Liệu “nắm đấm” của Washington có vô tác dụng ở Afghanistan?

Liệu “nắm đấm” của Washington có vô tác dụng ở Afghanistan?

Trần Danh Tuyên
Thứ 7, 26/08/2017 | 13:30
0
Sau khi người đứng đầu Nhà Trắng đưa ra kế hoạch và đường hướng mới về mục tiêu và các bước đi tiếp theo của Mỹ tại Afghanistan, giới quan sát cho rằng, Washington vẫn chưa thể rút chân khỏi quốc gia vốn được coi là “bãi mìn” bẫy các cường quốc này.

Di sản của những người tiền nhiệm

Trong tuần qua, một trong những sự kiện đáng chú ý nhất đối với nước Mỹ và thế giới chính là việc lần đầu tiên sau 7 tháng cầm quyền, chính quyền Donald Trump chính thức tuyên bố về can thiệp quân sự của Washington tại Afghanistan. Mười sáu năm trước, Mỹ phát động cuộc chiến tại Afghanistan nhằm trả đũa cho vụ khủng bố kinh hoàng ngày 11/9/2001 ở thành phố New York.

Thế giới - Liệu “nắm đấm” của Washington có vô tác dụng ở Afghanistan?

Vụ khủng bố kinh hoàng ngày 11/9/2001.

 

Khi ấy, Washington cho rằng Taliban đã tiếp tay cho mạng lưới khủng bố al-Qaeda tấn công Mỹ. Sau đó, Mỹ lật đổ được Taliban ở Afghanistan, nhưng không tiêu diệt được Taliban, trong khi tình hình an ninh và chính trị ở quốc gia này vẫn rơi vào bế tắc. Có thể nói, hai người tiền nhiệm của ông Trump là cựu Tổng thống George W.Bush và Barack Obama đã để lại cho ông những di sản tồi tệ ở Afghanistan. Di sản đó đẩy ông Trump vào tình thế tiến thoái lưỡng nan khi rút quân đi cũng không được, mà điều quân đến cũng không xong.

Trong tuyên bố của Tổng thống Trump, ông bỏ ngỏ khả năng đưa thêm quân tới Afghanistan và cũng không nêu rõ thời hạn cho việc rút quân Mỹ khỏi quốc gia này. Hiện tại, Mỹ còn khoảng 8.400 lính đồn trú tại đây nhằm huấn luyện, hỗ trợ lực lượng Afghanistan chống Taliban, đồng thời thực hiện sứ mệnh chống khủng bố, tiêu diệt các tổ chức như al-Qaeda hay IS.

Thế giới - Liệu “nắm đấm” của Washington có vô tác dụng ở Afghanistan? (Hình 2).

 Tổng thống Mỹ Donald Trump công bố chiến lược về vấn đề Afghanistan vào ngày 21/8.

Người đứng đầu Nhà Trắng cho hay, chiến lược mới tại Afghanistan sẽ chuyển từ cách tiếp cận phụ thuộc vào yếu tố thời gian, sang việc dựa vào những điều kiện thực tế.

“Từ giờ trở đi, những điều kiện trên thực địa mới là yếu tố quyết định chiến lược của chúng ta, chứ không phải những thời gian biểu cố định”, Tổng thống Trump tuyên bố.

Qua bài phát biểu của Tổng thống Trump, giới quan sát nhận thấy Mỹ dường như đang hướng tới việc tiếp tục bảo vệ Afghanistan, đối phó với khủng bố và dùng các biện pháp quân sự nhằm gây suy yếu Taliban. Những mục tiêu này về bản chất không có sự khác biệt so với hai chính quyền tiền nhiệm. Cái mới nếu có chỉ là ông Trump biết cách “né” mang tiếng thất bại ở Afghanistan khi không nêu thời gian cụ thể chấm dứt chiến tranh và rút binh sĩ về nước để đỡ lâm vào tình trạng “nói trước bước không qua” mà ông Bush và Obama từng mắc phải.

Những ẩn họa mới

Thực tế cho thấy, cho tới nay Chính phủ Afghanistan đang phải đối mặt với ngày càng nhiều thách thức hơn, đặc biệt là nguy cơ đến từ chủ nghĩa khủng bố.

Taliban đang trỗi dậy mạnh mẽ, chiếm lại nhiều khu vực trên lãnh thổ Afghanistan và thường xuyên thực hiện những vụ tấn công đẫm máu. Chưa hết, tổ chức IS sau khi nếm những thất bại đau đớn ở Syria và Iraq nay đã bắt đầu tìm kiếm địa bàn mới. Afghanistan đã trở thành một nơi đặt căn cứ đầy tiềm năng.

Thế giới - Liệu “nắm đấm” của Washington có vô tác dụng ở Afghanistan? (Hình 3).

Lính Mỹ tại Afghanistan.

