Liên minh

Liên minh "NATO Ả Rập" đấu Iran của ông Trump "nổ" rồi lại "xịt"?

Trương Mạnh Kiên
Thứ 3, 14/08/2018 | 06:00
0
Ý tưởng thành lập “NATO Ả Rập” của chính quyền Trump không hề khả thi khi các thành viên trong liên minh thậm chí sẽ đấu đá nhau.
Tiêu điểm - Liên minh 'NATO Ả Rập' đấu Iran của ông Trump 'nổ' rồi lại 'xịt'?

“NATO Ả Rập” không phải là một ý tưởng thực tế của chính quyền Trump.

Với mục đích đưa Iran trở lại bàn đàm phán để đạt được một thỏa thuận "tốt hơn" so với người tiền nhiệm, chính quyền Tổng thống Donald Trump đã gây sức ép bằng lệnh trừng phạt mới với Tehran.

Nhưng đây không phải là bước đi duy nhất. Tổng thống Trump biết rằng các biện pháp trừng phạt kinh tế đơn phương - đặc biệt là trong trường hợp không có sự đồng thuận quốc tế - sẽ không tạo ra các hiệu ứng nhất định để buộc Iran phải làm theo ý mình.

Theo một số nghiên cứu, các biện pháp trừng phạt chỉ có tỷ lệ thành công là 35% khi chúng không được đi kèm với các biện pháp cưỡng chế khác. Do đó, ý tưởng về cái gọi là "NATO Ả Rập" đã được đưa ra.

Đề xuất về liên minh an ninh chính trị với tên gọi Liên minh Chiến lược Trung Đông (MESA) sẽ tập hợp sáu quốc gia GCC, Ai Cập và Jordan để đối đầu với Iran. Hội nghị đầu tiên của liên minh đã được lên kế hoạch tổ chức ở Washington vào ngày 12/10.

Nhiều người cho rằng Tổng thống Donald Trump đưa ra ý tưởng này để khiến cho các nước đồng minh phải gánh vác thêm gánh nặng tài chính để Mỹ che chở về vấn đề an ninh.

Trên thực tế, những gì mà Tổng thống Trump chủ yếu đề xuất là một công thức an ninh tập thể để đối phó với các mối đe dọa phát sinh từ trong khu vực, đó là các quốc gia như Iran, hoặc bởi các nhóm cực đoan khác.

Từ thời Chiến tranh Lạnh, các cường quốc thường cố gắng dựng lên các liên minh an ninh khu vực để đối đầu với các mối đe dọa, bảo vệ quyền lợi của mình và đồng minh trong khu vực. Tuy nhiên, kể từ đó đến nay, chưa có một liên minh mới nào được thành lập, bởi trên thực tế nó chưa bao giờ là một giải pháp hiệu quả.

Ngay sau khi kết thúc Thế chiến II, cả Anh và Mỹ đã cố gắng thiết lập các liên minh an ninh khu vực với mục đích đối đầu với Liên Xô cũng như ngăn chặn sự ảnh hưởng của chủ nghĩa cộng sản vào các vùng chiến lược quan trọng như vùng Vịnh và Trung Đông .

Cuộc xung đột Ả Rập-Israel và cuộc đấu tranh chống lại chủ nghĩa thực dân châu Âu của người Ả Rập đã làm cho liên minh của phương Tây không thể đoàn kết theo đúng nghĩa.

Những trở ngại

Tiêu điểm - Liên minh 'NATO Ả Rập' đấu Iran của ông Trump 'nổ' rồi lại 'xịt'? (Hình 2).

Iran chỉ là mối đe dọa hàng đầu đối với Mỹ chứ không phải toàn bộ thế giới Ả Rập.

Với ý tưởng liên minh “NATO Ả Rập” lần này, giới phân tích cũng cho rằng nó sẽ không thành công.

Trong đó, giới phân tích đưa ra luận điểm rằng, trụ cột sáng lập của bất kỳ tổ chức an ninh tập thể nào đều phải chia sẻ cùng một nhận thức về mối đe dọa với tất cả các quốc gia thành viên.

