà không lấy của ai cắc bạc nào.

Truyền nhân đời thứ 5 của bài thuốc trị nọc rắn độc

Vừa đặt chân vào phường Thới An, chúng tôi hỏi thăm bà Sáu Chanh cho thuốc rắn cắn thì ai ai cũng biết và chỉ dẫn nhiệt tình để chúng tôi tìm đến nhà người đàn bà đặt biệt này. Bà Sáu Chanh năm nay đã bước sang tuổi 72 nhưng sức khỏe vẫn còn rất tốt và vui vẻ đón tiếp chúng tôi.

Sau vài câu chào hỏi, bà trải lòng về duyên số đưa đẩy mình đến với những cây thuốc trị rắn cắn. Theo bà Sáu, bài thuốc trị rắn cắn không có gì phức tạp, khó khăn nhưng không phải ai cũng học được nếu không có duyên và một phần dựa vào đức tính của người học.

Bà Sáu Chanh nhớ lại: "Từ đời ông cố, ông sơ của tôi đi khai hoang mở đất ở vùng này cánh đây đã hàng trăm năm. Lúc bấy giờ rắn ở đây còn đông hơn người, mình khai hoang mở đất đụng chạm đến nơi ở của chúng nên chuyện bị rắn cắn là điều không thể tránh khỏi.

Lúc đó những bài thuốc gia truyền của những người dân đến đây mở đất được lan truyền cho những người dân để chống lại nọc của những con rắn độc. Tổ tiên dòng dõi của tôi may mắn học được bài thuốc quý nên truyền lại cho con cháu sau này phòng thân. Tính đến nay, đến tôi là truyền nhân đời thứ 5 còn giữ được bí kíp trị nọc rắn".

Xã hội - Kỳ nhân trị rắn cắn không màng lợi lộc

Bà Sáu với cây thuốc mọi (cây đỗ trọng) là vị thuốc chuẩn trong các bài thuốc rắn

Bà Sáu Chanh kể lại, từ nhỏ, khi bà lên 7 đã theo bà ngoại để học cách nhận biết những loại thuốc nam trị rắn cắn. Trong nhiều năm liền bà Sáu Chanh chỉ biết đến những loại thuốc nam đó chứ không hề biết phải trị rắn cắn ra sao, loại thuốc nào đặc trị cho nọc độc của loại rắn nào. Mãi đến khi bà ngoại của bà Sáu Chanh già yếu, mới truyền lại cho bà cách nhận biết những dấu răng, vết cắn của rắn để xác định chính xác danh tính của từng loài rắn độc.

Bà Sáu Chanh cho biết: "Người dân ở đây thường bị rắn lục đỏ, hay còn gọi là rắn hổ sậy cắn. Đây là loài rắn rất độc, nếu không kịp thời cứu chữa thì người bị rắn cắn có nguy cơ tử vong rất cao. Dấu răng của rắn lục đỏ là hai dấu răng thưa, cách nhau khoảng 5 ly. Vùng da thịt xung quanh bị cắn bị bầm tím rất đậm, người kinh nghiệm nhìn là biết ngay. Còn rắn hổ đất thì hai vết răng sát nhau hơn, vết cắn thâm sâu hơn và vùng da xung quanh nổi vòng tròn bầm tím như đồng tiền".

Cách trị nọc độc rắn của bà Sáu Chanh cũng không có gì là phức tạp. Bà Sáu cho biết cách trị nhanh nhất với những người được cứu chữa kịp thời là nấu lá thuốc để xông trực tiếp vào phần cơ thể bị rắn cắn. Những loại thuốc được bà Sáu Chanh trồng khắp nhà được hái với lượng vừa phải. Sau đó bà cho vào nồi nước nấu sôi lên, khi nước thuốc đang nghi ngút khói, thì cho phần bị rắn cắn lên trên nồi nước rồi ủ khăn lại cho đến khi không còn khói.

Sau khi nước bớt nóng, chỉ còn âm ấm thì cho vết rắn cắn vào ngâm rồi rửa sạch. Tùy vào nọc độc nặng hay nhẹ mà số lần xông hơi ít hay nhiều. Đó là đối với những trường hợp cứu chữa kịp thời, còn đối với những trường hợp để lâu, nọc độc xâm nhập vào cơ thể thì phải hái lá thuốc giã nhỏ vắt lấy nước để uống.

