LHQ kêu gọi đầu tư năng lượng tái tạo do lo ngại báo cáo khí hậu mới

LHQ kêu gọi đầu tư năng lượng tái tạo do lo ngại báo cáo khí hậu mới

Thứ 5, 19/05/2022 | 12:26
0
4 chỉ số biến đổi khí hậu quan trọng gồm nồng độ khí nhà kính, mực nước biển dâng, nhiệt độ đại dương và axit hóa đại dương đều đạt các mức kỷ lục mới vào năm 2021.

Tổng thư ký Liên Hợp Quốc Antonio Guterres mới đây đã công bố kế hoạch 5 điểm nhằm thúc đẩy đầu tư vào năng lượng tái tạo, trong bối cảnh Báo cáo Khí hậu năm 2021 của Tổ chức Khí tượng Thế giới (WMO) đưa ra những chỉ số đáng báo động.

Người đứng đầu Liên Hợp Quốc cho biết: "Chúng ta phải chấm dứt ô nhiễm nhiên liệu hóa thạch và đẩy nhanh quá trình chuyển đổi năng lượng tái tạo trước khi chúng ta làm tổn hại ngôi nhà duy nhất của mình"; "Thời gian không còn nhiều".

“Thất bại” trong việc ngăn biến đổi khí hậu

Theo báo cáo của WMO, 4 chỉ số biến đổi khí hậu quan trọng bao gồm nồng độ khí nhà kính, mực nước biển dâng, nhiệt độ đại dương và axit hóa đại dương đều đã đạt các mức kỷ lục mới vào năm 2021. 7 năm qua cũng là giai đoạn nắng nóng nhất được ghi nhận.

Tổng thư ký Liên Hợp Quốc Guterres nhận định bản báo cáo về tình trạng khí hậu đã cho thấy “sự thất bại của nhân loại trong việc giải quyết vấn đề biến đổi khí hậu”.

Thế giới - LHQ kêu gọi đầu tư năng lượng tái tạo do lo ngại báo cáo khí hậu mới

Tổng thư ký Liên hợp quốc António Guterres tại Hội nghị thượng đỉnh về khí hậu COP26 ở Glasgow, Scotland vào ngày 11/11/2021. Ảnh: Getty Images.

Ông Petteri Taalas, tổng thư ký của WMO, chia sẻ với hãng tin DW rằng các hành động giảm thiểu biến đổi khí hậu có "chi phí rẻ hơn nhiều" so với việc giải quyết hậu quả của nó.

Ông Taalas nói: “Nó thậm chí còn đắt gấp 20 lần nếu chúng ta để biến đổi khí hậu xảy ra và chúng ta không có khả năng giảm thiểu nó”. Vị tổng thư ký của WMO cho biết thêm: “Việc chú ý đến giảm thiểu biến đổi khí hậu và bắt đầu sử dụng các phương tiện thân thiện với khí hậu để sản xuất năng lượng trong lĩnh vực giao thông và các lĩnh vực khác cũng là khả thi về mặt tài chính”.

Kế hoạch 5 điểm  

Kế hoạch của Liên Hợp Quốc tập trung vào tăng cường đầu tư và mở rộng việc sử dụng công nghệ tái tạo, cũng như chấm dứt trợ cấp cho nhiên liệu hóa thạch. Ông Guterres kêu gọi đầu tư công và tư vào năng lượng tái tạo tăng gấp ba lần lên ít nhất 4 nghìn tỷ USD một năm.

Kế hoạch cũng sẽ yêu cầu các chính phủ nâng cao bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ đối với các công nghệ tái tạo, cũng như mở ra chuỗi cung ứng nguyên liệu cần thiết cho những công nghệ hiện đang bị kiểm soát bởi một số công ty chủ chốt.

Ông Guterres kêu gọi các chính phủ chấm dứt việc trợ cấp cho nhiên liệu hóa thạch hiện lên tới nửa nghìn tỷ USD mỗi năm. Ông cho biết các công ty sử dụng nhiên liệu hóa thạch đang trở nên giàu có trong khi người tiêu dùng phải trả giá.

Tổng thư ký Liên Hợp Quốc nói: “Trong khi người dân phải chịu giá cao tại cây xăng dầu, thì ngành dầu khí đang thu về hàng tỷ đồng từ một thị trường méo mó”.