 

Chính thực tế đó khiến Mỹ tới nay vẫn chần chừ vì quyết định đi hay ở. Nếu quyết “dứt áo ra đi” vào lúc này, không khác gì Washington đang tự thừa nhận thất bại, đồng thời đó cũng là cơ hội để chủ nghĩa khủng bố và các lực lượng cực đoan thêm phát triển mạnh mẽ ở Afghanistan, trái ngược với mục tiêu mà Nhà Trắng đề ra.

Bước đầu, tuyên bố về chiến lược mới của chính quyền Donald Trump được Afghanistan và một số quốc gia đồng minh hoan nghênh. Tuy nhiên, đa phần giới quan sát vẫn tỏ ra hoài nghi về tương lai của Afghanistan sau bài phát biểu còn nhiều phần mơ hồ và mang tính chung chung của Tổng thống Mỹ.

Dù đề cập về mục tiêu “chiến thắng” ở Afghanistan, nhưng nhà lãnh đạo Mỹ không nói rõ về chiến thắng đó, khiến người ta phải tự đặt câu hỏi, phải chăng ông đang ám chỉ việc giúp xây dựng Afghanistan dân chủ, kết liễu Taliban hay diệt sạch chủ nghĩa khủng bố?

Ông Trump đã để mở khả năng đưa Taliban tham gia giải pháp chính trị ở Afghanistan, nhưng hiện tại lực lượng này đang nắm ưu thế tại chiến trường, liệu nhóm này có sẵn sàng chấp nhận thỏa hiệp và ngồi vào bàn đàm phán? Nếu tiếp tục rầm rộ kéo quân tới Afghanistan và tiến hành các chiến dịch quân sự nhằm oanh kích Taliban, IS hay al-Qaeda, điều gì đảm bảo Mỹ sẽ “chiến thắng”? Bởi thực tế 16 năm qua cho thấy “nắm đấm” của Washington chẳng hề mang lại kết quả tích cực.

Nhìn chung, cho tới nay tương lai chiến lược của Mỹ tại Afghanistan vẫn tỏ ra mơ hồ. Muốn giành “chiến thắng”, ông Trump phải nhanh chóng tìm cách thay đổi, nếu không Tổng thống thứ 45 của nước Mỹ sẽ phải tiếp tục đối diện với “vũng lầy” này cho tới hết nhiệm kỳ và trao lại di sản xấu xí đó cho người kế nhiệm.

Xem thêm: Cuộc tập trận Zapad 2017 của Nga: “Quả đấm thép” khiến NATO đứng ngồi không yên

D.T

TT Trump: Ông Kim Jong-un bắt đầu tôn trọng nước Mỹ

Thứ 4, 23/08/2017 | 16:16
Tổng thống Mỹ Donald Trump vừa tuyên bố rằng nhà lãnh đạo Triều Tiên “đã bắt đầu tôn trọng nước Mỹ”.

Tổng thống Trump và tình cảnh tiến thoái lưỡng nan ở Afghanistan

Thứ 3, 22/08/2017 | 06:00
Nhà Trắng cho hay, Tổng thống Donald Trump sẽ sớm tuyên bố trước người dân và quân đội Mỹ về đường hướng chiến lược của Washington về vấn đề Afghanistan cũng như khu vực Nam Á.

Sau hơn 200 ngày cầm quyền, Tổng thống Trump đã “trảm” bao nhiêu nhân sự Nhà Trắng?

Thứ 2, 21/08/2017 | 08:46
6 tháng kể từ ngày cuộc điện đàm với Tổng thống Putin diễn ra, những cố vấn bên cạnh ông Trump khi đó đã đi hết, chỉ còn lại Phó Tổng thống Mike Pence.
Cùng tác giả

Syria: Lý do SDF ngừng tấn công vùng đập Tabqa trên sông Euphrates

Thứ 5, 21/03/2019 | 18:45
Lực lượng chiến binh do Mỹ hậu thuẫn cho hay, họ tạm thời ngừng các hoạt động quân sự ở gần đập thủy điện Tabqa ở trên sông Euphrates vào hôm đầu tuần để các kỹ sư của chính quyền Syria tiếp tục tiến hành công việc của mình.

[VIDEO] Xem tiêm kích Su-35 hộ tống Bộ trưởng Quốc phòng Nga qua vùng trời Syria

Thứ 5, 21/03/2019 | 15:39
Một đoạn video vừa được công bố đã cho thấy góc nhìn độc đáo về các máy bay chiến đấu của Nga khi đang thực hiện nhiệm vụ tại quốc gia bị chiến tranh tàn phá Syria. Đoạn video được quay từ bên trong máy bay của Bộ trưởng Quốc phòng Nga Sergey Shoigu đang được hộ tống bởi Su-35.

Bộ trưởng Quốc phòng Nga gửi lời nhắn của TT Putin cho ông Assad

Thứ 4, 20/03/2019 | 19:45
Bộ trưởng Quốc phòng Nga Sergei Shoigu đã đến Syria vào ngày 19/3 và gửi một thông điệp từ Tổng thống Nga Vladimir Putin tới lãnh đạo Syria Bashar al-Assad, bộ Quốc phòng cho biết.