Theo bà Sáu Chanh, có những trường hợp bệnh viện cũng phải bó tay không cứu được nữa, nhưng khi người bị rắn cắn đến tìm gặp bà thì bà vẫn có cách chữa được. Bà Sáu cho biết, điều quan trọng là phải uống được thuốc, vì những trường hợp độc ngấm sâu vào cơ thể người bệnh mất dần cảm giác và hôn mê sâu, việc uống thuốc cũng rất khó khăn. Với những trường hợp này phải liên tục chữa trị trong nhiều ngày liền, có nhiều trường hợp phải uống rồi xông thuốc cả tháng trời mới hoàn toàn bình phục.

Xã hội - Kỳ nhân trị rắn cắn không màng lợi lộc (Hình 2).

Cây ráng đồng tiền

Niềm vui cứu người

Đến nay bà Sáu Chanh không nhớ mình đã cứu bao nhiêu người. Mỗi lần cứu được một mạng người bị rắn độc cắn bà thấy mình vui hơn vì làm được một việc có ích cho đời. Hàng xóm của bà là Châu Thị Đinh, đã ngoài 80 tuổi, bà Định 7 lần bị rắn cắn và may mắn được bà cứu sống. Một trường hợp khác mà bà Sáu nhớ rất rõ là một người thanh niên trẻ tuổi tên Thanh (làm việc tại khu vực Nông trường Sông Hậu).

Một lần Thanh đi bắt rắn về ăn, trong lúc làm thịt rắn Thanh vô tình chạm vào răng của rắn bị trầy xước ngón tay. Không lâu sau Thanh bị ngấm độc rồi chìm vào hôn mê sâu, gia đình chuyển thanh lên bệnh viện đa khoa Ô Môn, nhưng các bác sĩ đều bó tay. Gia đình của Thanh mới dò tìm những người thầy lang chuyên trị rắn cắn trong vùng và may mắn được người dân tận tình chỉ dẫn đến tận nhà bà Sáu. Nhận định tình hình nguy cấp, bà Sáu lấy thuốc lá giã nhỏ cho Thanh uống.

Lúc này Thanh đã hôn mê, khó thở do đờm trào lên. Bà Sáu cố gắng cho người thanh niên trẻ uống hết chén thuốc rồi xông hơi vết cắn. Sau nửa ngày được bà Sáu tích cực chữa trị, Thanh đã hồi tỉnh. Anh và gia đình vô cùng biết ơn bà Sáu, báo đáp hậu hĩnh nhưng bà Sáu đã có lời thề với dòng họ không nhận bất cứ tiền bạc của người dân khi chữa trị. Bà Sáu tâm sự: "Cứu một mạng người là được một đống vàng rồi. Những người được tôi chữa trị sau khi bình phục chỉ cần mang một ít trái cây, bánh trái đến cúng bàn thờ tổ tạ ơn là được rồi".

Bà Sáu vui vẻ kể lại: "Tôi một lần chữa trị cho người phụ nữ hơn mình 4 tuổi bị rết cắn vào mu bàn tay. Đây là khu vực nhâm thân khiến độc của rết sẽ phát tán rất nhanh và khó chữa trị. Người phụ nữ được đưa đến nhà tôi trong tình trạng rất nguy kịch. Tôi phải vất vả cả ngày trời cho người bệnh uống nhiều loại lá khác nhau mới giành lại mạng sống từ tay thần chết.

Bà Sáu nhớ lại lúc chữa trị cho người phụ nữ này, người dân hiếu kỳ chạy đến xem đông như hội, xe cộ, xuồng ghe đậu chật kín sân nhà và bến đò nhà bà. Từ 8h sáng cho đến 5h chiều, người phụ nữ này mới có dấu hiệu của sự sống. Vừa kể chuyện, bà Sáu vừa khoe bộ áo quần mình đang mặc là do một anh công an từng là bệnh nhân rắn cắn, sau khi được bà chữa trị cả tháng trời mà không tốn một đồng bạc, anh công an đã tặng bà xấp vải gọi là đền ơn. Trước tấm chân tình của người bệnh, bà Sáu không nỡ từ chối và đóá cũng là món quà duy nhất mà đến nay bà Sáu nhận.