Tuy nhiên, điều này lại thiếu trong trường hợp của “NATO Ả Rập” cả ở hai cấp độ: liên nhà nước và nhận thức xã hội.

Đối với một số quốc gia thành viên Ả Rập, mối đe dọa đối với họ thậm chí đến từ chính các thành viên bên trong liên minh, thay vì chỉ là những mối đe dọa bên ngoài.

Câu hỏi đặt ra là Tổng thống Trump sẽ làm thế nào để phát triển liên minh của mình khi các thành viên Ả Rập thậm chí còn đối đầu nhau tương tự như vụ phong tỏa ngoại giao mà Saudi Arabia và UAE thực hiện với Qatar năm ngoái.

Nguyên tắc cơ bản của an ninh tập thể là "Một người vì tất cả và tất cả vì một người". Một hệ thống an ninh tập thể sẽ cùng đứng về phía nhau khi một thành viên gặp nguy hiểm. Nhưng điều trái ngang ở đây là nguy cơ xung đột nhau lại xuất phát từ chính các thành viên.

Ở cấp độ xã hội, có những nhận thức khác biệt giữa giới lãnh đạo và công chúng ở một số quốc gia Ả Rập về cái gọi là mối đe dọa đối với đất nước. Trên thực tế, nhiều người Ả Rập thực sự thấy Iran là một mối đe dọa nghiêm trọng, do các hoạt động bất ổn trong khu vực và sự can thiệp của Tehran trong các vấn đề nội bộ của thế giới Ả Rập.

Tuy nhiên, một số lượng lớn người Ả Rập tin rằng Israel và Mỹ thậm chí còn là mối đe dọa lớn hơn cả Iran. Theo các báo cáo gần đây, Iran chỉ được coi là mối đe dọa hàng đầu ở Saudi Arabia và Kuwait.

Trong khi ở phần còn lại của thế giới Ả Rập, Iran còn xếp sau Israel và Mỹ. Ngoài ra, một số lượng lớn người Ả Rập tin rằng vấn đề bức xúc nhất đối với họ không phải là mối đe dọa từ bên ngoài mà là sự lãnh đạo còn yếu kém và thiếu các chính sách hợp lý để giải quyết nghèo đói, thất nghiệp và bất bình đẳng xã hội.

Có thể sự can thiệp của Iran trong các vấn đề Ả Rập gây nhiều quan ngại và cần phải thay đổi, nhưng không nhiều người tin rằng “NATO Ả Rập” của Tổng thống Trump khi ra mắt sẽ làm được điều đó.

Đây sẽ chỉ là một nỗ lực thất bại mới nhất trong một loạt các thất bại để mang lại an ninh cho khu vực của Mỹ.

Mối họa khủng khiếp khi chiến đấu cơ NATO phóng nhầm tên lửa ngay sát sườn Nga

Thứ 6, 10/08/2018 | 18:28
Vào thời điểm tiêm kích của Tây Ban Nha phóng nhầm tên lửa vào không phận Estonia đông đảo hành khách trên các chuyến bay qua Estonia nên hiểu là họ đã may mắn thế nào, chuyên gia Nga nhận định.
Cùng tác giả

Các nước trên thế giới áp dụng EPR ra sao?

Chủ nhật, 26/09/2021 | 06:00
Trách nhiệm mở rộng của nhà sản xuất (EPR) được áp dụng thành công từ cuối những năm 1980 tại các quốc gia như Nhật Bản, Hàn Quốc, Pháp, Đức...

Vì sao các thương hiệu lớn đổ xô đi sản xuất... tiếng cười?

Thứ 3, 29/06/2021 | 16:22
Hài độc thoại trở thành phương thức quảng cáo mới để các công ty như JD.com, Meituan, Alibaba thu hút người tiêu dùng thế hệ Z.

Vụ chặn tàu khu trục: "Gậy nhỏ" của Anh khó đấu "chiến ý lớn" của Nga?

Chủ nhật, 27/06/2021 | 10:00
Hành động mạo hiểm của tàu HMS Defender với Nga được cho là đã có tính toán từ trước, nhưng cách tiếp cận của Anh bị coi là “miệng to nhưng gậy nhỏ”.