Tổng thư ký của WMO Taalas cho biết các hệ thống năng lượng cần được thực hiện chuyển sang năng lượng tái tạo và năng lượng hạt nhân. Ông nhận định thêm: “Chúng ta phải chuyển đổi hệ thống giao thông của mình để dựa trên xe điện, phương tiện giao thông công cộng và có thể là hydro trong tương lai”.

Thế giới - LHQ kêu gọi đầu tư năng lượng tái tạo do lo ngại báo cáo khí hậu mới (Hình 2).

Năng lượng gió và mặt trời hiện chỉ chiếm 8% sản lượng điện toàn cầu.

Tốc độ tăng trưởng của năng lượng tái tạo là chưa đủ 

Mặc dù năng lượng tái tạo dự kiến ​​sẽ cung cấp hầu hết nhu cầu điện ngày càng tăng trong những năm tới, nhưng tốc độ tăng trưởng của năng lượng tái tạo vẫn chưa đủ nhanh để hạn chế sự nóng lên toàn cầu ở mức 1,5 độ C so với thời kỳ tiền công nghiệp như đã nêu trong Thỏa thuận Paris.

Năng lượng tái tạo hiện chỉ cung cấp 30% sản lượng điện toàn cầu, trong khi đó năng lượng từ nhiên liệu hóa thạch vẫn chiếm ưu thế.

Tổng thư ký Liên Hợp Quốc Guterres cho rằng quy tắc, thủ tục quan liêu là một trong những trở ngại chính đối với sự phát triển của năng lượng tái tạo, cũng như các khoản trợ cấp nhằm thúc đẩy nhiên liệu hóa thạch.

Ông giải thích: “Tại châu Âu, phải mất 8 năm để một dự án gió được phê duyệt. Tại Mỹ, tôi hiểu rằng có thể mất tới một thập kỷ chỉ riêng ở cấp liên bang, nơi một người cần phải thông qua khoảng 28 cơ quan liên bang". Ông cho biết thêm: “Cứ mỗi phút trong ngày, than, dầu và khí đốt lại nhận được khoảng 11 triệu USD tiền trợ cấp”.

Phạm Hà Thanh (theo DW, Aljazeera)

Bộ trưởng Tài chính Mỹ muốn bỏ một số thuế quan cho hàng Trung Quốc

Thứ 5, 19/05/2022 | 08:24
Nhiều mặt hàng Trung Quốc sang Mỹ bị áp thuế trừng phạt lên tới 25% nhưng ít liên quan đến mục tiêu của cuộc điều tra “Mục 301”.

Mỹ nới lỏng một phần lệnh trừng phạt kinh tế đối với Venezuela

Thứ 4, 18/05/2022 | 14:30
Mỹ sẽ nới lỏng một số lệnh trừng phạt năng lượng đối với Venezuela nhằm thúc đẩy tiến trình đối thoại giữa chính quyền Tổng thống Nicolas Maduro và phe đối lập.

[E] Thời trang nhanh: Trang phục giá rẻ - môi trường trả giá “đắt”

Thứ 7, 14/05/2022 | 17:42
Sự bùng nổ của ngành công nghiệp thời trang nhanh đã và đang dần trở thành xu hướng trên thị trường. Nhưng mối nguy hại tiềm tàng của nó lại không dễ kiểm soát được.

EU khởi động chương trình khí hậu mới

Chủ nhật, 01/05/2022 | 06:00
EU đặt mục tiêu giải quyết các thách thức liên quan tới biến đổi khí hậu thông qua cắt giảm lượng phát thải khí nhà kính ở hơn 100 thành phố trên khắp châu Âu.
Cùng tác giả

4 phương thức chuyển đổi giúp doanh nghiệp bứt phá từ đại dịch

Thứ 5, 14/07/2022 | 16:01
Chuyên gia cho rằng không có một hướng tiếp cận chuyển đổi nào là duy nhất cho tất cả doanh nghiệp, có thể kết hợp với nhau để tối ưu hoá giá trị doanh nghiệp.

Tổng thống Joe Biden nói gì về dự án nhà máy 4 tỷ USD của Vinfast tại Mỹ?

Thứ 4, 30/03/2022 | 09:43
Việc xây dựng nhà máy VinFast tại Mỹ sẽ bắt đầu ngay trong năm 2022 khi doanh nghiệp được cấp các giấy phép cần thiết, dự kiến ​​sẽ hoàn thành vào tháng 7/2024.

Đánh thuế nhà và tài sản: Các nước trên thế giới tạo nguồn thu ra sao?