Bà Sáu không hề có ý định giấu nghề. Với những người bà từng chữa trị, bà luôn chỉ bảo cho họ một số vị thuốc nam được trồng quanh nhà đều có thể làm thuốc trị rắn cắn. Với những người muốn học nghề, bà không hề từ chối. Nhưng theo bà không phải ai cũng học được nếu không kiên nhẫn và có cái tâm của mình. Quanh nhà bà Sáu trồng rất nhiều loại thuốc được bà chăm sóc hàng ngày như: É tím, cỏ ống, ráng đồng tiền, lưỡi bò, quế, cây chó đẻ, cây thuốc mọi (cây đỗ trọng)… Mỗi loại cây đặc trị cho nọc độc của những loại rắn khác nhau. Bà Sáu cho biết, cây thuốc mọi là vị thuốc chuẩn, được giã chung với nhiều loại thuốc khác cho người bị rắn cắn uống.

Truyền bí quyết cho người ngoài

Mặc dù bà Sáu có rất đông con (8 người con, 5 gái, 3 trai) đều được ăn học tới nơi tới chốn, nhưng không ai trong số đó theo bà học nghề. Bà Sáu cho biết hiện đang truyền nghề lại cho một cô giáo cấp 2 ở cách nhà bà không xa, với hy vọng cô giáo này sẽ là người nối nghiệp bà cứu giúp cho những người dân khắp nơi bị rắn độc cắn.

Giúp người để phúc để đức cho con cháu

Chồng của bà Sáu Chanh, ông Nguyễn Văn Long tuy không biết nhiều về những bài thuốc trị rắn cắn nhưng ông luôn ủng hộ tâm nguyện cứu người tích đức của vợ. Hàng ngày ngoài công việc đồng áng, mỗi khi bà Sáu cứu người, ông Long lại hăm hở giúp vợ hái lá, giã thuốc. Suốt gần 40 năm bà Sáu làm việc nghĩa cứu người, ông Long chưa một lời phàn nàn mà luôn bên cạnh bà trong tất cả mọi công việc. Niềm hạnh phúc của vợ chồng bà Sáu là thấy những người bệnh được mình chữa trị hoàn toàn bình phục, đó cũng là cách để ông bà tích đức cho con cháu đời sau.

Nguyên Việt

'Kỳ nhân' đặc trị rắn cắn bằng phương pháp kịch độc

Thứ 2, 18/02/2013 | 13:20
Cụ Quán móm mém và hiền từ, đây đẩy chối từ mỹ danh "vua rắn" mà người dân khắp nơi nể phục phong tặng cho mình từ nhiều năm nay.

Truyền nhân trị rắn độc cắn

Thứ 6, 28/12/2012 | 00:06
Nói đến Hoàng Văn Châu, ở xã Hồng Sơn, huyện Đô Lương, người dân Nghệ An hầu như ai cũng biết. Đó là người có biệt tài chữa rắn độc cắn, người đời gọi anh là thần y.

'Thánh sư trị rắn' trên núi Nam Quy

Thứ 6, 15/02/2013 | 16:47
Chùa Phnom Pi Lơ nằm ẩn dật nơi một góc hoang vu của ngọn núi Nam Quy (thuộc ấp Phnom Pi, xã Châu Lăng, huyện Tri Tôn, An Giang). Đó là nơi trú ngụ, trì niệm Phật pháp của ngài hòa thượng Châu Sôm. Theo lời truyền miệng của cư dân địa phương thì hòa thượng Châu Sôm đã luyện được một số phép thuật bí ẩn có thể "di sơn, phá thạch".

Ngôi làng sống cùng 3 triệu con rắn

Thứ 7, 09/02/2013 | 08:10
Có khoảng 3 triệu con rắn đang được nuôi tại ngôi làng này, gấp 1.000 lần so với dân số trong làng.

Ghi nhận nhiều cách trị độc rắn dị thường

Thứ 5, 27/12/2012 | 23:53
Việc chữa trị rắn độc cắn được coi là việc làm cấp bách và liên quan đến mạng sống con người. Thời gian qua, nhiều cách chữa trị rắn độc cắn khác thường đã được nhắc đến.