Thả bom chặn tàu khu trục: Nga "rắn" là có ý đồ, Anh hành động kỳ lạ?

Thứ 7, 26/06/2021 | 10:00
Nga đã hành động "rắn" hơn mức cần thiết khi tuyên bố thả bom chặn tàu khu trục Anh nhưng hành trình "nhạy cảm" của tàu HMS Defender cũng được cho là mạo hiểm.

Xe ô tô điện Mitsubishi giá chỉ 400 triệu đồng sắp đổ bộ thị trường Đông Nam Á

Thứ 6, 25/06/2021 | 16:39
Dựa vào những chính sách trợ giá và tối ưu chi phí sản xuất, Mitsubishi sẽ ra mắt mẫu xe điện cỡ nhỏ có giá khoảng 18.000 USD ở Đông Nam Á vào năm 2023.
Cùng chuyên mục

Hàng nghìn người thiệt mạng vì mưa lũ, Pakistan cầu cứu thế giới

Chủ nhật, 28/08/2022 | 17:28
Lũ quét do mưa gió mùa lớn gây ra trên phần lớn Pakistan đã khiến hàng nghìn người thiệt mạng, khoảng 1500 người bị thương và phải di dời.

Tình báo Anh: Nga sắp “mất nhuệ khí”, Ukraine sẽ "lật ngược tình thế"?

Thứ 6, 22/07/2022 | 19:00
Lãnh đạo Tình báo Anh nhận định, Nga sẽ ngày càng gặp khó khăn trong việc bổ sung nhân lực vài tuần tới và điều đó sẽ tạo cơ hội cho người Ukraine phản công.

Mục tiêu của Nga không dừng lại ở miền Đông Ukraine?

Thứ 5, 21/07/2022 | 15:47
Giới chức Nga tuyên bố, các mục tiêu quân sự của Nga ở Ukraine hiện đã vượt ra ngoài khu vực Donbass ở miền Đông và xác nhận các cuộc đàm phán đã đóng băng.

Ukraine tuyên bố quyết tâm “phải thắng Nga trước mùa Đông”

Thứ 4, 20/07/2022 | 16:00
Giới chức Ukraine mới đây tuyên bố, nước này phải thắng Nga trước mùa Đông để ngăn Moscow giành được lợi thế lâu dài.

Nga - Ukraine “đấu khẩu” căng thẳng, hòa đàm liệu có “chết yểu”?

Thứ 3, 19/07/2022 | 19:00
Giới chức Nga-Ukraine liên tục cáo buộc lẫn nhau gây cản trở cho cuộc đàm phán hòa bình nhằm tìm kiếm giải pháp chấm dứt xung đột, trong bối cảnh chiến sự vẫn chưa c
     
Nổi bật trong ngày

Khoảnh khắc tên lửa dẫn đường Nga tấn công, hệ thống P-18 của Ukraine nổ tung, bốc cháy dữ dội

Thứ 5, 28/03/2024 | 13:55
Hai video vừa được công khai cho thấy, tên lửa Nga tấn công chính xác, hai hệ thống radar giám sát trên không và cảnh báo sớm P-18 của Ukraine nổ tung.

Sau trận chiến kéo dài, Nga vào Krasnoe, Ukraine nỗ lực phản công

Thứ 5, 28/03/2024 | 09:55
Lá cờ của Lực lượng Dù Nga đã được treo ở thị trấn Krasnoe, phía tây nam Artyomovsk.

Vì sao Trung Quốc đóng cửa hơn 20.000 trường mẫu giáo?

Thứ 5, 28/03/2024 | 06:00
Theo số liệu từ Bộ Giáo dục Đào tạo Trung Quốc, năm 2023, Trung Quốc chỉ còn 274.400 trường mẫu giáo, ít hơn 20.400 trường so với năm 2021.

Lý giải vụ tên lửa Nga tấn công kho chứa khí đốt ngầm ở Ukraine

Thứ 5, 28/03/2024 | 16:15
Cho đến nay, Nga vẫn kiềm chế các cuộc tấn công vào cơ sở hạ tầng Ukraine hỗ trợ vận chuyển khí đốt tới các khách hàng châu Âu.