Thứ 7, 05/03/2022 | 08:45
Thuế thu trong quá trình sử dụng tài sản tại Việt Nam chỉ chiếm khoảng 0,036% GDP, thấp hơn nhiều lần so với các quốc gia phát triển và mới điều tiết đối với đất.

Những bước tiến quan trọng về chống biến đổi khí hậu tại COP26

Thứ 2, 15/11/2021 | 10:00
COP26 duy trì mục tiêu khống chế nhiệt độ toàn cầu tăng ở mức 1,5°C là kim chỉ nam của hành động, thúc đẩy dòng chảy tài chính và tăng cường sự thích ứng khí hậu.

Ireland thu hồi mì Hảo Hảo và miến Good: Bộ Công Thương vào cuộc

Thứ 7, 28/08/2021 | 08:37
Bộ Công Thương đã yêu cầu Acecook báo cáo về quy trình sản xuất và sự khác biệt giữa lô sản phẩm tiêu thụ trong nước và xuất khẩu đối với mì Hảo Hảo và miến Good.
Cùng chuyên mục

Nga trên đà tiến, nắm quyền chủ động trên chiến trường

Thứ 7, 20/04/2024 | 06:00
Moscow giành được quyền kiểm soát hơn 400 km2 lãnh thổ vào năm 2024 bao gồm các trung tâm vận tải và hậu cần quan trọng như Avdiivka và Marinka thuộc vùng Donetsk.

Tại mặt trận Zaporozhye, Nga - Ukraine giao tranh dữ dội, vũ khí tầm xa được tích cực sử dụng

Thứ 6, 19/04/2024 | 13:55
Giao tranh trên hướng Zaporozhye đang diễn ra dữ dội. Cả 2 bên đều tăng cường sử dụng vũ khí tầm xa.

Giữa căng thẳng Israel-Iran, Musk kêu gọi không phóng tên lửa vào nhau

Thứ 6, 19/04/2024 | 12:20
Chia sẻ bức ảnh chụp tên lửa trên mạng xã hội, tỷ phú Musk viết: “Chúng ta không nên phóng tên lửa vào nhau mà nên phóng tới các vì sao”.

Argentina chính thức nộp đơn xin làm đối tác của NATO

Thứ 6, 19/04/2024 | 11:52
Argentina đang tìm kiếm lợi ích an ninh thông qua mối quan hệ nồng ấm hơn với các nước phương Tây.

Nhiều vụ nổ được báo cáo ở Iran, liệu có phải Israel bắt đầu trả đũa?

Thứ 6, 19/04/2024 | 11:02
Các quan chức Mỹ xác nhận với CBS News, CNN và ABC News rằng cuộc tấn công được Israel thực hiện để đáp trả cuộc không kích quy mô lớn của Iran trước đó.
     
Nổi bật trong ngày

Nga không kích sân bay chiến lược của Ukraine

Thứ 6, 19/04/2024 | 09:55
Đêm 18/4, Nga thực hiện làn sóng tấn công mới nhằm vào các cơ sở quân sự và năng lượng của Ukraine ở khu vực Kharkov và Kiev.

Nga trên đà tiến, nắm quyền chủ động trên chiến trường

Thứ 7, 20/04/2024 | 06:00
Moscow giành được quyền kiểm soát hơn 400 km2 lãnh thổ vào năm 2024 bao gồm các trung tâm vận tải và hậu cần quan trọng như Avdiivka và Marinka thuộc vùng Donetsk.

Tại mặt trận Zaporozhye, Nga - Ukraine giao tranh dữ dội, vũ khí tầm xa được tích cực sử dụng

Thứ 6, 19/04/2024 | 13:55
Giao tranh trên hướng Zaporozhye đang diễn ra dữ dội. Cả 2 bên đều tăng cường sử dụng vũ khí tầm xa.

Đằng sau việc dòng xe Lada huyền thoại của Nga trở lại thị trường Iran

Thứ 6, 19/04/2024 | 06:00
Cuộc xung đột ở Ukraine đã thúc đẩy hàng trăm công ty nước ngoài rời bỏ Nga nhưng không có lĩnh vực nào của “xứ sở Bạch dương” bị ảnh hưởng nặng nề hơn xe hơi.

Argentina chính thức nộp đơn xin làm đối tác của NATO

Thứ 6, 19/04/2024 | 11:52
Argentina đang tìm kiếm lợi ích an ninh thông qua mối quan hệ nồng ấm hơn với các nước phương Tây.