Trẻ bị bạo hành: Nỗi đau sau ly hôn

Trẻ bị bạo hành: Nỗi đau sau ly hôn

Nguyễn Thành Huế
Thứ 3, 19/12/2017 | 16:28
0
Vì sao liên tiếp xảy ra những vụ bạo hành trẻ em rúng động dư luận? Liệu gia đình tan vỡ có là môi trường thuận lợi cho bạo hành? Trẻ thường xuyên bị đánh đập lớn lên gặp nguy cơ ra sao? PV báo Người Đưa Tin đã có cuộc phỏng vấn TS. Nguyễn Tùng Lâm (Hiệu trưởng trường THPT Đinh Tiên Hoàng, Chủ tịch hội Tâm lý giáo dục Hà Nội) để trả lời cho vấn đề trên.
Xã hội - Trẻ bị bạo hành: Nỗi đau sau ly hôn

Bố bạo hành con một cách dã man.

PV: Từ vụ bố và mẹ kế ở Cầu Giấy đánh con trai 10 tuổi gãy xương sườn, rạn sọ não và mới đây nhất là trường hợp một học sinh lớp 4 ở Đông Anh bị chính bố đẻ đánh dã man, có người đã chỉ ra mối liên hệ giữa ly hôn, bạo lực gia đình với tương lai bất ổn của những đứa trẻ sinh ra trong gia đình “trục trặc”. Là Hiệu trưởng một trường luôn chấp nhận những học sinh cá biệt, ông nhìn nhận như thế nào về sự việc?

Ông Nguyễn Tùng Lâm: Trước tiên phải nói, tôi vô cùng bức xúc với cách các ông bố bà mẹ độc ác này ứng xử với con cái. Không phải cứ con mình thì mình được quyền đánh đập. Đánh tới mức hành hạ con trẻ như vậy thì không thể dùng lý lẽ “yêu cho roi cho vọt” được. Nó không còn dừng lại ở mức yêu thương và dạy dỗ con mà đã vượt lên tới mức bạo hành, đày ải dã man.

Trong xây dựng gia đình, người cha người mẹ thiếu tình thương và nhân tính. Nghĩa vụ làm cha làm mẹ của họ đã không hoàn thành. Đáng lẽ, bản thân gia đình phải là nơi chăm sóc, yêu thương và giáo dục con trẻ thì họ lại trút lên đầu trẻ những trận đòn roi dã man. Đó là những hành động độc ác tới mức khó tin ở xã hội hiện đại, nhất là ở giữa Thủ đô văn minh.

Trở lại vấn đề mối liên hệ giữa ly hôn và bạo lực gia đình: Có lẽ chưa có thống kê cụ thể về việc hiện nay tình trạng ly hôn ở nước ta đã tăng lên bao nhiêu lần, nhưng tôi tin chắc rằng, con số này tăng lên theo cấp số nhân.

Đó là hệ quả của sự phát triển xã hội không bền vững. Khi cha mẹ ly tán, người thiệt nhất là những đứa trẻ. Chúng không chỉ bị thiếu thốn về tình yêu thương, phát triển lệch lạc mà còn có nguy cơ bị bạo hành. Chuyện dì ghẻ con chồng từ ngàn xưa tới nay vẫn có những bi kịch âm ỉ và đau đớn.

PV: Trong bản tường trình của các ông bố đánh đập con dã man này đều đưa ra lý do là “vì dạy con”. Nhưng có phải, cách “dạy” bằng những trận đòn nhừ tử của họ thể hiện sự bất lực và biện minh cho tâm tính ác?

Ông Nguyễn Tùng Lâm: Đó là một cách “dạy” con sai lầm và vi phạm pháp luật nghiêm trọng. Ở trường tôi, với những em học sinh có hoàn cảnh đặc biệt, bố mẹ ly hôn, người dạy chúng cần phải hiểu, thấu cảm và có những phương pháp giáo dục riêng.  Mỗi học sinh sẽ có phương pháp giáo dục khác nhau.

Có những em chỉ cần nói ngọt là nghe. Có em thì phải lên kế hoạch cụ tỉ từng việc một. Phải gieo nhu cầu cho trẻ, tổ chức cho trẻ thực hiện từng bước yêu cầu của mình. Các thầy cô hay bố mẹ không thể chỉ áp dụng nhất nhất một kiểu giáo dục. Nếu chỉ làm như vậy thì quá dễ và nhàn mà hiệu quả không cao.

PV: Có những trường hợp bạo hành trẻ em do người lớn vô nhân tính, song có nhiều trường hợp bạo hành do cha mẹ “nổi điên” nên  đã dùng đòn roi không thương tiếc khi con cái mắc lỗi. Liệu có cần một chế tài nào để buộc những bậc cha mẹ như vậy phải “học” một lớp dạy con?

 Ông Nguyễn Tùng Lâm: Vấn đề chị đặt ra phải nói là khá mới mẻ và cũng rất đáng suy nghĩ. Song các bậc cha mẹ cần phải biết, ở tuổi học trò, tính cách  con em mình đang biến động và rất bướng bỉnh. Các biện pháp phạt với chúng là vô nghĩa.