Bất ngờ cáo buộc công ty sản xuất đường của Pháp cấp nguyên liệu làm vũ khí cho IS

Thứ 4, 20/03/2019 | 18:34
Công ty sản xuất đường lớn thứ hai thế giới Tereos của Pháp, đã bác bỏ cáo buộc cho rằng họ đã cung cấp chất làm ngọt cho IS để sử dụng tạo ra chất tạo nhiên liệu tên lửa khi trộn với kali nitrat.

Syria: Lý do người Kurd chỉ trích “ngôn từ đe dọa” của chính quyền Damascus

Thứ 4, 20/03/2019 | 18:27
Lực lượng người Kurd Syria hôm 19/3 đã lên tiếng chỉ trích “những ngôn từ đầy tính đe dọa” của Bộ trưởng Quốc phòng Syria, Tướng Ali Abdullah Ayoub. Ông Ayoub khẳng định Chính phủ Syria sẽ chiếm lại tất cả các khu vực đang nằm dưới sự kiểm soát của Lực lượng Dân chủ Syria (SDF) thông qua một “thỏa thuận hòa giải” hoặc “bằng vũ lực”.
Cùng chuyên mục

65 con “Chim Cắt” F-16 không đủ “làm nên mùa xuân” cho Ukraine

Thứ 5, 18/04/2024 | 10:40
Fighting Falcon sở hữu những khả năng quan trọng, nhưng một số chuyên gia không tin rằng sự hiện diện của F-16 ở Ukraine sẽ thực sự tác động đáng kể đến cuộc chiến.

Đưa “phương tiện bí ẩn” ra mặt trận, Nga có tạo được khác biệt trước Ukraine?

Thứ 5, 18/04/2024 | 09:55
Để đối phó về các mối nguy trên chiến trường, Nga đã có những cải tiến ở khí tài. Những hình ảnh về “phương tiện bí ẩn” này đã được ghi lại trên chiến trường.

Châu Âu cần ít nhất 6-8 năm mới “đoạn tuyệt” được với khí đốt Nga

Thứ 5, 18/04/2024 | 06:00
Trong vô số các lệnh trừng phạt áp đặt lên Moscow vì cuộc chiến ở Ukraine, EU chưa từng trừng phạt khí đốt Nga nhưng đặt mục tiêu “đoạn tuyệt” với nguồn cung này.

Nga sẽ vượt Mỹ về mặt này bất chấp các đòn trừng phạt của phương Tây

Thứ 4, 17/04/2024 | 15:25
Dự báo của IMF vẽ ra một bức tranh tươi sáng hơn rất nhiều về nền kinh tế Nga so với con số của chính Ngân hàng Trung ương Nga.

Hi hữu: Người đàn ông giả chết để trốn trả tiền nuôi con

Thứ 4, 17/04/2024 | 14:24
Một người đàn ông ở Kentucky (Mỹ) phải đối mặt với mức án tù tối đa là 7 năm và số tiền phạt 500.000 USD về tội Gian lận máy tính, trộm danh tính.
     
Nổi bật trong ngày

Tổng thống Ukraine yêu cầu cuộc họp với NATO

Thứ 4, 17/04/2024 | 10:43
Thông tin trên được ông Zelensky đưa ra trong bài phát biểu video hàng đêm mà ông vẫn thực hiện kể từ khi Nga phát động chiến dịch quân sự đặc biệt ở Ukraine.

Mặt trận Chasov Yar: “Thợ săn đêm” của Nga đột phá, Ukraine đang rút lui

Thứ 4, 17/04/2024 | 13:55
Quân đội Nga với sự hỗ trợ của xe bọc thép và không quân đã giành được chỗ đứng ở một số khu vực của thành phố.

Iron Dome thành chủ đề “nóng” ở châu Âu sau cuộc tấn công của Iran vào Israel

Thứ 4, 17/04/2024 | 06:00
Hệ thống phòng không Iron Drome trứ danh của Israel đã được đề cập đến trong các bình luận của cả giới lãnh đạo và các công ty quốc phòng ở châu Âu.

Ủy ban của LHQ bất đồng về yêu cầu trở thành thành viên chính thức của Palestine

Thứ 4, 17/04/2024 | 09:26
Theo một báo cáo mà Reuters nhận được, Ủy ban của Hội đồng Bảo an LHQ “đã không thể nhất trí đưa ra khuyến nghị” về việc Palestine đã đạt đủ điều kiện hay không.

Hi hữu: Người đàn ông giả chết để trốn trả tiền nuôi con

Thứ 4, 17/04/2024 | 14:24
Một người đàn ông ở Kentucky (Mỹ) phải đối mặt với mức án tù tối đa là 7 năm và số tiền phạt 500.000 USD về tội Gian lận máy tính, trộm danh tính.