Thực tế ở trường chúng tôi, có em không chịu học hành mà chỉ muốn có xe đẹp, điện thoại sành điệu. Người dạy phải qua các câu chuyện, tình huống để làm sao các em thấy việc học là lý thú, cấp thiết. Một số em lại sống thờ ơ, không quan tâm tới mọi người mà chỉ biết tới cuộc sống của bản thân mình.

Khi đó, các thầy cô phải tạo ra tình huống để chính chúng tự phân tích thấy rằng, lúc khó khăn mà không có người khác giúp đỡ thì chúng không thể tồn tại được. Cốt lõi của phương pháp này là khơi dậy giá trị sống và kỹ năng sống cho học sinh.

Thầy cô không thể ngay một lúc mà khiến chúng thay đổi mà phải từng bước nắn, chỉnh. Tương tự như ở trường, ở nhà, các phụ huynh cũng phải từng bước nắn con em mình. Tôi thường nói với các bậc phụ huynh: “Kỳ vọng với các con thì ít mà phải kỳ công, đồng hành với các con”.

PV: Với tư cách là nhà tâm lý, ông  đánh giá những hành động bạo hành của cha mẹ sẽ ảnh hưởng như thế nào đến sự phát triển và tâm sinh lý của trẻ?

Ông Nguyễn Tùng Lâm: Những đứa trẻ bị bạo hành sẽ phát triển một cách lệch lạc. Nó có thể mất tự tin, đi tới chỗ trầm cảm. Hoặc có thể phát triển theo hướng phản kháng lại xã hội. Nó cũng sẽ dùng bạo lực, nắm đấm để giải quyết các vấn đề. Cái tính ác của đứa trẻ bị ảnh hưởng từ người cha, mẹ. Chúng cũng có nguy cơ trở thành tội phạm.

PV: Xin cảm ơn ông về cuộc trao đổi.

Bé trai 10 tuổi bị bạo hành: Vết thương của đứa trẻ và nỗi đau của cộng đồng

Chủ nhật, 10/12/2017 | 11:02
Mặc dù bị bố đánh đập trong một thời gian dài, từ nặng gần 40 kg giờ chỉ còn hơn 20 kg nhưng bé trai 10 tuổi ở Hà Nội vẫn liên tục xin mẹ và người thân tha cho bố, sợ bố bị bỏ tù.
Cùng tác giả

EVN tăng giá điện: "Cứ tăng vào lúc chuyển mùa rồi "đổ" cho thời tiết là hợp lý nhất"

Thứ 5, 30/05/2019 | 12:15
“Một số nước, nắng nóng thì họ giảm giá điện cho người dân mà chẳng thấy ai so sánh. Cứ rao giảng tăng giá điện thì các bên đều được lợi, nhưng người dân chưa thấy được lợi mà răng đã chẳng còn”, ĐBQH Nguyễn Sỹ Cương nêu quan điểm tại buổi thảo luận về Kinh tế xã hội và Ngân sách sáng nay 30/5.

Ông Triệu Tài Vinh rảo bước nhanh khi được hỏi về tiêu cực thi cử ở Hà Giang

Thứ 4, 29/05/2019 | 19:00
Bên hành lang Quốc hội ngày 29/5, khi phóng viên báo Người Đưa Tin đặt câu hỏi liên quan tới việc xử lý cán bộ sai phạm trong vụ gian lận thi cử ở Hà Giang, đại biểu Quốc hội Triệu Tài Vinh, Bí thư Tỉnh ủy Hà Giang nói: “Chờ”.

Giám đốc Công an Điện Biên: Chính mẹ nữ sinh giao gà làm chậm quá trình tìm ra con gái

Thứ 2, 27/05/2019 | 14:06
Không ai thuê đối tượng Bùi Văn Công giết nữ sinh Cao Mỹ D. bởi nhóm đối tượng đều thuộc cùng một đường dây. Ân oán của nhóm như thế nào dẫn tới việc nữ sinh xinh đẹp bị sát hại vẫn đang được làm sáng tỏ.

Tiết lộ mối quan hệ "đen tối" của mẹ nữ sinh giao gà với nhóm giết con mình

Thứ 2, 27/05/2019 | 11:41
Có nội tình “đen tối” nên khi khai báo về việc con gái mình bị bắt, bà Trần Thị Hiền (44 tuổi, trú huyện Điện Biên, tỉnh Điện Biên), mẹ nữ sinh Cao Thị Mỹ D. (SN 1997) bị sát hại đợt Tết vừa qua cũng không cung cấp những thông tin quan trọng.

Hàng vạn giáo viên mầm non đi “nâng chuẩn”, ai sẽ dạy học?

Thứ 3, 21/05/2019 | 19:11
Hàng vạn giáo viên mầm non sẽ phải đi học để nâng cao trình độ. Trong khi đó, lượng giáo viên đang rất thiếu. Các trường sẽ rơi vào tình trạng khan hiếm người dạy.